Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cái tôi trữ tình trong hai tập thơ khát, linh của vi thùy linh.
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
725.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
893

Cái tôi trữ tình trong hai tập thơ khát, linh của vi thùy linh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG HAI TẬP THƠ KHÁT, LINH

CỦA VI THÙY LINH

Người hướng dẫn:

TS. Ngô Minh Hiền

Người thực hiện:

Hoàng Thị Hằng

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Hoàng Thị Hằng, xin cam đoan rằng: Công trình này do tôi thực

hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Minh Hiền.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong

công trình.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện

Hoàng Thị Hằng

3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự

quan tâm, tạo điều kiện từ phía các thầy cô giáo và sự động viên

khích lệ của các bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn, các thầy cô thủ

thư trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt là sự

hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Ngô Minh Hiền.

Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

chân thành tới cô giáo hướng dẫn cùng các thầy cô và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện

Hoàng Thị Hằng

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cái tôi là một khái niệm của triết học và tâm lí học được các nhà khoa

học giải thích khi đề cao ý thức, lí tính trong mối quan hệ vật chất – ý thức,

chủ quan – khách quan, cá nhân – xã hội. Với định nghĩa “Tôi tư duy tức là

tôi tồn tại”, Descart đã thể hiện cái tôi như một thực thể biết tư duy, như căn

nguyên của nhận thức duy lí và khẳng định tính độc lập của cái tôi. Hà Minh

Đức trong Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại cho rằng: “Cái tôi

trữ tình là cái tôi của tác giả được nghệ thuật hóa. Đó là nhân vật trữ tình quan

trọng trong thơ. Sự hiện diện này bộc lộ ở cốt cách, bản sắc của một lối cảm

nghĩ sâu xa hơn chính là nội dung của tiếng hát tâm hồn” [9, tr.74]. Có thể

thấy, cái tôi trữ tình là yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ ca; là

thế giới tinh thần của nhà thơ được thể hiện với những sắc thái đa dạng. Cái

tôi trữ tình là hiện tượng tổng hợp các phương diện cá nhân, xã hội, thẩm mĩ.

Bản thân các yếu tố cấu thành nó luôn vận động theo từng giai đoạn lịch sử,

xã hội nên cái tôi trữ tình có sự vận động không ngừng cùng với sự vận động

của cuộc sống và sự thay đổi của lịch sử. Nó luôn vận động để tự làm mới

mình, để theo kịp nhu cầu bộc lộ bản thân và nhu cầu thẩm mĩ của thời đại.

Bởi thế trong mỗi thời đại thi ca lại có một kiểu cái tôi trữ tình đóng vai trò

chủ đạo, thể hiện tập trung cao độ tinh thần thơ ca của thời đại ấy. Nếu cái tôi

trữ tình cổ điển là “phi cá thể” thì với nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân của

giai đoạn văn học 1930 – 1945 làm nảy sinh cái tôi lãng mạn, lấy tâm hồn con

người làm đối tượng. Sang đến giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp,

chống Mĩ cái tôi trữ tình lại là cái tôi lại hòa vào cái ta cộng đồng. Trở về thời

bình, cái tôi trữ tình trong thơ ca sau 1975 lại tiếp tục xu thế vận động trong

sự đào sâu vào thế giới bản thể nên “cái tôi tự thức”, “cái tôi cá thể” được

5

hiện diện rõ nét. Xã hội càng phát triển, nghệ thuật có sự thay đổi cho phù

hợp thì cái tôi trữ tình cũng có sự đổi khác.

Vi Thùy Linh là một trong những hiện tượng của thơ Việt Nam đương

đại: “Đó là hiện tượng chín sớm trong thơ, và cả trong đời. Cô gái mới hai

mươi tuổi đã có những khát khao dữ dội về chức năng làm mẹ, và nghĩ một

cách thâm trầm, sâu sắc đến không ngờ về thiên chức người mẹ trong thế giới.

Bằng cú pháp thơ già dặn, cách nói thơ đơn giản và trực diện. Những bài thơ

của Vi Thùy Linh như hồ nước chứa những cơn sóng ngầm từ bên dưới” [14,

tr.119]. Có thể nói, bằng tâm huyết sáng tạo và đổi mới thi ca trong tâm thế

của người “làm tiếng Việt”, muốn góp sức mình vào sự duy trì và và sinh sôi

vẻ đẹp, sự phong phú, biểu cảm của của tiếng Việt, qua hơn 15 năm với 7 tập

thơ, Vi Thùy Linh đã gây được sự chú ý lớn trong nền thơ ca đương đại.

