Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện quy định về các tội nhận và đưa hối lộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 3/2009 67
TS. TrÇn H÷u Tr¸ng *
ưa và nhận hối lộ là hai mặt gắn bó
mật thiết, hữu cơ của một trong những
hiện tượng xã hội tiêu cực là hiện tượng
tham nhũng. Trong mối quan hệ “đưa”,
“nhận” này, hành vi đưa hối lộ mang tính
chủ động, thể hiện ở hành vi đưa lợi ích nên
gọi là phía chủ động. Ngược lại, hành vi
nhận hối lộ mang tính thụ động, là phía thụ
động nhận lợi ích. Tuy nhiên, hành vi khách
quan của người đưa hối lộ bao gồm không
chỉ trường hợp chủ động đưa hối lộ mà cả
trường hợp thụ động đưa hối lộ (chủ thể đưa
hối lộ bị ép buộc phải đưa hối lộ). Tương tự
như vậy, hành vi khách quan của người
nhận hối lộ cũng bao gồm trường hợp thụ
động nhận hối lộ (được đề nghị nhận hối lộ)
và trường hợp chủ động đòi đưa hối lộ. Như
vậy “đưa” và “nhận” hối lộ luôn là sự phản
chiếu của nhau, là hai mặt tương thích của
cùng hiện tượng. Điều đó đòi hỏi các dấu
hiệu mô tả hai cấu thành tội phạm (CTTP)
này cần được xây dựng trong mối quan hệ
tương thích nhằm đảm bảo tính thống nhất,
rõ ràng không chỉ trong nhận thức mà cả
trong áp dụng các quy định của các tội
phạm này.(1)
Nghiên cứu quy định hiện hành về các
tội đưa và nhận hối lộ chúng ta nhận thấy
còn nhiều điểm cần trao đổi.
Thứ nhất: Về tình tiết “đòi hối lộ” trong
cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ (Điều
279 BLHS)
Theo quy định hiện hành, hành vi của tội
nhận hối lộ được mô tả là: Hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, đã nhận hoặc sẽ nhận
tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác để
làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc
theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ
có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
Theo nội dung của điều luật, giữa hai
chủ thể “đưa” và “nhận” lợi ích vật chất luôn
tồn tại thoả thuận trái pháp luật với nội dung:
Đ
làm hoặc không
làm một việc vì
lợi ích hoặc
theo yêu cầu
của người đưa
hối lộ
đã nhận
lợi ích
vật chất
sẽ nhận
lợi ích
vật chất
lợi dụng chức
vụ, quyền hạn
trực tiếp
qua trung
gian
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội