Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGN CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BỘ MÔN THÔNG TIN QUANG
ĐỀ TÀI:
CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP
TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGN
CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT
CHƯƠNG 4
CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG
Xây dựng mặt điều khiển dưới dạng modul sẽ tăng cường hiệu quả của mạng. Mặt
điều khiển MPLS sẽ chạy bằng cách sử dụng các modul để thực hiện các hoạt động trên.
Trong thực tế, nó có thể là mặt điều khiển tích hợp. Các thành phần như: OXC, LSR
sẽ có một mặt điều khiển thống nhất. Mặt điều khiển MPLS TE phải đặc biệt phù hợp với
các OXC. OXC sử dụng mặt điều khiển này sẽ là một thiết bị có địa chỉ IP. Vì thế, kiến
trúc mới cho mặt điều khiển MPLS đã ra đời.
4.7. GMPLS và mạng chuyển mạch quang tự động (ASON) – Hai mô hình cho
mảng điều khiển quang tích hợp với công nghệ IP
Do sự phát triển nhanh của công nghệ quang, đặc biệt là việc hình thành mạng
quang chuyển mạch tự động (ASON) dựa trên khả năng định tuyến bước sóng (hiện tại)
và chuyển mạch chùm quang và gói quang (tương lai) của những phần tử mạng quang
như OADM và OXC nên việc khai thác hiệu quả băng tần mạng trở thành vấn đề cấp
thiết. Dựa trên ý tưởng của công nghệ chuyển mạch nhãn (MPLS) người ta tiếp tục phát
triển nó hướng tới một công nghệ hoàn thiện hơn trong tương lai, trong đó kết hợp với
việc quản lý và phân bổ tài nguyên của lớp mạng quang, đó là công nghệ GMPLS. Tuy
nhiên khác với MPLS gồm cả mảng số liệu và điều khiển, GMPLS chỉ thuần tuý là mảng
điều khiển.
Phần tiếp theo trình bày sơ lược về hai khái niệm trên.
4.7.1. MPLS trong mạng quang hay GMPLS (Generalized MPLS)
Do sự bùng nổ của nhu cầu lưu lượng trong những năm gần đây, nhiều người cho
rằng mạng quang là giải pháp hữu hiệu để đối phó với sự gia tăng tiềm ẩn trên. Do đó nó
trở thành mối quan tâm chính trong sự tìm kiếm công nghệ mạng tương lai. Ngoài ra, các
hệ thống SDH, WDM và các thiết bị đấu nối chéo OXC cũng đang được triển khai rầm rộ
nhằm tăng dung lượng cũng như phạm vi mạng trước đòi hỏi phát triển. Mảng điều khiển
quang được thiết kế nhằm làm đơn giản hoá, tăng tính đáp ứng và mềm dẻo trong việc
cung cấp các phương tiện trong mạng quang. Mô hình MPLS đã trở thành mô hình định
tuyến thế hệ mới cho mạng IP và nó cũng rất hứa hẹn khi phát triển thành mảng điều
khiển trong mạng quang. GMPLS chính là sự mở rộng của giao thức MPLS mà nhằm
hướng tới mảng điều khiển quang cho mạng quang.
1. Sự khác nhau giữa MPLS và GMPLS
Như chúng ta đã thấy ở trên, MPLS và GMPLS có mối quan hệ rất mật thiết. Tuy
nhiên, nếu xét một cách tổng thể, mảng điều khiển MPLS và GMPLS vẫn có sự khác
biệt. Mặc dù GMPLS là sự mở rộng của MPLS nhưng cách sử dụng của chúng lại khác;
GMPLS ứng dụng trong mảng điều khiển còn MPLS hoạt động trong mảng số liệu.
MPLS được thiết kế chỉ cho mạng chuyển mạch gói. Ưu điển vượt trội so với định
tuyến truyền thống của MPLS đó là nó có thể cung cấp chức năng thiết kế lưu lượng,
điều này không thể thực hiện đối với hệ thống định tuyến thông thường. Bên cạnh đó, chỉ
tiêu phát chuyển của MPLS tốt hơn rất nhiều so với các hệ thống định tuyến truyền
thống.
Một trong các điểm khác biệt chính giữa MPLS và GMPLS là ở mục đích thiết kế.
MPLS chủ yếu dành cho mảng số liệu (lưu lượng số liệu thực) trong khi đó GMPLS lại
tập trung vào mảng điều khiển, thực hiện quản lý kết nối cho mảng số liệu gồm cả
chuyển mạch gói (Giao diện chuyển mạch gói- PSC) và chuyển mạch kênh (như TDM,
Chuyển mạch bước sóng LSC, Chuyển mạch sợi- FSC).
Một điểm khác nữa giữa MPLS và GMPLS đó là MPLS yêu cầu luồng chuyển
mạch nhãn (LSP) thiết lập giữa các bộ định tuyến biên, trong khi đó GMPLS mở rộng
khái niệm LSP ngoài các bộ định tuyến đó. LSP trong GMPLS có thể thiết lập giữa bất
kỳ kiểu bộ định tuyến chuyển mạch nhãn như nhau nào ở biên của mạng. Ví dụ, nó có thể