Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nước châu Phi phát triển và quan hệ xuất khẩu với các mặt hàng lương thực thực phẩm Việt Nam - 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ngũ cán bộ sử dụng được tiếng Arập, tiếng địa phương ở Bắc Phi. Biết được tiếng
Arập sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn khi làm việc với các đối tác tại khu vực Bắc Phi.
Hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại chỗ thông qua các khóa huấn luyện, các
buổi hội thảo có mời các chuyên gia trong nước và quốc tế. Hoặc cũng có thể gửi lưu
học sinh đi đào tạo tại các nước Bắc Phi, đặc biệt là ở một số nước có nền giáo dục
tương đối phát triển như Ai cập, Maroc.
I.5. THÀNH LẬP TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
Với ý nghĩa là một cơ cấu thương mại hiện đại, các Trung tâm thương mại
(TTTM) Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Năm
2002, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã thực hiện công
tác chuẩn bị cho việc thành lập các Trung tâm Thương mại, trực thuộc Cục Xúc tiến
thương mại, tại Mỹ, Nga và các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (Dubai), với
những nhiệm vụ như : quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; Cung cấp thông tin, tư vấn và hướng dẫn các
doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh với Việt Nam trong các lĩnh vực
thương mại, đầu tư và du lịch; Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác,
mở rộng bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu; Đại diện cho Cục Xúc tiến
Thương mại tại nước ngoài để duy trì và phát triển quan hệ hợp tác nghiệp vụ với các
cơ quan xúc tiến thương mại và các tổ chức hữu quan của nước sở tại.
Tính đến 7/2004, Trung tâm thương mại tại Mỹ và Dubai đã được khai trương
và đi vào hoạt động.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Từ nay đến năm 2006 cần xúc tiến thành lập một Trung tâm như thế này ở Bắc
Phi, trước hết ưu tiên lựa chọn địa bàn Ai Cập.
Trong việc thành lập và duy trì hoạt động của TTTM ở Bắc Phi nói riêng và
Châu Phi nói chung, cần chú ý một số giải pháp sau:
- Do việc thành lập TTTM ở Bắc Phi sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và kinh phí hoạt
động lớn, sự hỗ trợ ban đầu về tài chính của Nhà nước là hết sức cần thiết. Về lâu dài,
Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc
tự mình thành lập TTTM.
- Định hướng phát triển TTTM ở Bắc Phi phù hợp với chiến lược xuất nhập
khẩu của Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại với Châu Phi
nói riêng.
- Bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phong phú và ổn định cho các TTTM.
- Bên cạnh việc xúc tiến xuất khẩu, TTTM ở Bắc Phi cũng cần quan tâm thỏa
đáng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu.
- Quan tâm đầu tư thỏa đáng khâu nhân sự cho TTTM. Do đặc thù của Bắc Phi
là một địa bàn mới, còn nhiều khó khăn, ngay từ đầu phải đảm bảo tính chuyên
nghiệp của nhân sự được cử đi quản lý TTTM và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Về
khía cạnh này, cũng cần có biện pháp khai thác tiềm năng của cộng đồng người Việt ở
nước sở tại.
- Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong việc thành lập TTTM ở Bắc
Phi theo các hình thức thích hợp.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua mạng lưới cơ quan đại diện
ngoại giao và Thương vụ của ta ở Bắc Phi, cần đề xuất và tạo điều kiện cho các nước
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Bắc Phi, đặc biệt là Ai Cập, thành lập Trung tâm thương mại của nước mình, hoặc
một cơ cấu thương mại tương tự, tại Việt Nam.
I.6. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC BẮC PHI THÔNG
QUA QUAN HỆ VỚI VIỆT KIỀU, CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CÁC NƯỚC
KHÁC
I.6.1. Quan hệ với Việt kiều
Cộng đồng Việt kiều ở các nước Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung, tuy
không đông đảo như ở các châu lục khác, nhưng cũng đã hình thành từ lâu đời, bám
rễ sâu sắc và có đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị xã hội cũng như kinh tế
thương mại của nước sở tại. Theo số liệu của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước
ngoài, đến năm 2000, cộng đồng Việt kiều và người Việt sinh sống làm ăn lâu dài ở
Châu Phi có khoảng trên 2000 người, trong đó đông nhất là ở Angola, khoảng 1000
người, Maroc 300 người. Ngoài ra rải rác ở các nước khác đều có kiều bào Việt Nam.
Cộng đồng Việt kiều được hình thành chủ yếu theo hai dạng: những người đến định
cư từ thời kỳ những năm 50-60 và những người mới ở lại sau khi đến các nước Bắc
Phi bằng hình thức hợp tác chuyên gia và xuất khẩu lao động từ những năm 80-90,
cùng với gia đình và họ hàng của họ.
Trong cộng đồng Việt kiều ở Bắc Phi hiện nay, nhiều người có vị trí cao trong
xã hội và cũng nhiều người thành đạt trong kinh doanh. Họ đều nắm vững phong tục
tập quán và pháp luật của nước sở tại, am hiểu những khía cạnh nhất định của thị
trường và đặc biệt luôn có trong mình cái tâm hướng về đất nước.
Vì vậy, giữ quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Việt sẽ có cơ hội thúc đẩy
buôn bán với các nước Bắc Phi theo nhiều cách. Việt kiều có thể đứng ra làm trung
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
gian môi giới bán sản phẩm Việt Nam sang Bắc Phi và ngược lại, hoặc làm cố vấn
cho chúng ta trong hoạt động kinh doanh tại thị trường Bắc Phi, cung cấp cho chúng
ta những thông tin bổ ích. Hoặc với mối quen biết của mình, họ giới thiệu chúng ta
gặp gỡ các nhân vật, các tổ chức có uy tín ở bản xứ. Hoặc bằng thế lực của mình họ
đứng ra bảo lãnh các thanh toán giao dịch bằng L/C cho doanh nghiệp Việt Nam, khi
L/C được mở tại Ngân hàng nước sở tại…
Tháng 10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 990/QĐ-TTg thành
lập Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài, giao cho Bộ Ngoại giao
chịu trách nhiệm quản lý tổ chức hoạt động của Quỹ. Kinh phí hoạt động ban đầu do
Ngân sách Nhà nước cấp khoảng 7 tỷ đồng. Kinh phí bổ sung hàng năm cho Quỹ
được Ngân sách Nhà nước cấp căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện các dự án được
duyệt, sau khi đã trừ đi các nguồn tài chính có được từ tài trợ, viện trợ, đóng góp của
cộng đồng người Việt ở nước ngoài và các nguồn khác. Việc thành lập Quỹ hỗ trợ,
vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi thu hút
cộng đồng người Việt hướng về Tổ quốc. Quỹ cần dành những quan tâm riêng cùng
với những ưu tiên nhất định cho công tác vận động cộng đồng người Việt ở các nước
Châu Phi.
Cần nói thêm rằng gián tiếp thúc đẩy buôn bán với các nước Bắc Phi thông qua
cộng đồng người Việt ở các nước Tây Âu cũng là việc cần làm. Nhiều người Việt
hiện nay đang giữ chức vụ lãnh đạo trong các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn của
các nước Châu Âu, có buôn bán lâu năm với thị trường Bắc Phi. Nếu có cơ hội, họ sẽ
giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh sang Bắc Phi.
I.6.2. Quan hệ với các tổ chức quốc tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com