Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
81
Kích thước
660.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1231

CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn tốt nghiệp 1 Vitranschart JSC

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng mở cửa thị

trường, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại của thế giới, thúc đẩy nền kinh tế

phát triển, chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế thị trường sôi động với

sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá được triển khai thực hiện mạnh mẽ, kinh tế biển ngày càng được chú trọng và

ngày càng có nhiều dự án đầu tư tàu ra đời.

VITRANSCHART JSC là công ty cổ phần với 60% vốn thuộc Tổng Công Ty

Hàng Hải Việt Nam. Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển, cho thuê tàu, sửa chữa

và bảo dưỡng tàu, đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên... Nhận thấy được thị

trường vận tải biển đầy tiềm năng nên công ty đã quyết định mua thêm tàu để nâng

cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Có

những dự án đầu tư tàu ra đời đã đem lại hiệu quả một cách đáng kể nhưng bên cạnh

đó cũng có một số dự án hoạt động không hiệu quả gây ảnh hưởng đến hoạt động của

công ty nói riêng và đến nền kinh tế nói chung.

Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên nên em mạnh dạng chọn

đề tài: “ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC” làm luận văn. Đề tài này phù

hợp với chuyên ngành quản trị kinh doanh và tình hình thực tế tại công ty, giúp em

củng cố và nâng cao kiến thức đã được học ở trường.

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư

và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển

tàu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển.

Trên cơ sở làm rõ những nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của Công Ty Cổ Phần

Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ), phân tích đánh giá

đúng thực trạng hiệu quả đầu tư của công ty mà chủ yếu tập trung vào hoạt động của

đội tàu và đặc biệt là hoạt động của tàu VTC STAR trong thời gian từ năm 1995 đến

năm 2009. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

tàu và dự báo nhu cầu tương lai tàu VTC Star giai đoạn 2010- 2014.

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 2 Vitranschart JSC

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR

của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ).

Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của tàu VTC Star

bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hoặc các chỉ tiêu định tính và định

lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và các điều kiện khác,

luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính

định lượng.

Khảo sát thực tế hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR tại Công Ty Cổ

Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ) từ năm 1995-

2009. Các phân tích và đánh giá của luận văn này được đưa ra dựa trên cơ sở tổng

hợp các tài liệu, các kết quả nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu

Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ).

Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt phương pháp duy vật biện chứng với

quan điểm lịch sử cụ thể, sử dụng các phương pháp phân tích hiệu quả, phân tích tài

chính, thống kê, phân tích so sánh, phương pháp suy luận trong nghiên cứu. Vừa dựa

trên lý thuyết cơ bản vừa dựa trên hoàn cảnh cụ thể của quá trình hoạt động kinh

doanh và đầu tư tại công ty.

Về mặt kết cấu: Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, kết

luận, danh mục các biểu đồ, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Tổng quan về đầu tư và hiệu quả đầu tư.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR tại

VITRANSCHART JSC.

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR.

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 3 Vitranschart JSC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

1.1 Các vấn đề cơ bản về đầu tư.

1.1.1 Khái niệm đầu tư.

Khái niệm 1: Theo ngân hàng thế giới- Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời

gian dài vào một lĩnh vực nhất định ( như thăm dò, khai thác, sản xuất- kinh doanh,

dịch vụ…nào đó) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều

chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã

hội cho đất nước được đầu tư.

Khái niệm 2: Theo luật đầu tư- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại

tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư

theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.1.2 Tác dụng của đầu tư đối với doanh nghiệp .

- Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng góp

phần mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực.

- Đưa lượng vốn nhàn rỗi của dân cư tham gia vào hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp dưới hình thức cổ đông hoặc khách hàng.

1.1.3 Mục đích của đầu tư

Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện tiên

tiến để đầu tư. Doanh nghiệp sẽ không đầu tư nếu không thấy triển vọng sinh lợi. Để

tránh những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã bỏ

vốn, đầu tư phát triển phải được tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp và

theo một quy trình nhất định.

1.1.4 Phân loại đầu tư.

Trong đầu tư có ba loại đầu tư chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và

đầu tư phát triển.

1.1.5 Đầu tư phát triển, vai trò và đặc điểm của nó đối với doanh nghiệp.

a/ Khái niệm đầu tư phát triển.

Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người ta tạo dựng nên

những năng lực mới ( về lượng hay về chất ) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ để

làm phương tiện sinh lợi. Đầu tư phát triển cũng có nhiều hình thức: thiết lập cơ sở

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 4 Vitranschart JSC

mới, mở rộng cơ sở sẵn có, đổi mới cơ sở công nghệ ở cơ sở đang khai thác. Đầu tư

phát triển có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở

rộng, là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để

thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư dịch chuyển.

b/ Vai trò của đầu tư phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.

- Để tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho sự ra đời của

bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc

thiết bị, lắp đặt nó trên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn với sự hoạt động

trong một chu kỳ sản xuất của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra.

- Để duy trì thì phải thường xuyên cải tiến dịch vụ, thay đổi máy móc

thiết bị. Tất cả các hoạt động đó đều phải có tiền đề để thực hiện. Do vậy đầu tư

quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

c/ Đặc điểm của đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để

thực hiện đầu tư.

- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành

quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động

xảy ra.

- Thời gian thu hồi vốn đòi hỏi nhiều năm tháng do đó không tránh

khỏi sự tác động của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh

tế…

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu

dài nhiều năm.

1.2 Hiệu quả của hoạt động đầu tư.

1.2.1 Khái niệm và phân loại.

1.2.1.1 Khái niệm.

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các

kết quả kinh tế- xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có

các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 5 Vitranschart JSC

1.2.1.2 Phân loại.

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,

hiệu quả quốc phòng.

- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả: hiệu quả đầu tư của từng dự án,

từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp: hiệu quả trực tiếp và

hiệu quả gián tiếp.

- Theo cách tính toán: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

- Theo phạm vi lợi ích: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội.

Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trên phạm vi một

doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên toàn

bộ nền kinh tế.

1.2.2 Hiệu quả tài chính của đầu tư.

1.2.1.1 Bản chất .

Hiệu quả kinh tế của một hoạt động đầu tư phản ánh trình độ lợi

dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã định. Khi phân tích người ta sử dụng

kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đánh giá. Thực chất là sự so sánh giữa những gì

đạt được và những gì đã bỏ ra.

Việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư là việc nghiên cứu

đánh giá khả năng sinh lời của dự án trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư. Đó là

việc tổng hợp, các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn bỏ ra và đặc

biệt là lợi nhuận thu được.

1.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả tài chính của đầu tư.

Việc phân tích tài chính được thực hiện trước khi tiến hành hoạt

động đầu tư nhằm xác định khả năng tạo ra lợi nhuận tài chính trên đầu tư. Từ đó đưa

ra quyết định đầu tư và là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức cho vay

vốn ra quyết định cho vay vốn để đầu tư, tài trợ hay cho vay vốn để đầu tư và là cơ

sở để tiến hành phân tích kinh tế- xã hội.

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 6 Vitranschart JSC

1.2.1.3 Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hiệu quả tài chính của

đầu tư .

Một dự án nào cũng phản ánh 2 khía cạnh cơ bản: phí tổn để thực

hiện dự án và lợi ích do dự án mang lại. Lợi ích và phí tổn đó được biểu thị qua đồng

tiền với những giá trị khác nhau ở những thời điểm khác nhau do tác động của lãi

suất. Do đó, cần thiết phải xét tới giá trị của đồng tiền theo thời gian như các chỉ số

lãi của đồng tiền; giá trị hiện tại, giá trị tương lai của đồng tiền và tỷ suất chiết khấu

tài chính của dự án đầu tư.

1.2.1.4 Hiệu quả kinh tế xã hội.

a/ Bản chất.

Lợi ích kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa những cái mà nền

kinh tế và xã hội thu được so với những cái mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra để thực

hiện dự án đầu tư.

Lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực

hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể

được xem xét mang tính chất định tính hay định lượng. Chi phí mà xã hội phải gánh

chịu bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã

hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào mục đích khác trong tương lai không xa.

Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội được xem xét trên tầm vĩ mô và xuất

phát từ quyền lợi của toàn bộ xã hội nhằm tối đa hoá phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên khi đứng trên gốc độ nhà đầu tư thì việc phân tích kinh tế￾xã hội chỉ đơn thuần nhằm mục đích làm cho dự án được chấp nhận và được thực

hiện thuận lợi.

b/ Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của

dự án đầu tư.

