Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
170
Kích thước
933.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1820

Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

____________________

NGUYỄN THỊ HUYỀN

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU VÀ VAI TRÕ CỦA

CHÖNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Thức

Hà Nội - 2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách

quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu đã

công bố.

Hà Nội ngày 15 tháng 8 năm 2013

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Huyền

3

MỤC LỤC

Trang

MỞĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Lý luận về sở hữu và hình thức sở hữu 9

1.2. Vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa 21

1.3. Những giải pháp cho vấn đề sở hữu 35

Chương 2: SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. Sở hữu và hình thức sở hữu 40

2.2. Sự vận động biến đổi của các hình thức sở hữu trong lịch sử 46

2.3. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về sở hữu và việc vận

dụng quan điểm đó ở Việt Nam 50

2.4. Mối liên hệ và sự phối hợp giữa các hình thức sở hữu trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 69

Chương 3: VAI TRÕ CỦA CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay 81

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt

Nam hiện nay 109

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÕ

CỦA CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm 124

4

4.2. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của các hình thức sở hữu ở

Việt Nam hiện nay 128

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

5

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

diễn ra khi sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã trải qua 25 năm và đạt

được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng. “Thể chế

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và

hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên

nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng.

Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác

đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần

tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất

nước. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta

vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng

lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” [51, tr.92].

Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong đó có đóng góp quan

trọng của việc đổi mới nhận thức và áp dụng một cách sáng tạo vấn đề sở

hữu của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự biến động của nền kinh tế thế

giới, nhất là sự khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, đã tác

động không nhỏ đến Việt Nam; đã làm lộ ra những khó khăn, những bất

cập trong cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý của chúng ta. Hệ thống pháp

luật, cơ chế, chính sách về vấn đề sở hữu chưa đồng bộ và thống nhất.

Những bất cập trong quản lý, phân phối chưa được giải quyết tốt. Còn có

sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Các loại thị trường hình

thành và phát triển còn chậm, vận hành chưa thông suốt. Sự cạnh tranh

không lành mạnh giữa các chủ sở hữu, tình trạng trốn lậu thuế, gian lận

6

thương mại còn nhiều. Cải cách hành chính còn chậm. Tham nhũng, lãng

phí còn nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Hệ thống an

sinh xã hội chưa phát triển. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; chất

lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên là do vai

trò của các hình thức sở hữu chưa được phát huy đầy đủ. Để tạo điều kiện

cho lực lượng sản xuất ở nước ta tiếp tục phát triển thì cần phải tiếp tục

hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng

muốn vậy thì chúng ta phải hiểu rõ vai trò của từng hình thức sở hữu, đồng

thời phải giải quyết tốt vấn đề sở hữu. Chính vì lý do đó mà tôi chọn

nghiên cứu đề tài “Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích: Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về các hình thức sở hữu, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát

huy vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết những

nhiệm vụ chính sau đây:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về sở hữu trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phân tích thực trạng của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; những vấn đề

đặt ra đối với vai trò của các hình thức sở hữu đó.

7

- Đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các hình

thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của các hình thức sở

hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay.

* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Giai đoạn phát triển kinh tế của

Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận:

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là những quan điểm cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của

Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề sở hữu.

4.2. Cơ sở thực tiễn:

Luận án được thực hiện dựa trên sự kế thừa những thành tựu của các

nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề sở hữu và thực tiễn quá trình xây

dựng chế độ sở hữu ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là: phân

tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, logic-lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng

hóa, và các phương pháp chung của khoa học xã hội.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Góp phần hệ thống hóa lý luận về sở hữu, sở hữu tư liệu sản xuất

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Làm rõ thêm thực trạng của các hình thức sở hữu cơ bản trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

8

- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các hình thức sở

hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án cung cấp thêm tri thức về vấn đề sở hữu và vai trò của các

hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay.

- Nội dung nghiên cứu và những kết quả đạt được của luận án có thể

làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu vấn đề sở hữu ở

Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án

được trình bày thành 4 chương và 10 tiết.

9

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Lý luận về sở hữu và hình thức sở hữu

Sở hữu là một vấn đề phức tạp, có tính chất liên ngành; vì vậy, đã có

nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ khác nhau.

1.1.1. Khái niệm sở hữu

Các công trình nghiên cứu khi bàn đến khái niệm sở hữu thường tập

trung vào việc làm rõ một số vấn đề cơ bản như: Trước đây khái niệm sở

hữu có được sử dụng hay không? Nếu có thì nó được sử dụng với nghĩa

như thế nào và có thống nhất hay không? Sở hữu là phạm trù lịch sử hay

phạm trù vĩnh viễn? Khái niệm sở hữu theo quan điểm của C.Mác và

Ph.Ăngghen như thế nào?

Theo tác giả Trần Ngọc Linh, khái niệm sở hữu đã trải qua một quá

trình lịch sử phát triển lâu đời. Trong suốt nhiều thế kỷ trước, khái niệm

“sở hữu” hoặc là tuyệt nhiên không được sử dụng, hoặc đã được dùng với

những nghĩa khác xa nghĩa ngày nay. Chẳng hạn, khi nói về tài sản, của

cải, Aristốt có nói tới chiếm giữ chúng, chứ không phải sở hữu. Khái niệm

sở hữu đã xuất hiện vào thế kỷ XVII. Trong thời kỳ mà tư tưởng quyền tự

nhiên được phổ biến rộng rãi. Xung quanh quan niệm về sở hữu đã có hai

khuynh hướng tư tưởng; đó là khuynh hướng tư tưởng của các nhà triết học

Locke, Smith và khuynh hướng tư tưởng của các nhà luật học Savigny,

Rútxô. C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp thu một cách có chọn lọc những quan

điểm nêu trên về sở hữu và đưa ra những quan điểm khoa học về sở hữu

dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, sở

hữu là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử cụ thể; vì thế, để nghiên cứu

khái niệm sở hữu thì cần phân tích nền sản xuất xã hội. Cơ sở của sở hữu là

mối quan hệ qua lại của con người đối với tư liệu sản xuất. Sở hữu là quan

hệ đối với những điều kiện của sản xuất. Sở hữu luôn có hai nội dung kinh

10

tế và pháp lý. Nội dung kinh tế của sở hữu trước hết thể hiện ở chỗ, nó là

cơ sở, là điều kiện của sản xuất. Nói đến sở hữu là nói đến những điều kiện

của sản xuất. Mặt khác, nội dung kinh tế của sở hữu còn thể hiện ở mặt lợi

ích kinh tế, mặt quyền lợi vật chất (sở hữu đã đem lại lợi ích kinh tế như

thế nào cho chủ sở hữu). Đây là nội dung cơ bản nhất, có tính chất quyết

định. Nội dung pháp lý của sở hữu thể hiện ở chỗ, pháp luật quy định bảo

vệ đối với chủ thể sở hữu như thế nào. Hai nội dung trên của sở hữu có

quan hệ biện chứng với nhau [109].

Khi đề cập đến khái niệm sở hữu, nhìn chung các tác giả đều thống

nhất cho rằng, sở hữu là mối quan hệ giữa người với người trong chiếm

hữu của cải vật chất, là biểu hiện về mặt xã hội của chiếm hữu; sở hữu

thường gắn với chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu và quyền sở hữu. Quyền

sở hữu là một phạm trù tích tụ trong nó nhiều quyền, nhưng tựu trung lại có

ba quyền cơ bản là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Trong đề tài Luận án

