Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÁC PHẪU THUẬT NỐI MẬT-RUỘT TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT Sỏi gan là một bệnh docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÁC PHẪU THUẬT NỐI MẬT-RUỘT TRONG
ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT
Sỏi gan là một bệnh gặp phổ biến ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á.
Tại Hoa Kỳ và châu Âu, bệnh này ngày một tăng do số người nhập cư đến từ
Đông Nam Á. Sỏi gan có đặc điểm là tỷ lệ sót sỏi và tái phát sỏi cao. Tỷ lệ sót
sỏi trong một điều tra trên 4.197 trường hợp mổ sỏi gan ở Trung Quốc là 30%,
tuy đã có sử dụng các đường trực tiếp vào ống mật để lấy sỏi(5). Sỏi gan có thể
dẫn đến các biến chứng như trít hẹp ống mật, teo nhu mô gan, xơ gan do mật,
viêm mủ đường mật tái diễn, tăng áp lực cửa, và cả suy gan thực sự. Để đề
phòng các biến chứng này, cần phải lấy hết sỏi (trong và sau phẫu thuật) đồng
thời giải quyết căn bản tình trạng hẹp ống mật và teo nhu mô gan đi kèm (bằng
cách cắt một phần gan, tạo hình các chỗ hẹp đường mật, cắt bỏ đoạn ống mật bị
teo hay bị dãn dạng nang bẩm sinh, và mở lối tắt thông xuống ruột) để loại trừ
tình trạng ứ đọng mật tại các vị trí hẹp.
Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ sạch sỏi của phẫu thuật là 84-100% và
của tán sỏi xuyên gan qua da là 72,9-92%. Tuy vậy tỷ lệ sỏi tái phát vẫn còn
cao, từ 32,6% đến 40%, ngay cả với triển khai tán sỏi qua soi đường mật sau
phẫu thuật(4). Do đó trong khi mổ lấy sỏi, từ lâu người ta đã tiến hành thêm
phẫu thuật nối tắt mật-ruột với hi vọng là sỏi sót nằm tại các ống mật ngoại
vi có thể tụt xuống ruột qua một miệng nối rộng tạo ra giữa đường mật và
ruột. Các phẫu thuật nối mật-ruột đầu tiên là nối túi mật-đại tràng (năm
1882), nối ống mật chủ-tá tràng (năm 1889). Phẫu thuật nối mật-hỗng tràng
đã trở thành khá phổ biến trong hơn 30 năm qua.
Bài viết này sẽ đề cập một số vấn đề liên quan đến phẫu thuật nối mậtruột trong bệnh sỏi mật như chỉ định, các phương pháp, ưu nhược điểm và
kết quả lâu dài của từng kỹ thuật, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính khuyến
cáo dựa trên tham khảo y văn thời gian gần đây của trong và ngoài nước.
Các chỈ đỊnh chung cỦa nỐi mẬt-ruỘt
(1) sỏi trong gan hai bên hay sỏi vùng của gan (sỏi thuộc một thùy
hay một phân thùy của gan);
(2) sỏi ở các ống mật ngoại vi không lấy hết được khi mổ;
(3) đoạn ống mật trít hẹp (hay dãn to dạng nang bẩm sinh) cần được
cắt bỏ hoặc tạo hình chỗ hẹp;
Các phương pháp chính cỦa phẪu thuẬt nỐi mẬt-ruỘt