Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nước châu Phi phát triển và quan hệ xuất khẩu với các mặt hàng lương thực thực phẩm Việt Nam - 2
MIỄN PHÍ
Số trang
44
Kích thước
429.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1014

Các nước châu Phi phát triển và quan hệ xuất khẩu với các mặt hàng lương thực thực phẩm Việt Nam - 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

chế bằng hạn ngạch. Đối với EU, tác động lớn nhất của hiệp định này là việc Maroc

từng bước loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa EU trong thời hạn 12 năm.

Maroc và Mỹ có quan hệ song phương khá phát triển. Maroc chú trọng thu hút

các công ty Mỹ vào đầu tư kinh doanh. Hiệp định thương mại và đầu tư ký năm 1995

giữa Mỹ và Maroc quy định các bên sẽ áp dụng những biện pháp khuyến khích

thương mại hàng hóa và dịch vụ, và thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc phát

triển quan hệ thương mại và đầu tư dài hạn. Các nhóm công tác hỗn hợp gồm các

quan chức Mỹ, Maroc và các đại diện khu vực tư nhân đã được lập để xác định các

giải pháp cụ thể cho những mục tiêu trên.

Maroc đóng một vai trò tích cực trong các sáng kiến hội nhập khu vực. Tháng

5/2001, Maroc đã ký Tuyên bố Agadir cùng với Tuynidi, Ai Cập và Jordani hướng tới

mục tiêu thành lập một khu thương mại tự do giữa các nước phía nam Địa Trung Hải

trước đó đã ký Hiệp định hợp tác với EU. Maroc cũng là thành viên tích cực trong

Liên minh Arập Maghreb (UMA).

Maroc ngày càng quan tâm phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước

Châu Á. Với Trung Quốc, Maroc đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận về thương mại,

khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, vận tải hàng không, vận tải

đường biển, thanh toán... Với Nhật Bản, Maroc cố gắng tranh thủ vốn vay và đầu tư.

Hiệp định thương mại song phương được ký từ năm 1961, với nhiều lần điều chỉnh bổ

sung. Ngoài ra hai nước còn ký nhiều thỏa thuận qua đó Nhật Bản cho Maroc vay vốn

để phát triển kinh tế xã hội.

Về mở cửa thị trường, phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính

phủ Maroc đã từng bước giảm bớt các rào cản thương mại trong thập kỉ qua, tuy nhiên

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

nhìn chung mức độ bảo hộ vẫn còn cao. Mức thuế nhập khẩu trung bình hiện nay là

35%. Thuế nhập khẩu dao động từ 2,5% đối với nguyên liệu thô, máy móc thiết bị lên

đến 349% đối với một số mặt hàng thực phẩm. Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế

giá trị gia tăng ở mức 0-20%, trong khi hàng sản xuất trong nước thường không phải

chịu loại thuế này. Nói chung, hạn chế định lượng đối với các mặt hàng nông sản và

thực phẩm đã được thay bằng thuế nhập khẩu ở mức cao, bình quân các loại phí và

thuế nhập khẩu gộp lại khoảng 80%.

Hiện nay, 95% các mặt hàng được tự do nhập khẩu vào Maroc. Hầu hết các

quy định cấm nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu đã được loại bỏ, ngoại trừ vũ khí,

chất nổ, quần áo và lốp xe đã qua sử dụng. Như vậy thuế quan là cơ sở duy nhất để

điều chỉnh các hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên thuế nhập khẩu ở mức cao được

coi là cản trở chính đối với hàng hóa nhập khẩu vào Maroc.

Về xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng đều được xuất khẩu tự do, trừ các mặt

hàng sau phải có giấy phép của Bộ Ngoại thương Maroc: đồ cổ hơn 100 năm tuổi, các

sản phẩm khảo cổ, lịch sử, cổ sinh vật học, những mẫu vật về giải phẫu, thực vật,

khoáng chất và động vật học, than củi và bột ngũ cốc, ngoại trừ bột gạo.

Chính phủ Maroc đã có nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư trong

những năm gần đây, như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia

chương trình tư nhân hóa, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và

trong nước…

3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-MAROC

3.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-MAROC

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

Việt Nam và Maroc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 27/3/1961. Hiện nay,

Đại sứ quán Maroc tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai￾cập kiêm nhiệm Maroc. Hai bên cũng đã trao đổi một số đoàn cấp cao. Gần đây nhất,

tháng 11/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã sang thăm và làm việc tại Maroc. Cùng

đi có đại diện các bộ, ngành và đông đảo các doanh nghiệp.

Tháng 6/2001, Việt Nam và Maroc đã ký Hiệp định thương mại, quy định dành

cho nhau quy chế MFN trong buôn bán song phương. Đây là hiệp định đầu tiên được

ký giữa hai nước. Tháng 6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở thương vụ tại

Maroc. Theo kế hoạch, giữa năm 2005, Tham tán Thương mại Việt Nam sẽ lên đường

nhận nhiệm vụ tại Marốc. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ

thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực ngoại thương, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Maroc

còn ở mức thấp và tăng giảm thất thường. Thống kê trong giai đoạn 1991-2001 cho

thấy trước năm 1995, buôn bán giữa hai nước chưa có gì. Năm 1995, Việt Nam bắt

đầu xuất khẩu sang Maroc và năm 1996 thì bắt đầu nhập khẩu từ Maroc. Từ đó đến

nay buôn bán hai chiều dao động trong khoảng 1-3 triệu USD/năm. Riêng năm 2004,

xuất khẩu của ta sang thị trường này đã đạt trên 8 triệu USD và theo số liệu của Tổng

cục hải quan Việt Nam thì quý I/2005, Việt Nam đã xuất sang thị trường Maroc 3,6

triệu USD. Phần lớn thời gian qua Việt Nam xuất siêu, ngoại trừ năm 1999 Việt Nam

nhập siêu 1,47 triệu USD (xin xem phụ lục 10).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Maroc là cà phê, hạt tiêu,

cao su và các sản phẩm cao su, giày dép, dệt may, sản phẩm giấy... Các mặt hàng

nhập khẩu là đồng, gỗ, phân bón, bông... Tuy nhiên giá trị xuất nhập khẩu từng mặt

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

hàng rất thấp và thay đổi thất thường. Đặc biệt, sản phẩm nhập khẩu từ Maroc thay

đổi từng năm, giá trị nhập khẩu chỉ khoảng vài chục nghìn USD. Riêng năm 1999,

nước ta nhập từ Maroc gần 2 triệu USD phân phốt-phát làm cho kim ngạch nhập khẩu

tăng đột biến (xin xem phụ lục 11).

Giữa Việt Nam và Maroc chưa phát triển thương mại dịch vụ cũng như hoạt

động đầu tư. Hai nước chưa có hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ. Nước ta và

Maroc đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết

Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn

hiệu hàng hóa quốc tế và Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).

3.2. NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM￾MAROC

 Thuận lợi

Maroc có tình hình chính trị xã hội ổn định, có một nền kinh tế mở và đang lấy

lại đà phát triển sau thời kỳ tăng trưởng chậm của những năm 90. Chính phủ Maroc

áp dụng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy ngoại thương,

mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế… Quan hệ chính trị ngoại

giao giữa Việt Nam và Maroc phát triển đáng kể trong thập niên 90, tạo nền tảng cho

việc xây dựng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại. Buôn bán hai chiều đã bắt

đầu được triển khai và có mức tăng trưởng nhất định, hàng hóa của hai nước đã bước

đầu xâm nhập thị trường của nhau. Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập cơ

quan đại diện ngoại giao và thương mại tại Marốc. Theo kế hoạch, các cơ quan này sẽ

được mở trong năm 2005. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại song phương được ký

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!