tiến sỹ triết học “Xu hướng và đặc điểm của quá trình đa dạng hóa các

hình thức sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” tác giả Vũ

Hồng Sơn cho rằng, sở hữu theo nghĩa chung nhất là mối quan hệ giữa

người với người trong chiếm hữu của cải vật chất. Sở hữu là biểu hiện về

mặt xã hội của chiếm hữu. Nó là phạm trù lịch sử, là quan hệ xã hội nhất

định. Quan hệ này thay đổi tùy theo sự thay đổi của những điều kiện kinh

tế - xã hội trong đời sống xã hội. Chủ thể sở hữu (người sở hữu) có khả

năng và quyền chiếm hữu đối tượng sở hữu. Đối tượng sở hữu là phía thụ

động của quan hệ sở hữu. Đó có thể là những đồ vật, năng lượng, thông tin,

của cải, trí tuệ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của xã hội hóa

sản xuất, của kinh tế hàng hóa, quyền sử dụng có thể tách khỏi quyền sở

hữu [167].

Nhiều tác giả cho rằng, muốn giải quyết những vấn đề cụ thể trong

thực tiễn đời sống xã hội thì không thể không giải quyết những vấn đề lý

11

luận – phương pháp luận về sở hữu, bắt đầu từ việc định nghĩa khái niệm

sở hữu. Trong một vài năm gần đây, nhiều người đã tập trung nghiên cứu

những vấn đề lý luận về sở hữu; luận giải về sự đa dạng hóa các hình thức

sở hữu xã hội chủ nghĩa, tính chất đan xen và tác động qua lại lẫn nhau của

chúng. Trong cuốn Về vấn đề sở hữu do Nguyễn Thị Luyến chủ biên, tác

giả chỉ ra rằng, vấn đề sở hữu rất phức tạp và đang còn nhiều ý kiến rất

khác nhau. Trong công cuộc cải cách kinh tế ở Liên Xô, Trung Quốc và các

nước Đông Âu, người ta bàn rất nhiều về vấn đề sở hữu. Thực tiễn của các

nước nói trên đã chỉ ra rằng, nếu không nghiên cứu, giải quyết một cách

đúng đắn, triệt để vấn đề sở hữu thì khó có thể đưa nền kinh tế vượt qua

tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Đã có không ít lời phê phán nhận thức cũ,

những quan niệm cũ đem quy giản các quan hệ sở hữu trong chủ nghĩa xã

hội chỉ về hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, trong đó các chủ

thể sở hữu hết sức trừu tượng, chung chung.

Cũng có nhiều công trình nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại đa dạng

các hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, khi đi vào giải

quyết những vấn đề cụ thể, người ta thấy không thể tiến bước được nếu

không giải quyết những vấn đề lý luận – phương pháp luận về sở hữu. Đó

thật sự là những vấn đề phức tạp đang nổi lên trong quá trình chuyển sang

kinh tế thị trường [129]. Trong bài “Những quan điểm khoa học cốt lõi của

chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu và việc vận dụng vào quá trình xây dựng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” tác giả Đỗ Thế Tùng cho rằng, sở hữu là

quan hệ xã hội nên ít nhất phải có hai người trở lên có liên quan tới một đối

tượng nhất định mới đặt ra vấn đề sở hữu; nếu đơn độc như Robinsơn trên

hoang đảo thì chỉ có chiếm hữu và sử dụng, chứ không cần nói tới sở hữu;

sở hữu xác định một vật là của ai, do ai chi phối.

Quan hệ sở hữu khi được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật

thì được gọi là chế độ sở hữu. Khi chủ sở hữu tư liệu sản xuất là một cộng

12

đồng thì sở hữu được gọi là sở hữu công cộng (công hữu); khi chủ sở hữu

tư liệu sản xuất là một người hay một vài người thì đó là sở hữu tư nhân (tư

hữu); khi chủ sở hữu đan xen, gồm cả công hữu và tư hữu thì đó là sở hữu

hỗn hợp. Còn sở hữu tư liệu tiêu dùng là sở hữu cá nhân. Thông thường ở

mỗi nước cùng tồn tại cả ba loại hình: công hữu, tư hữu và sở hữu hỗn hợp.

Nếu sở hữu tư nhân chiếm vị trí thống trị thì đó là chế độ tư hữu, nếu sở

hữu công cộng giữ địa vị thống trị thì đó là chế độ công hữu [194].

Có tác giả cho rằng, chế độ sở hữu là vấn đề căn bản nhất của chế độ

kinh tế - xã hội, bởi vì chỉ trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu

mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề động lực, lợi ích kinh tế, chính trị,

pháp quyền và xã hội. Ví dụ, trong bài “Một số nhận thức cơ bản về sở hữu

và nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam” tác giả Phạm Quang Phan

cho rằng, sở hữu là một phạm trù xuất phát và cơ bản của kinh tế học; sở

hữu phản ánh quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu

tư liệu sản xuất và của cải được tạo ra nhờ tư liệu sản xuất ấy. Các nhà lý

luận tư sản coi sở hữu tư liệu sản xuất chỉ là quan hệ giữa người với vật

(của ai ?). Ngược lại, quan điểm mác-xít lại coi sở hữu về tư liệu sản xuất

là quan hệ giữa người với người, giữa các giai cấp với nhau (ai với ai?);

quan hệ này thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội.

Sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò chủ yếu trong việc chiếm hữu của

cải vật chất, nó quyết định tính chất của chế độ xã hội. Phạm trù sở hữu khi

được luật hóa thì trở thành quyền sở hữu và khi được thực hiện qua một cơ

chế nhất định thì gọi là chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu là vấn đề căn bản

nhất của chế độ kinh tế - xã hội [100].

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, khi nghiên

cứu các vấn đề cụ thể thì cần bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề lý

luận xung quanh khái niệm sở hữu.

13

1.1.2. Vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất

Khi nói về vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất, các tác giả đều coi sở

hữu là một trong ba bộ phận hợp thành quan hệ sản xuất, là yếu tố quan

trọng nhất quyết định các yếu tố còn lại. Trong cuốn sách “Nhìn lại quá

trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005”, tác giả Nguyễn Đình

Kháng chỉ ra rằng, trong ba mặt của quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu về tư

liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm) thì

quan hệ sở hữu là mặt chủ yếu nhất. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào

nắm giữ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó nắm

quyền thống trị xã hội về mặt kinh tế và do đó, thống trị về chính trị, tư

tưởng. Quan hệ sản xuất là bộ phận hạ tầng cơ sở trên đó có các quan hệ

thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội. Trong toàn bộ hệ thống quan hệ xã hội

nói chung thì quan hệ sản xuất (mà hạt nhân của nó là quan hệ sở hữu) có

tính quyết định đối với thượng tầng kiến trúc. Tuy nhiên, đây là quan hệ

biện chứng; bởi vì, hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc (nhà

nước, chính trị, tư tưởng, văn hóa…); mặt khác, thượng tầng kiến trúc

không hoàn toàn thụ động mà có tác động tích cực hoặc tiêu cực trở lại với

cơ sở hạ tầng. Quan hệ sở hữu quyết định tính chất của các quy luật kinh tế,

quyết định tính chất vận động của phương thức sản xuất và do đó, cũng

quyết định tính chất của chế độ xã hội. Khi sở hữu phù hợp với sự phát

triển lực lượng sản xuất thì không lực lượng xã hội nào cản trở được nó;

ngược lại, khi nó không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất

thì cũng không có một lực lượng xã hội nào kìm giữ mãi sự lụi tàn của sở

hữu đã lỗi thời. Sở hữu giữ vị trí trung tâm trong hệ thống kinh tế của bất

cứ giai đoạn phát triển lịch sử nào. Sở hữu quyết định phương thức phân

phối sản phẩm. Qua phương thức phân phối mà hình thành các lợi ích kinh

tế của những con người, những giai cấp, chủ sở hữu tham gia guồng máy

14

sản xuất xã hội. Như vậy, sở hữu về mặt kinh tế cuối cùng cũng được thực

hiện thông qua lợi ích [159].

Theo tác giả Hồ Tấn Phong, quan hệ sở hữu trong xã hội như thế nào

thì kết cấu giai cấp, bản chất chính trị của xã hội sẽ như vậy. Sở hữu là một

vấn đề kinh tế chính trị, phải có quan điểm chính trị khi bàn về vấn đề sở

hữu chứ không chỉ thuần túy kinh tế khi xem xét vấn đề này. Bàn đến vấn

đề sở hữu là bàn đến vấn đề cốt lõi của một chế độ kinh tế - xã hội [148].

Trong đề tài “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn

đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm đó đối

với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thời kỳ đổ

mới” các tác giả cho rằng, trong sự vận động và phát triển của xã hội loài

người, sở hữu có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, nó chi phối cơ bản

các yếu tố khác của đời sống xã hội, nhưng đồng thời cũng luôn luôn vận

động, biến đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất cả về trình độ, tính

chất và quy mô. Chế độ sở hữu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu

tố khác trong cấu trúc xã hội, cuối cùng nó sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế

- xã hội hiện tồn bằng hình thái kinh tế - xã hội mới phù hợp với chế độ sở

hữu mới. Tuy tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau trong một hình thái

kinh tế - xã hội nhưng trong đó bao giờ cũng có một hình thức sở hữu đặc

trưng [109].

Theo tác giả Trương Gia Long, sở hữu và các thành phần kinh tế có

vị trí đặc biệt trong kết cấu kinh tế của mọi nền kinh tế. Tùy thuộc vào cơ

cấu sở hữu phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất

mà vai trò của sở hữu phát huy tác dụng hay không. Ở Việt Nam, trước

năm 1986, sở hữu đặc trưng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trên cơ

sở của chế độ sở hữu này, cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế kế hoạch

hóa tập trung, cơ chế đó đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng

dân tộc. Tuy nhiên, ưu điểm của ngày hôm qua, kéo dài mãi sang tận hôm

15

nay, bất chấp thực tế đã trở thành khuyết điểm; vì vậy, cần giải phóng

mạnh mẽ lực lượng sản xuất thông qua việc duy trì và thừa nhận sự tồn tại

khách quan của nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất

yếu.

Khi bàn đến vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất, hầu hết các tác giả

đều cho rằng, sở hữu có vai trò rất quan trọng, giai cấp nào nắm quyền sở

hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì sẽ nắm quyền thống trị xã hội về

mặt kinh tế và do đó, thống trị về chính trị, tư tưởng. Khi sở hữu phù hợp

với sự phát triển lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát

triển, ngược lại, khi không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất

thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở hữu giữ vị trí

trung tâm trong hệ thống lý luận kinh tế của bất cứ giai đoạn phát triển lịch

sử nào; nó chi phối các yếu tố khác của đời sống xã hội. Chế độ sở hữu

thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác trong cấu trúc xã hội,

cuối cùng sẽ làm thay đổi hình thái kinh tến- xã hội hiện tồn bằng hình thái

kinh tế - xã hội mới phù hợp với chế độ sở hữu mới với đặc trưng của nó

[111].

1.1.3. Quyền sở hữu

Hầu hết các tác giả đều cho rằng, quan hệ sở hữu một khi được luật

pháp hóa thì trở thành quyền sở hữu, bao gồm rất nhiều quyền. Cần phân

biệt sở hữu và quyền sở hữu, sở hữu trên danh nghĩa và sở hữu thực tế.

Chẳng hạn, trong cuốn sách “Sở hữu: Lý luận và vận dụng ở Việt Nam”,

tác giả Nguyễn Văn Thức cho rằng, quan hệ sở hữu một khi được pháp luật

hóa, tức là được pháp luật quy định, giới hạn, thừa nhận tính hợp pháp

chính đáng của nó thì trở thành quyền sở hữu. Trên thực tế, quyền sở hữu

đối với một đối tượng sở hữu cụ thể nào đó được biểu hiện ở các quyền

sau: Quyền sử dụng; quyền hưởng thụ; quyền chuyển nhượng (cho thuê

hoặc bán); quyền thế chấp; quyền cho thừa kế; quyền thay đổi, mở mang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!