Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các hoạt động trình diễn giới thiệu di sản văn hóa của người bana ở bảo (3)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
69
tục liên quan đến đâm trâu, chém lợn theo quy định về văn hóa cơ sở của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.11
Như vậy, với mục đích giới thiệu chung về 54 dân tộc Việt Nam trong
trưng bày ở tòa Trống đồng, văn hóa của người Bana được tái hiện ở mức độ
thông tin cơ bản qua một số hiện vật, bài viết. Đây cũng chính là chủ ý trưng
bày của Bảo tàng nhằm đưa đến công chúng những nét văn hóa mang đậm bản
sắc dân tộc Bana. Qua không gian trưng bày này, chúng ta thấy việc tạo dựng
bản sắc văn hóa tộc người có sự tham gia có chủ đích từ phía các cán bộ Bảo
tàng (nhà nghiên cứu, cán bộ thuyết minh, lãnh đạo Bảo tàng). Bản sắc của
người Bana được giới thiệu qua lăng kính của Bảo tàng để hướng đến mục đích
thể hiện sự đa dạng văn hóa, đồng thời thể hiện những nét văn hóa mang tính
bản sắc của cộng đồng và cuối cùng là với mục đích hướng tới việc thu hút
khách đến Bảo tàng. Góc nhìn này đem đến cho công chúng hình ảnh về dân
tộc Bana với những đặc trưng bản sắc tộc người như lễ đâm trâu, cồng chiêng,
trang phục dân tộc, gùi vận chuyển đồ, v.v. Liệu không gian tạo dựng bản sắc
văn hóa tộc người Bana qua một số biểu đạt văn hóa vật thể và phi vật thể đã
phản ánh đầy đủ bản sắc Bana hiện nay, hay nó có phần đưa công chúng về quá
khứ, cũng như mới chỉ phục vụ được một phần mục thể hiện sự đa dạng văn hóa
và thu hút du khách của Bảo tàng? Để trả lời cho những câu hỏi này, luận án sẽ
tiếp tục phân tích về sự lựa chọn trưng bày văn hóa của cộng đồng, của bảo tàng ở
Chương 4.
3.1.2. Trưng bày văn hóa Bana tại Vườn kiến trúc
Trưng bày ngoài trời là một phần không thể thiếu của loại hình Bảo tàng
dân tộc học. Một trong những thế mạnh của loại hình này là tạo cho công
chúng những không gian văn hoá mở, gần gũi với môi trường thiên nhiên. Với
11 Công văn số 943/BVHTTDL-VHCS ngày 19/3/2015 yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Đối với các lễ hội có tục
"đâm trâu", "chọi trâu”, "cầu trâu", "chém lợn", "cướp phết", "tranh lộc"... cần tổ chức tham vấn ý kiến cộng
đồng, vận động nhân dân loại bỏ, thay thế các tập tục để phù hợp với xu thế thời đại.