Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN DIỆU LINH
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
TẠI UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN DIỆU LINH
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
TẠI UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế này là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng, công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào. Tất cả các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Trần Diệu Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng
Đào tạo (Bộ phận sau đại học), các Khoa chuyên môn, các Phòng ban chức
năng của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên,
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện
luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
TS. Tạ Thị Thanh Huyền.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công
tác tại UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi còn nhận được sự giúp
đỡ của các doanh nghiệp, các đồng chí, đồng nghiệp ở các cơ quan, tổ chức
liên quan.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình học tập và thực hiện luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA,
MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG......................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông tại địa phương .................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc, sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa, một cửa liên thông .................................................................. 9
1.1.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông...... 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa liên thông........................................................................................... 20
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại địa phương........................................................... 24
1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước ........................................ 24
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên........ 28
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 30
iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 30
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 33
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 34
2.3.1. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)........................................... 34
2.3.2. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).............................. 37
Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT, MỘT CỬA CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN................................... 41
3.1. Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.............................................................................. 41
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 41
3.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự......................................................................... 43
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 43
3.1.4. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành
phố Thái Nguyên............................................................................................. 45
3.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên ................................ 48
3.2.1. Quy trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại UBND thành phố Thái Nguyên ................................................ 48
3.2.2. Nội dung cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên
thông tại UBND thành phố Thái Nguyên ....................................................... 49
3.2.3. Mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng,
ban chuyên môn tại UBND thành phố Thái Nguyên...................................... 58
3.2.4. Các lĩnh vực thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế “một
cửa” tại UBND thành phố Thái Nguyên......................................................... 60
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành phố Thái Nguyên....................... 75
v
3.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 75
3.3.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 77
3.4. Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thái Nguyên .......................... 82
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 82
3.4.2. Những hạn chế, tồn tại .......................................................................... 85
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.... 92
4.1. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên.......................... 92
4.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương... 92
4.1.2. Hoàn thiện thể chế hành chính.............................................................. 92
4.1.3. Xây dựng mô hình giải quyết hồ sơ hành chính theo hướng nhanh,
gọn, nhẹ phù hợp với xu hướng hiện đại ........................................................ 93
4.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .................................. 94
4.1.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính ... 94
4.2. Một số giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên ... 95
4.2.1. Hoàn thiện quy trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên........... 95
4.2.2. Tăng cường mối quan hệ giữa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với
các phòng, ban chuyên môn .......................................................................... 101
4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 103
4.3.1. Đối với Chính phủ............................................................................... 103
4.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 104
KẾT LUẬN.................................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 108
PHỤ LỤC..................................................................................................... 111
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
CCHC : Cải cách hành chính
CQHCNN: Cơ quan hành chính nhà nước
HĐND : Hội đồng nhân dân
LĐ TB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
TTHC : Thủ tục hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thang đo của bảng hỏi ................................................................... 34
Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá cải cách hành chính .............................................. 35
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ TTHC theo cơ
chế một cửa tại UBND thành phố Thái Nguyên năm 2017 - 2019.... 50
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thực hiện việc chuyển hồ sơ TTHC đến cơ
quan có thẩm quyền giải quyết theo cơ chế một cửa tại UBND
thành phố Thái Nguyên năm 2017 - 2019..................................... 52
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả thực hiện giải quyết hồ sơ theo cơ chế một
cửa tại UBND thành phố Thái Nguyên năm 2017 - 2019 ............ 56
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả thực hiện việc trả hồ sơ, kết quả giải quyết
TTHC theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố Thái Nguyên
năm 2017 - 2019............................................................................ 57
Bảng 3.5: Đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh
vực Tài nguyên - Môi trường tại UBND thành phố Thái Nguyên .... 62
Bảng 3.6: Đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ hành chính công trong
lĩnh vực Tư pháp tại UBND thành phố Thái Nguyên................... 65
Bảng 3.7: Đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ hành chính công trong
lĩnh vực LĐ-TB&XH tại UBND thành phố Thái Nguyên ........... 68
Bảng 3.8: Đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ hành chính công trong
lĩnh vực Quản lý đô thị tại UBND thành phố Thái Nguyên ......... 70
Bảng 3.9: Đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh
vực Tài chính - Kế hoạch tại UBND thành phố Thái Nguyên .......... 73
Bảng 3.10: Kết quả ra soát thực hiện mẫu đơn, tờ khai hành chính tại
UBND thành phố Thái Nguyên..................................................... 78
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông ............................. 12
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành
phố Thái Nguyên........................................................................... 48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách thủ tục hành chính được xem như đòn bẩy để nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phát
huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong bộ máy công quyền, củng cố và
tăng cường tiềm lực về mọi mặt cho đất nước. Nhận thức được vấn đề này,
trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm chú trọng
đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của
tổ chức, cá nhân, đây là khâu đột phá của công cuộc cải cách hành chính,
nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội
tạo điều kiện để phát triển đất nước.
Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ
chức trong xã hội theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch; để
tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế
của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, thủ tục hành chính ở
nước ta vẫn còn một số nhược điểm như: Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ,
gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà,
chưa rõ ràng về trách nhiệm; chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và
hội nhập. Trong nước xuất hiện nhiều căn bệnh mới, đó là tệ cửa quyền, bệnh
giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham
nhũng, lãng phí phát sinh. Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu
cầu chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư
nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước.
Thành phố Thái Nguyên là nơi được tỉnh quan tâm chỉ đạo và sớm thực
hiện trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thông qua chương trình tổng
thể cải cách hành chính và các văn bản của Đảng, của Nhà nước, tỉnh Thái
2
Nguyên cũng sớm ban hành chương trình cải cách hành chính qua từng giai
đoạn, có kế hoạch thực hiện và thường xuyên sơ kết, tổng kết để đánh giá
công tác này. Hiện nay thành phố Thái Nguyên đang thực hiện chương trình
tổng thể cải cách hành chính của giai đoạn 2010 - 2020 nhưng vẫn còn nhiều
trở ngại, khó khăn trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Nhiều thủ
tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp vẫn còn rườm rà,
một số lĩnh vực trọng tâm như đất đai, xây dựng, nhà ở, bảo hiểm vẫn chưa
được tạo điều kiện thuận lợi để góp phần phát triển đất nước. Sự phối kết hợp
giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước chưa có sự đồng bộ, nhiều thủ tục
hành chính chưa thực sự công khai, minh bạch để tạo sự thuận tiện. Một bộ
phận cán bộ chưa thực sự niềm nở, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trong
việc phục vụ nhân dân. Chính vì còn một số hạn chế trong công tác cải cách
thủ tục hành chính tại thành phố Thái Nguyên như vậy nên bản thân tôi lựa
chọn đề tài này để mong muốn đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, mang đến nhiều sự thuận tiện cho
người dân cũng như góp phần vào công cuộc cải cách chung của quốc gia. Từ
những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên,
để từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác thực hiện
cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau: