Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cái tôi trữ tình trong chim mỏ vàng và hoa cỏ độc của đồng đức bốn.
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
841.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1045

Cái tôi trữ tình trong chim mỏ vàng và hoa cỏ độc của đồng đức bốn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG CHIM MỎ VÀNG VÀ HOA

CỎ ĐỘC CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN

Người hướng dẫn:

TS. Ngô Minh Hiền

Người thực hiện:

Lê Thị Hồng Sương

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thơ Việt Nam sau 1975, đặc biệt khoảng mười năm trở lại đây, đã có

sự vận động và biến đổi hòa nhập với những chuyển biến của đời sống xã hội.

Dù không có vai trò nổi trội và tiên phong trong đời sống văn học như các thể

loại văn xuôi nhưng thơ vẫn rất phong phú, đa dạng, có nhiều tìm tòi, cách tân

mạnh mẽ mang lại một diện mạo mới cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Trong khi các nhà thơ khác tìm kiếm, gắp nhặt từ mới và thể hiện

những cách tân mới lạ, Đồng Đức Bốn lại tìm về với mạch nguồn ca dao dân

tộc. Bằng cách giữ vững và “chưng cất hồn cốt dân gian” trong lối nói hiện

đại, ông đã tạo nên hàng trăm bài thơ hướng tới miền cộng sinh của cái đẹp,

sự dân dã và đạo làm người. Thế nên, thơ Đồng Đức Bốn vụt lên với sự sáng

trong giản dị mà không kém phần sâu sắc, mới lạ và ấn tượng như mang cả

hồn thiêng tổ tiên trong mỗi lời đối thoại, mỗi tiếng nhủ thầm. Có thể nói,

Đồng Đức Bốn là cây bút lục bát khoẻ khoắn và độc đáo của nền văn học

đương đại và sự xuất hiện của ông đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền

thống một niềm tự tin đáng kể. Cách khai thác và thể hiện ngôn ngữ thơ của

Đồng Đức Bốn giúp chúng ta nhận diện một gương mặt thơ mới xuất hiện

nhưng có cá tính. Hơn thế, Đồng Đức Bốn đã ý thức rất rõ về giá trị thơ ca và

sứ mạng của người làm thơ để từ đó dấn thân và tạo nên những bài thơ đậm

hồn cốt dân tộc trong thời đại “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại đang là

một vấn đề quan trọng của tiến trình đổi mới thơ Việt Nam. Điều đó cũng có

nghĩa, cuộc sống đang đòi hỏi các nhà thơ cần tiếp tục khám phá, sáng tạo,

đồng thời giữ vững những giá trị thơ ca dân tộc để thơ tiếp tục đồng hành

cùng đời sống tinh thần của dân tộc. Bằng những sáng tác của mình, Đồng

3

Đức Bốn đã đi đến gần nhất bản thể giản dị của mình. Dừng lại ở những trang

thơ Đồng Đức Bốn, vẻ đẹp trữ tình của hồn quê, sự thức ngộ thâm trầm ẩn

chứa đằng sau lớp vỏ giản dị thuần phác của ngôn từ hiện lên thật sống động.

Trong các cây bút đương đại, ít người có được sự lăn lóc và nếm trải sâu sắc

đến như thế với nguồn mạch của văn học dân gian. Thơ Đồng Đức Bốn vì vậy

mà có được sự vang hưởng sâu xa trong dòng mạch thời gian và độc giả.

Khảo sát đặc điểm Cái tôi trữ tình trong Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc

của Đồng Đức Bốn, luận văn hướng tới làm nổi bật những đặc sắc mới mẻ

của cái tôi trữ tình trong thơ Đồng Đức Bốn. Qua đó, góp phần khẳng định tài

năng, bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều công trình, bài viết, nghiên cứu của các nhà khoa học quan

tâm đến thơ Đồng Đức Bốn.

Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập 2, Nguyễn Văn

Long nhìn nhận Đồng Đức Bốn là một trong số các “nhà thơ trẻ xuất hiện từ

sau 1975, nhất là từ đầu những năm 90, đã đem đến nhiều tiếng nói mới, cách

nhìn mới, xúc cảm mới trong thơ (…) họ mạnh dạn và tự do hơn trong sự tìm

tòi, thể nghiệm, với nhu cầu được bộc lộ hết mình con người cá nhân” [10,tr.

228]. Theo tác giả, đây là một cây bút đã “sử dụng thể thơ quen thuộc, đặc

biệt là lục bát, cố gắng tạo ra những thay đổi theo hướng tự do hơn về cách tổ

chức câu thơ, về nhịp điệu” [13,tr.240].

Đặng Thu Thủy trong cuốn Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80

đến nay, những đổi mới cơ bản thì cho rằng “Đồng Đức Bốn là nhà thơ bảo

tồn, bảo lưu các giá trị thơ ca truyền thống. Cái hay của lục bát anh là sự chất

phác giống như ca dao, có sự ngậm ngùi của tình cảm và cả những kinh

nghiệm sống chua xót của người nhà quê trí thức lang bạt kì hồ chen lẫn vào”

[23,tr.96].

4

Nguyễn Huy Thiệp bằng tâm thế coi Đồng Đức Bốn là “người bạn

hiếm có”, “một thi sĩ đáng yêu nhất” [1,tr.965] đã khẳng định “Sự hiện đại

trong thơ Đồng Đức Bốn là ở nội lực bên trong từng câu thơ. Thơ hiện đại của

Đồng Đức Bốn chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được

“quản thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát. Đồng Đức Bốn là vị cứu tinh

của thơ lục bát” [1,tr.547].

Còn nhà thơ Đỗ Minh Tuấn lại bày tỏ sự yêu mến và trân trọng đối với

nhà thơ tài năng này khi phát hiện “trong cái trân trọng của nhà thơ với tấm

tình của Bốn dành cho thơ, vẫn hé ra chút bùi ngùi thương cảm với những

bước “chân trần” lặn lội “đường xa”, “bơ vơ” gian truân trong đời thực. Bốn

cũng khốn khổ về vật chất như bao thi sĩ khác và cũng cô đơn, lận đận trong

chuỗi ngày dằng dặc đeo đuổi Nàng thơ như bao thi sĩ khác. Nhưng cái tấm

tình sâu nặng của riêng Bốn với thơ là ở chỗ này: tất cả những bất hạnh mất

mát lớn lao trong đời thực như cái chết của hai đứa con được Bốn tính cả vào

sự trả giá cho thơ” [1,tr.591-592].

Nhà văn Đình Kính trong bài viết Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức

Bốn - khác biệt và thành công lại coi “Đồng Đức Bốn là nhà thơ lục bát tài ba

bẩm sinh, trung thành với thơ truyền thống, bằng bút lực giàu ấn tượng đại

diện tiêu biểu cho thi pháp cổ điển”. Theo tác giả này, “Đồng Đức Bốn rất có

ý thức trong cách sử dụng ngôn từ” [11,tr.9].

Trong bài viết Đồng Đức Bốn đa đoan lục bát gọi nhau, nhà thơ Bùi

Kim Anh nhận ra Đồng Đức Bốn “chẳng làm duyên mà lục bát của anh thật

có duyên”, “vận dụng hình ảnh, từ ngữ rất thực mà độc đáo, bất ngờ”

[11,tr.22].

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Nguyên khi xem xét đặc sắc về ngôn ngữ trong

thơ Đồng Đức Bốn đã phát hiện Đồng Đức Bốn “làm thơ bằng sự trải nghiệm

của anh “nhà quê ra tỉnh” thực hiện một cuộc dấn thân có phần liều lĩnh. Kẻ

5

nhà quê ấy cứ kể về đời mình, phận mình, ước vọng của mình với một giọng

điệu hồn nhiên, chân thành, bằng một ngôn từ độc đáo, có cá tính” [11,tr.51].

Trong khi đó, nhà phê bình Vương Trí Nhàn lại chú ý đến “cái tôi với

bao hậm hụi bất lực” trong thơ Đồng Đức Bốn. Ông cho rằng, Đồng Đức Bốn

dường như “không sao tìm được sự cân bằng trong tâm lý” [1,tr.33], “những

yếu tố hoang dại có mặt trong thơ Đồng Đức Bốn khắp mọi chỗ làm nên một

miền khí hậu riêng” [1,tr.22] và “ở nhà thơ này có một sự quyến quyện giữa

nội dung và hình thức, hoặc nói cho chữ nghĩa đương thời tức là sự nhất quán

của thi pháp” [1,tr.30].

Hữu Thỉnh trong bài phát biểu kết thúc hội thảo “Thơ Mai Văn Phấn và

Đồng Đức Bốn - khác biệt và thành công”, tổ chức tại Hải Phòng ngày

15/5/2011 đã đánh giá Đồng Đức Bốn là một nhà thơ “làm thơ đầy bản năng,

biết tận dụng khai thác triệt để cái bản năng ấy, thâm canh ở đó. Anh không

chỉ trở về mà là biết chưng cất hồn cốt dân gian, đẩy trực cảm thành một cuộc

lên đồng. Câu thơ của anh trở nên có phù phép, lộng lẫy, quen mà lạ, xa mà

gần, và chủ yếu là rất gợi. Có gì đâu, vì anh biết đánh thức con người nhà quê

tiềm ẩn đâu đó trong mỗi chúng ta” [11,tr.586].

Còn phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Đồng Đức

Bốn - phiêu du vào lục bát lại cho rằng “sức hấp dẫn đầu tiên của thơ Đồng

Đức Bốn nói chung và lục bát nói riêng là sự quyết liệt và táo tợn, có khi bỗ

bã trong giọng điệu” [1,tr.648]. Theo ông, Đồng Đức Bốn phải “trải đời

nhiều, đau đời lắm mới ngang đến vậy. Nhưng ngang và “Quậy” mà vẫn giữ

được cái hồn nhiên, không rơi vào nắn nót, tỉa tót cầu kì, đó là cách Đồng

Đức Bốn làm thơ” [1,tr.648-649].

Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lại coi Đồng Đức Bốn “chính

là một nhà thơ hiện thực mang bi kịch lãng mạn”, “đã bắc cầu lục bát để đến

với cuộc đời này” [20,tr.86].

6

Ta còn thấy, nhà văn Lê Lựu gọi Đồng Đức Bốn là một nhà thơ “tài

năng ngang tàng” [1,tr.848] còn nhà thơ Tố Hữu thì thân mến gọi Đồng Đức

Bốn “một tiếng đờn đồng điệu ngọt ngào và chua xót” [1,tr.837]. Đồng Đức

Bốn được xem là “con người đặc biệt nhất làng văn Việt Nam, cả trong đời

thường lẫn trong văn chương” (Nhà thơ Trịnh Hoài Giang) [1,tr.579].

Đã có nhiều tác giả quan tâm đến Đồng Đức Bốn và thơ ông nhưng

chưa có một công trình độc lập tập trung nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ

Đồng Đức Bốn. Do đó, đây là một “khoảng” để chúng tôi có thể thâm nhập,

giải mã đồng thời góp phần đánh giá vị trí, đóng góp của nhà thơ đối với thơ

ca đương đại cũng như đánh giá thơ Đồng Đức Bốn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: những khía cạnh nổi bật về đặc điểm nội dung và

nghệ thuật làm nên cái tôi trữ tình trong thơ Đồng Đức Bốn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, tác phẩm và dư

luận của Đồng Đức Bốn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006.

4. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

4.1. Phương pháp hệ thống cấu trúc: Đặt các tác phẩm thơ trong tập Chim

mỏ vàng và hoa cỏ độc trong một chỉnh thể để xem xét đánh giá về những đặc

điểm nội dung, nghệ thuật của thơ Đồng Đức Bốn.

4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích, lý giải, đánh giá những

biểu hiện độc đáo trong thơ Đồng Đức Bốn, đồng thời, tổng hợp, khái quát

vấn đề nhằm thấy được giá trị thơ ông qua tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc.

4.3. Phương pháp thống kê: khảo sát những yếu tố nghệ thuật có tần số xuất

hiện cao trong tập thơ nhằm đưa đến những kết luận khoa học.

4.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh đặc sắc cái tôi trữ tình trong

thơ Đồng Đức Bốn với các nhà thơ như Nguyễn Duy, Nguyễn Bính… có

7

những điểm tương đồng để thấy được những nét đặc trưng riêng và phong

cách độc đáo của ông.

Ngoài ra, để hoàn thiện và làm sáng rõ các vấn đề đặt ra của đề tài,

chúng tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Thơ Đồng Đức Bốn trong dòng chảy của thơ Việt Nam đương đại

Chương 2: Một số dạng thức cái tôi trữ tình trong Chim mỏ vàng và hoa cỏ

độc của Đồng Đức Bốn

Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong Chim mỏ vàng và hoa

cỏ độc của Đồng Đức Bốn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!