Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy
học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông
Improving the Creative Thinking Of Students In Learning And Teaching Inequalities
Applied to high School Students
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 103 tr. +
Nguyễn Chí Hiếu
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Toán;
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vương Dương Minh
Năm bảo vệ: 2009
Abstract. Hệ thống hóa một số tư tưởng chủ đạo về tính sáng tạo của các nhà nghiên cứu lý
luận dạy học, tâm lý lớn trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu nội dung dạy học (chương
trình sách giáo khoa) về bất đẳng thức trong chương “ Bất đẳng thức và bất phương trình
sách giáo khoa, sách bài tập: Đại số 10 (chỉnh lý hợp nhất năm 2000), Đại số 10 (sách
chương trình chuẩn và nâng cao). Đề xuất biện pháp dạy học giải bài tập bất đẳng thức theo
định hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo. Thực nghiệm sư phạm để tìm hiểu những khó khăn
của giáo viên và học sinh trong dạy học giải bài tập bất đẳng thức, kiểm chứng giả thuyết
khoa học về dạy và học giải bài tập toán bất đẳng thức theo định hướng sáng tạo ở trường
(trung học phổ thông) THPT.
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Toán học; Bất đẳng thức; Tư duy sáng tạo
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 (khóa VIII) khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học”.
Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 2005) quy định: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất phương án dạy và học bất đẳng thức theo hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, nâng
cao hiệu quả quá trình dạy và học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Quá trình dạy học bài tập bất đẳng thức.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giải toán của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung “Bất đẳng thức”.
4. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học bất đẳng thức cho học sinh trung học phổ thông, khi tổ chức được hoạt động
dạy và hoạt động học giải bài tập toán theo hướng của luận văn thì sẽ bồi dưỡng được tư duy sáng
tạo cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số tư tưởng chủ đạo về tính sáng tạo của các nhà nghiên cứu lý luận dạy
học, tâm lí trên thế giới và Việt Nam.
- Nghiên cứu nội dung dạy học (chương trình, sách giáo khoa) về bất đẳng thức trong chương
“ Bất đẳng thức và bất phương trình”ở sách giáo khoa, sách bài tập: Đại số 10 (chỉnh lí hợp nhất năm
2000), Đại số 10 (sách chương trình chuẩn và nâng cao).
- Đề xuất biện pháp dạy học giải bài tập bất đẳng thức theo định hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo.
- Thực nghiệm sư phạm để tìm hiểu những khó khăn của giáo viên và học sinh trong dạy học giải bài
tập bất đẳng thức, kiểm chứng giả thuyết khoa học về dạy và học giải bài tập toán bất đẳng thức theo định hướng
sáng tạo ở trường THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các sách, báo, tạp chí
6.2. Phương pháp quan sát - điều tra
6.3. Thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng thông qua các lớp học thực nghiệm và các lớp
đối chứng trên cùng một lớp đối tượng, nhằm kiểm chứng hai quá trình: dạy và học bất đẳng thức
theo định hướng sáng tạo và dạy học giải bài tập vận dụng bất đẳng thức theo sách hướng dẫn.
- Phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các quan điểm về tư duy và sự sángg tạo.