Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước đầu đánh giá vai trò của kiểm duyệt văn bản thông qua việc khảo sát một số lỗi trong văn bản hành chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vũ Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 291 - 295
291
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KIỂM DUYỆT VĂN BẢN THÔNG QUA
VIỆC KHẢO SÁT MỘT SỐ LỖI TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Vũ Thị Vân*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thực tế cho thấy, có nhiều văn bản hành chính còn tồn tại lỗi sai về thể thức, kỹ thuật trình bày
như phông chữ, cỡ chữ, chính tả.… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xử lý và quản lý văn
bản. Từ việc khảo sát và phát hiện những lỗi sai về hình thức trong một số văn bản hành chính,
bước đầu đánh giá vai trò của việc kiểm duyệt văn bản trước khi ký ban hành. Kiểm duyệt văn bản
trước khi ký ban hành không chỉ góp phần hạn chế những lỗi sai trên mà còn giúp cho công tác
quản lý văn bản được đúng quy định.
Từ khóa: văn bản hành chính, thể thức, kỹ thuật trình bày, quy trình, kiểm tra, kiểm duyệt.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Công tác quản lý văn bản từ lâu đã trở thành
một phần công việc quan trọng, không thể
thiếu của công tác văn thư lưu trữ. Nhà nước
ta luôn coi trọng công tác này và coi đây là
công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý
Nhà nước. Từ năm 1963, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 142/CP trong đó quy định rõ
Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công
tác lưu trữ. Đến 08/ 7/ 2004, sau 41 năm thực
hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 110/2004-CP thay thế cho Nghị
định 142/CP về công tác văn thư và đến năm
2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 09/2010/ NĐ-CP ngày 08/ 02/
2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về
công tác văn thư.
Trong thực tế, không cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp nào hoạt động mà không có (diễn ra)
việc soạn thảo, ban hành, chuyển, nhận văn
bản. Nói cách khác, văn bản giấy tờ là công
việc diễn ra hàng ngày, thường xuyên, gắn
liền với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Văn
bản giúp cho các tổ chức, đơn vị giao dịch,
truyền tải thông tin, tổ chức quản lý, thể hiện
cơ sở pháp lý...
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, đã có nhiều công
trình, bài viết nghiên cứu, trao đổi, thảo luận
về công tác quản lý văn thư, lưu trữ, điều đó
*
Tel: 0987 349900, Email: [email protected]
góp phần làm cho công tác văn thư, lưu trữ
dần đi vào nền nếp, bảo đảm việc phục vụ
hoạt động quản lý hành chính Nhà nước có
hiệu quả...Tuy nhiên, qua thực tế công tác,
tình trạng văn bản sai thể thức, kỹ thuật trình
bày còn khá phổ biến, do vậy, chưa phát huy
được vai trò trong thực tiễn...Trong phạm vi
bài viết này, chúng tôi đề cập tới một khía
cạnh trong công tác văn thư, đó là bước đầu
đánh giá vai trò của việc kiểm duyệt, kiểm tra
văn bản hành chính (quyết định, thông báo,
công văn, báo cáo, tờ trình,...) trước khi ký
ban hành thông qua việc khảo sát, thống kê
những lỗi sai thường gặp về thể thức và kỹ
thuật trình bày của văn bản hành chính để bạn
đọc cùng trao đổi, bàn luận.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
Tại sao phải kiểm duyệt, kiểm tra, văn bản
trước khi ký ban hành?
Trước hết, cần phải khẳng định, việc kiểm tra
văn bản trước khi ký ban hành là việc làm cần
thiết và bắt buộc trong công tác quản lý văn
bản nói riêng và trong công tác văn thư nói
chung của mỗi cơ quan, tổ chức. Vấn đề này
được quy định cụ thể tại khoản 5, Điều 1 của
Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/ 02/ 2010
của Chính phủ như sau: "Chánh Văn phòng;
Trưởng Phòng Hành chính ở những cơ quan,
tổ chức không có Văn phòng; người được
giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ
quan tổ chức quản lý công tác văn thư ở
những cơ quan, tổ chức khác phải kiểm tra và
chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình