Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước đầu đánh giá thực trạng đàn bò H’Mông nuôi trong nông hộ tại Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
3
BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÕ H‟MÔNG
NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI BẮC KẠN
Mai Anh Khoa1
, Trần Văn Thăng2
, Nguyễn Thu Phƣơng2
Trần Huê Viên2
, Nguyễn Hƣng Quang2
, Nguyễn Hữu Cƣờng3
1Đại học Thái Nguyên, 2
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3Bộ Khoa học Công nghệ
TÓM TẮT
Khảo sát đƣợc tiến hành trên đàn bò H‟Mông tại 3 huyện Pắc Nặm, Chợ Đồn và Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn nhằm đánh giá thực trạng đàn bò tại đây. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: cơ cấu đàn bò
H‟Mông, khối lƣợng và kích thƣớc một số chiều đo, một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái. Từ
kết quả khảo sát góp phần đánh giá, bình tuyển đàn bò tại đây nhằm định hƣớng cho công tác
giống và nuôi dƣỡng chăm sóc chúng tốt hơn sau này. Kết quả đánh giá cho thấy cơ cấu đàn bò cái
tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ đàn bò đực/cái sinh sản cao. Kích thƣớc một số chiều đo và khối
lƣợng của bò H‟Mông trƣởng thành có tầm vóc nhỏ bé và khối lƣợng thấp so với đàn bò H‟Mông
tại Hà Giang hay các địa phƣơng khác. Tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu là 3 - 4 năm tuổi, chiếm tỷ lệ
58,44%, với khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 1 năm chiếm tỷ lệ rất cao (47,09%). Bò cái H‟Mông
có ngoại hình đẹp, đủ tiêu chuẩn làm giống (cấp tổng hợp từ đặc cấp trở lên) chiếm tỷ lệ
41,55%. Số lƣợng bò đực không đạt tiêu chuẩn chọn lọc làm giống chiếm tỷ lệ cao (47,51%
tổng đàn bò đực).
Từ khóa: Bò H’Mông; Cơ cấu đàn; Kích thước các chiều đo; Chỉ tiêu sinh lý sinh sản; Bắc Kạn
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò
chiếm một vị trí quan trọng. Con bò cung cấp
thịt, sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, sử
dụng để vận chuyển hành hoá và phân chuồng
cho sản xuất cây trồng [1], [7]. Hiện nay, đàn
bò đang có xu hƣớng giảm sút về cả số lƣợng
và chất lƣợng. Năm 2012 các tỉnh miền núi
phía Bắc có tổng đàn bò là 904,6 nghìn con
giảm khoảng 42,34 nghìn con so với năm
2011 [6].
Bắc Kạn cũng là một tỉnh miền núi có tiềm
năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, có
nhiều nhóm bò nội quý có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Kạn năm 2012 [8] tổng
đàn bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có xu
hƣớng giảm mạnh, hiện chỉ có gần 20,2 nghìn
con, giảm khoảng 11,9% so với năm 2011.
Nguyên nhân tổng đàn bò của tỉnh giảm mạnh
là do xu thế cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp làm giảm số lƣợng bò cày kéo. Bên
cạnh đó, số lƣợng xuất bán và giết mổ nhiều
*
Tel: 0968 533888, Email: [email protected]
cũng là nguyên nhân khiến cho tổng đàn gia
súc giảm. Diện tích đất canh tác đƣợc tận
dụng để trồng rừng, trồng lúa nên đồng cỏ
chăn nuôi bị thu hẹp, những hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ thiếu nhân lực, hiệu quả chăn nuôi thấp,
việc chăm sóc cho đàn bò còn chƣa đƣợc chú
trọng, số bò bị bệnh lở mồm long móng hay
chết rét nhiều… cũng là nguyên nhân khiến
cho đàn bò trên của tỉnh Bắc Kạn giảm mạnh.
Bò H‟Mông đƣợc nuôi phổ biến tại các huyện
Pắc Nặm, Chợ Đồn và Ba Bể, nơi có số đồng
bào dân tộc H‟Mông nhiều. Đây là một nhóm
bò quý, có năng suất và chất lƣợng thịt cao và
là một trong số các nguồn gen vật nuôi quý
hiếm đã đƣợc Việt Nam đƣa vào danh mục
bảo tồn và phát triển [3]. Bò H‟Mông có thân
hình cao, to cân đối, khả năng sản xuất thịt
cao, thịt bò thơm ngon và mềm [4].
Xuất phát từ những thực tế trên, để có định
hƣớng và chiến lƣợc phát triển chăn nuôi bò
trong thời gian tới thì việc đánh giá thực trạng
đàn bò để từ đó có biện pháp kỹ thuật cần
thiết nâng cao số lƣợng và chất lƣợng đàn bò
là cần thiết và cấp bách.