Cái tôi trữ tình là một trong những điều khá đặc sắc trong thơ Vi Thùy

Linh. Nghiên cứu “Cái tôi trữ tình trong hai tập thơ Khát, Linh của Vi Thùy

Linh”, người viết hi vọng sẽ góp phần tìm ra những giá trị riêng của cái tôi trữ

tình trong thơ Vi Thùy Linh trong sự vận động của thơ Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề

Kể từ khi cho ra mắt tập thơ đầu tay đến nay, trong giới nghiên cứu phê

bình có nhiều ý kiến khác nhau về thơ Vi Thùy Linh.

Chu Thị Thơm khi bàn đến nhục cảm - vấn đề mà dư luận lên tiếng nhiều

nhất khi đọc thơ Vi Thùy Linh đã cho rằng “nhục cảm đã vượt qua con chữ”

[23].

Dường như không tán đồng với ý kiến này, Nguyễn Trọng Tạo tranh

biện: “Vẫn biết con người thường có những ngộ nhận, nhưng người phê bình

ngộ nhận thường đưa ra những phán xét liều lĩnh đến nực cười. Tỷ dụ như

với thơ Vi Thùy Linh, Hoàng Xuân Tuyền phán: "Chúng tôi không coi

những ghi chép lộn xộn đó là thơ ", còn Nguyễn Thanh Sơn thì bảo, đó chỉ

6

là “một món nộm thơ nhạt nhẽo”. Tất nhiên, thích hay không thích là quyền

của mỗi người, nhưng đâu phải cứ phán bừa như thế thì thơ Vi Thùy Linh sẽ

bị hạ thấp xuống đáy vực hay trở thành văn xuôi, mà ngược lại, nhà thơ trẻ

này vẫn Khát, vẫn Linh, vẫn Song Mã nước đại “Tới vùng sa mạc ánh nhũ

mặt trời xanh/ Cùng cả tham sân si đầu thai kiếp khác”” [22].

Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Linh ơi! đã bày tỏ đầy đủ ý kiến của

mình về thơ Vi Thùy Linh. Theo tác giả, trong thơ Linh đầy những từ ngữ to

tát, những đại ngôn, hàm ngôn, những diễn dịch tối nghĩa. Đó là sản phẩm

của “mặc cảm chưa thành người lớn”. Nguyễn Thanh Sơn quả quyết “Dù

rằng ngôn ngữ có vẻ hiện đại, chất đầy những phần mềm, cập nhật, mã hoá,

nhưng không vì thế mà rõ ràng hơn, và nhất là, hay hơn ”. Từ chối gọi những

dòng như thế trong thơ Linh là thơ, Nguyễn Thanh Sơn hy vọng những sáng

tác sau trên con đường thi ca của Vi Thùy Linh sẽ hạn chế dần đại ngôn sáo

rỗng và có được những vẫn thơ chân thành, có giá trị [28].

Nguyễn Hoàng Đức với bài viết “Sự khả tín, khả ngờ về hiện tượng thơ

mới – trẻ thứ thiệt” đã tỏ ra nghi ngờ “ống phóng” Nguyễn Trọng Tạo - người

đã “có công” phát hiện ra hiện tượng Vi Thùy Linh. Bài viết đặt ra vấn đề có

hay không một dạng “ông Kễnh”, “ông Bầu”, “lăng xê” hay “dìm hàng” trong

văn nghệ? [23].

Đỗ Nguyên Phong cho rằng sự trình diễn thơ của thi sĩ “hơi rởm”.

Bài Yêu ở Rome được trình diễn là một tiết mục vừa “rởm” lại vừa “mượn đỡ”

của người khác. Như lời Đỗ Nguyên Phong, bài thơ ngoài việc nhắc đến cái

tên tháp nghiêng Pisa cho sang không có gì đáng nói. Phần trình diễn lại

mượn ý tưởng từ “các bức tranh mà Rene Magritte đã vẽ cách đây gần một

thế kỉ” [23].

Trong bài Thử bàn về trách nhiệm của những người đi trước qua trường

hợp thơ Vi Thùy Linh, Nguyễn Trọng Bình cho rằng : “những cái mới, cái lạ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!