Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các tội đưa và nhận hối lộ của luật hình sự Hoa Kỳ trong sự so sánh với luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 51
ts. trÇn h÷u tr¸ng *
ợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State)
là một đất nước rộng lớn đứng thứ ba
trên thế giới với tổng diện tích 9.629,091
km² và dân số ước tính đến năm 2010
khoảng 297.976.000 người
(1) sinh sống ở 50
tiểu bang. Hệ thống chính quyền được tổ
chức trên cơ sở Hiến pháp của Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ được thông qua năm 1787.
Theo đó, Hoa Kỳ là chính quyền liên bang,
có hệ thống tổ chức chính quyền và hệ
thống pháp luật hết sức phức tạp. Quyền lập
pháp không chỉ thuộc về cơ quan lập pháp
của chính quyền liên bang mà cũng thuộc
về cơ quan lập pháp của chính quyền các
tiểu bang. Chính vì vậy, ở Hoa Kỳ, hệ thống
pháp luật liên bang tồn tại song song với hệ
thống pháp luật của các tiểu bang. Nghiên
cứu các quy định của hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ vì vậy không thể chỉ nghiên cứu
các quy định của pháp luật liên bang mà
còn phải nghiên cứu các quy định của hệ
thống pháp luật của các tiểu bang. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu
về tội đưa và nhận hối lộ được quy định
trong BLHS của liên bang cũng như trong
BLHS của một số tiểu bang ở Hoa Kỳ trong
sự so sánh với tội nhận và đưa hối lộ trong
BLHS Việt Nam.
1. Chủ thể của tội phạm
Các tội nhận và đưa hối lộ được quy
định trong chương 11, phần I, tiểu mục 18:
Tội phạm và tố tụng hình sự của Bộ tổng
luật Hoa Kỳ.
(2) Chương 11 có tên gọi:
Nhận hối lộ, đưa hối lộ và xung đột lợi
ích.(3) Chương này có 27 điều (từ điều 201
đến điều 207) trong đó các điều 220 - 222
được đánh số lại bằng các điều 215 – 217
và Điều 223 đã bị bãi bỏ. Như chúng ta đã
biết, đưa và nhận hối lộ là những hành vi
có liên quan mật thiết đến việc sử dụng và
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của công chức
nhà nước. Chính vì vậy, luật hình sự của
bất kì quốc gia nào cũng đều cố gắng làm
rõ trước hết nội hàm của khái niệm viên
chức nhà nước.
Điều 201 BLHS Hoa Kỳ có tên gọi “Hối
lộ viên chức nhà nước và nhân chứng”.
Tuy nhiên điều luật không mô tả ngay các
dấu hiệu về hành vi phạm tội mà khoản a
tập trung làm rõ các khái niệm pháp lí
trong đó có khái niệm “Viên chức nhà
nước” (public official) tại điểm 1 và 2 của
khoản a. Trước hết, điểm 1 khoản a Điều
201 chỉ ra phạm vi cụ thể những người của
H
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội