Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các hợp chất flavonoid và flavonoid glucosid từ cây Lãnh công ba vì
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
151.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1767

Các hợp chất flavonoid và flavonoid glucosid từ cây Lãnh công ba vì

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

77

CÁC HỢP CHẤT FLAVONOID VÀ FLAVONOID GLUCOSID

TỪ CÂY LÃNH CÔNG BA VÌ

Lê Quốc Thắng1

, Trịnh Thị Thuỷ

2*, Trần Văn Sung2

1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

2Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đến Tòa soạn 6-9-2011

Abstract

Chemical investigation of Fissistigma balansae growing in Hoa Binh province, Vietnam led to the isolation and

structural elucidation of six flavonoids named catechin (1), epicatechin (2), quercetin (3), pachypodol (4), quercetin 3-

O-β-D-arabinopyranoside (5) and tiliroside [6”-O-trans-p-coumaroylastragalin (6)]. Their structures were determined

on the basis of MS, NMR spectra and comparison with reported data.

Keywords: Fissistigma balansae, flavonoid, pachypodol, quercetin, tiliroside.

1. MỞ ĐẦU

Cây Lãnh công ba vì [Fissistigma balansae

(DC.) Merr.] là cây bụi trườn dài 8-12 m, mọc rải

rác ở vùng núi đất ở độ cao 300-500 m. Ở̉ Việt Nam

cây này phân bố ở các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Lâm

Đồng [1]. Từ cành non của cây Fissistigma

balansae, Yi-Chen Chia và cộng sự (1998, 2000) đã

phân lập được các protoberberin ancaloit, p￾quinonoit, aporphin ancaloit [8, 9] và các

aristolactam [10]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy

có công trình nào về thành phần hóa học của cây này

ở Việt Nam. Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học

chi Fisisstigma ở nước ta, bài báo này thông báo

việc phân lập và xác định cấu trúc hoá học của 6 hợp

chất flavonoid từ cây Lãnh công Ba Vì. Cấu trúc hoá

học của các chất được xác định bằng cách kết hợp

các phương pháp phổ khối (ESI-MS, HR-ESI-MS),

phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton, cacbon 13 một

chiều, hai chiều (1H-, 13C-NMR, 2D-NMR) và so

sánh với số liệu phổ đã công bố.

2. THỰC NGHIỆM

2.1. ThiÕt bÞ, m¸y mãc

Phổ khối HR-ESI-MS: FT-ICR-MS Varian

(USA). ESI-MS: LC-MSD-Trap-SL Agilen. Phổ

NMR: BRUKER Avance 500 spectrometer [499,8

MHz (1H) và 125 MHz (13C, DEPT)]. Chất nội

chuẩn TMS (δ = 0 cho 1H-NMR) và tín hiệu dung

môi CDCl3 (δ = 77,0), CD3OD (δ = 49,0) cho 13C￾NMR. Tất cả các loại phổ được đo tại Viện Hoá học,

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. SKC:

Silica gel 60, 0,06-0,2 mm (Merck) cho cột đầu,

silica gel 60, 40-63 µm (Merck) và Sephadex LH-20

cho các cột tiếp theo. Silica gel 60 F-254 (Merck)

được dùng cho sắc ký lớp mỏng.

2.2. MÉu thùc vËt

MÉu lá cây Lãnh công ba vì được thu hái vào

tháng 7/2007, tại Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình. Tên

cây do CN. Ngô Văn Trại xác định, tiêu bản số PC￾03 được giữ tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và

Công nghệ Việt Nam.

2.3. Chiết, tách và số liệu phổ

Mẫu lá F. balansae được phơi khô, xay nhỏ; 1,2

kg mẫu được ngâm chiết bằng MeOH-H2O (95:5) ở

nhiệt độ phòng, cất loại MeOH dưới áp suất giảm ở

45°C. Dịch nước còn lại được chiết phân lớp bằng

n-hexan, EtOAc và n-BuOH. Cất loại dung môi thu

được 5; 20 và 3 g cặn các dịch chiết tương ứng.

Dịch chiết EtOAc (20 g) được phân tách bằng

sắc ký cột silica gel, dung môi EtOAc:MeOH

(30:1→30:15) thu được 6 phân đoạn (FBE1-FBE6).

- Catechin (1): Chạy cột silica gel phân đoạn

FBE2 với hệ dung môi CH2Cl2:MeOH thu được chất

rắn 1 (500 mg). Phổ FT-IR (KBr) νmax, cm-1: 3405

(OH), 2924, 1612, 1518, 1463, 1287, 1141; EI-MS

70 eV, m/z (rel. int.): 290 [M]+ (42), 271 (4), 152

(40), 139 (100), 123 (69), 110 (39), 97 (32), 55 (76).

Epicatechin (2) và quercetin (3): Chạy cột silica

gel phân đoạn FBE2 với hệ dung môi

CH2Cl2:MeOH thu được 20 mg chất 2 và 10 mg

chất 3.

TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(1) 77-81 THÁNG 2 NĂM 2012

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!