Mục đích của nhà đầu tư chính là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì càng hấp

dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi xem xét trên gốc độ toàn xã hội thì không phải hoạt

động đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đều mang lại lợi ích về mặt

kinh tế- xã hội. Do đó, phải xem xét tới lợi ích kinh tế- xã hội của dự án.

Đối với nhà đầu tư, phân tích kinh tế- xã hội là căn cứ chủ yếu để thuyết phục

các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng, các tổ chức

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 7 Vitranschart JSC

quốc tế cho vay vốn hoặc tài trợ vốn để thực hiện dự án. Đối với nhà nước, đây là

căn cứ chủ yếu để ra quyết định cấp giấy phép đầu tư.

Đối với các ngân hàng hay các cơ quan viện trợ, đây là căn cứ để quyết định

cho vay, có tài trợ cho dự án hay không. Nếu không chứng minh được hiệu quả kinh

tế xã hội thì họ sẽ không tài trợ.

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư.

1.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

a/ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần (NPV)

NPV là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền phát sinh trong

thời gian tuổi thọ của dự án khi chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn.

NPV= CF0 + 1

1

(1 r)

CF

+

+ 2

2

(1 r)

CF

+

+ …+ i

i

r

CF

(1+ )

= ∑= +

n

i

i

i

r

CF

0 (1 )

• Ý nghĩa của NPV.

NPV > 0: Cho thấy quy mô thu nhập ở hiện tại có được sau khi đã bù đắp chi

phí sử dụng vốn và chi phí đầu tư ban đầu.

NPV = 0: Thu nhập có được vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu kể cả chi

phí sử dụng vốn.

NPV < 0: Thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không đủ bù

đắp chi phí đầu tư ban đầu.

• Nguyên tắc chấp nhận dự án theo NPV.

+ Các dự án độc lập: Chỉ được chấp nhận khi NPV > = 0

+ Lựa chọn một số dự án loại trừ: chúng ta sẽ chọn trong số

các dự án có NPV >=0 và tổng NPV lớn nhất.

+ Lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau: chúng

ta phải chọn dự án có NPV >=0 và lớn nhất.

• Ưu điểm, hạn chế của phương pháp NPV.

* Ưu điểm:

Cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn

hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của dòng tiền, tính đầy đủ

mọi khoản thu và chi trong cả thời kỳ hoạt động và phân tích dự án.

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Luận văn tốt nghiệp 8 Vitranschart JSC

* Hạn chế:

- Chỉ tiêu NPV chỉ phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu được chọn, tỉ suất này

càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỉ suất chiết khấu chính xác là

khó khăn, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Để tránh hạn chế này người

ta áp dụng phương pháp thu hồi nội tại IRR.

- Đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến

hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng.

- NPV là chỉ tiêu tuyệt đối. Nếu dùng phương pháp NPV mới chỉ dùng lại ở

mức xác định lỗ lãi thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên vốn đầu tư

như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư

khác nhau.

b/ Chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn có chiết khấu ( Thv ).

• Thời hạn hoàn vốn đầu tư có tính đến chiết khấu ( r ) là thời

gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư. Tức là để

có thời gian hoàn vốn, cần phải tìm đến một đẳng thức của hiện giá thu hồi và hiện

giá của vốn đầu tư đã bỏ ra. Ta có:

n

PVthunhap

0

= ∑

n

PVvondautu

0

Hay ∑ +

n

i

i

r

B

0 (1 )

= ∑ +

n

i

i

r

C

0 (1 )

Với Ti- Thu hồi năm i ( Lãi ròng + khấu hao ).

Ci- Vốn đầu tư năm i

n là thời gian Thv cần tìm.

• Ưu điểm, hạn chế:

* Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu.

* Hạn chế.

- Phương pháp thu hồi vốn thường bị chỉ trích chủ yếu bởi sự tập trung của nó

vào giai đoạn ban đầu của thời gian hoạt động mà không tính đến hiệu quả của hoạt

động sau thời gian thu hồi vốn nhằm mục đích quyết định đầu tư. Luận cứ quan trọng

này sẽ được chứng minh nếu như một quyết định đầu tư hoàn toàn dựa trên phương

pháp thu hồi vốn. Nhưng nếu áp dụng để đánh giá rủi ro và khả năng thanh toán thì

SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!