Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh tiểu học trong dạy học môn toán
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1039

Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh tiểu học trong dạy học môn toán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THANH HIỀN

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THANH HIỀN

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Mã số: 60 04 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC BÍCH

THÁI NGUYÊN, 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa

được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hiền

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Trần Ngọc Bích - người đã tận tình chỉ

bảo giúp đỡ em trong học tập, nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, khoa Giáo dục Tiểu học, Bộ phận Sau

đại học, Phòng Đào tạo, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều

kiện cho em trong thời gian học tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng ban cùng các em học sinh trường tiểu

học Nguyễn Viết Xuân, Đội Cấn, Tân Cương, Nguyễn Huệ, Trưng Vương thành phố Thái

Nguyên, cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ để tôi đạt được

kết quả hôm nay!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hiền

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 4

5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4

6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4

8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5

9. Cấu trúc và bố cục của luận văn ............................................................................... 5

NỘI DUNG .................................................................................................................. 6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................... 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 6

1.1.1. Trên thế giới........................................................................................................ 6

1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................................... 7

1.2. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.............................................. 8

1.2.1. Khái niệm............................................................................................................ 8

1.2.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục .................................................... 9

1.2.3. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục .............................................. 11

1.2.4. Nguyên tắc của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục ........................................... 12

1.2.5. Chức năng của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục ............................................ 13

1.2.6. Xu hướng đánh giá trong giáo dục ................................................................... 14

iv

1.3. Kĩ năng................................................................................................................. 17

1.3.1. Khái niệm.......................................................................................................... 17

1.3.2. Cấu trúc kĩ năng................................................................................................ 19

1.3.3. Kĩ năng đánh giá ............................................................................................... 21

1.4. Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá trong dạy học môn Toán ........................................ 25

1.4.1. Bồi dưỡng ......................................................................................................... 25

1.4.2. Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá trong dạy học môn Toán ..................................... 26

1.5. Chương trình môn Toán ở tiểu học...................................................................... 27

1.5.1. Vị trí.................................................................................................................. 27

1.5.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 28

1.5.3. Nội dung ........................................................................................................... 28

1.5.4. Phương pháp dạy học........................................................................................ 29

1.5.5. Đánh giá............................................................................................................ 29

1.6. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học......................................................................... 30

1.6.1. Đặc điểm về mặt cơ thể .................................................................................... 30

1.6.2. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)............................. 30

1.7. Vấn đề kiểm tra, đánh giá ở tiểu học ................................................................... 33

1.7.1. Thông tư 22 và kiểm tra, đánh giá trong môn Toán ở tiểu học ........................ 33

1.7.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ở tiểu học hiện nay ........................................... 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 47

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ

CHO GV TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN .................................... 48

2.1. Một số căn cứ đề xuất biện pháp ......................................................................... 48

2.2. Một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng đánh giá cho GV tiểu học trong dạy

học môn Toán ............................................................................................................. 49

2.2.1. Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong dạy học

môn Toán cho HS tiểu học ......................................................................................... 49

2.2.2. Bồi dưỡng kĩ năng thiết kế câu hỏi/bài tập theo bốn mức độ của Thông tư

22/2016/TT-BGDĐT .................................................................................................. 61

2.2.3. Bồi dưỡng kĩ năng thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập của HS

thông qua dạy học môn Toán...................................................................................... 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 87

v

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................ 88

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 88

3.2. Thời gian và địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm................................. 88

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................... 88

3.3.1. Phương pháp điều tra ........................................................................................ 88

3.3.2. Phương pháp quan sát....................................................................................... 88

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ............................................................... 88

3.3.4. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá..................................................... 89

3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm........................................................................... 89

3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 89

3.4.2. Tập huấn cho giáo viên tiểu học thuộc nhóm thực nghiệm về việc thực

hiện các nội dung rèn luyện kĩ năng đánh giá học sinh trong dạy học môn Toán ..... 89

3.4.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm....................................................... 89

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 89

3.5.1. Phân tích về mặt định tính ................................................................................ 89

3.5.2. Phân tích về mặt định lượng ............................................................................. 94

3.6. Kết luận của quá trình thực nghiệm..................................................................... 96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 98

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............................................................................ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 101

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

CT : Chương trình

GV : Giáo viên

HĐ : Hoạt động

HS : Học sinh

HT : Học tập

KT : Kiểm tra

MT : Mục tiêu

SGK : Sách giáo khoa

TH : Tiểu học

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sự cần thiết của việc rèn kĩ năng đánh giá trong dạy học nói chung

và dạy học môn Toán nói riêng cho GV tiểu học.................................... 37

Bảng 1.2. Tỉ lệ % chọn mức độ quan trọng nhất và ít quan trọng nhất của các

mục đích đánh giá.................................................................................... 37

Bảng 1.3. Tỉ lệ % GV chọn mức độ quan trọng nhất và ít quan trọng nhất của

các lí do để GV kiểm tra HS ................................................................... 38

Bảng 1.4. Tỉ lệ % GV lựa trọn đúng thứ tự các bước cơ bản khi tiến hành biên

soạn để kiểm tra....................................................................................... 39

Bảng 1.5. Tỉ lệ % GV lựa trọn mức khó khăn nhất và ít khó khăn nhất của các

hoạt động trong thiết kế bài kiểm tra....................................................... 40

Bảng 1.6. Tỉ lệ % ý kiến GV về việc được bồi dưỡng kĩ năng đánh giá ................. 41

Bảng 1.7. Tỉ lệ (%) kĩ năng đánh giá của GV tiểu học trong dạy học môn Toán ......... 45

Bảng 1.8: Kết quả khảo sát mức độ rèn luyện kĩ năng đánh giá học sinh trong

dạy học môn Toán của GV...................................................................... 46

Bảng 3.1. Bảng theo dõi, đánh giá kết quả học tập của HS..................................... 93

Bảng 3.2. Sự cần thiết của các biện pháp được đưa ra trong luận văn cho GV

trong dạy học môn Toán ở tiểu học......................................................... 94

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp trong giảng dạy môn Toán ở Tiểu học ........ 94

Bảng 3.4: Kết quả quan sát mức độ rèn luyện kĩ năng đánh giá học sinh trong

dạy học môn Toán của GV nhóm thực nghiệm ...................................... 95

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là “một điều kiện

thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã

hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”. Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005 [2] đã chỉ rõ

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng

phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho

HS” [2]. Cụ thể trong Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 “về Đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [29] đã

nêu rõ mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,

hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định

hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo

dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng

thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,

khuyến khích học tập suốt đời…”[29, tr.3] cùng với nhiệm vụ “Đổi mới căn bản hình

thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm

trung thực, khách quan: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần

từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin

cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh

giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học;

đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội…” [29,tr.6].

Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra, ngoài việc hoàn thiện

một khối lượng tri thức khoa học, đổi mới nội dung thì cần thiết phải không ngừng

đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời

đổi mới kiểm tra, đánh giá. Khi nói đến mục tiêu kiểm tra đánh giá, trước hết

người ta nhận thấy kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá

trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của HS. Kiểm tra đánh giá vì sự

2

tiến bộ nghĩa là cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến

đâu, những mảng kiến thức/ kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào

còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy học. Đánh giá là một quá trình học tập, đánh

giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ

thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá

của GV, phải biết đánh giá bạn và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của

mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn

luyện mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt. Đánh giá phải

lượng giá chính xác, khách quan kết quả học tập, chỉ ra được HS đạt được ở mức

độ nào so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra. Sau khi HS kết thúc một giai đoạn học thì

tổ chức đánh giá, để GV biết được những kiến thức mình dạy, HS đã làm chủ được

kiến thức, kĩ năng ở phần nào và phần nào còn chưa đạt…

1.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như

đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới

quản lí: Nếu việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển

năng lực người học, thì quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả cao. Từ đó quá trình dạy

học sẽ hướng đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự

giác trong học tập ở người học.

Mục đích của việc đánh giá là giúp GV đổi mới phương pháp, hình thức tổ

chức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn

dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng tiến bộ của HS để

động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua để hướng dẫn,

giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm và hạn chế để có giải pháp kịp thời

nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động rèn luyện, học tập của HS. Tiếp đến

giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học;

giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập để rèn luyện và tiến bộ.

1.3. Cấp Tiểu học là cấp học nền tảng, những tri thức thu nhận được từ các môn

học nói chung và môn Toán nói riêng là những cơ sở ban đầu, những đường nét ban

đầu hình thành tư duy, nhân cách cho các em. Song thực tiễn việc kiểm tra đánh giá các

3

môn học ở tiểu học nói chung và môn Toán tiểu học nói riêng cho thấy: cách hiểu về

kiểm tra, đánh giá của GV, HS và phụ huynh HS còn nhiều bất cập. GV còn nhận xét

một cách chung chung như: có tiến bộ, cần cố gắng phát huy, tương đối tốt, tạm

được hoặc bài làm quá kém, quá tệ, lạc đề, không chịu học bài,… Để không phải viết

nhiều, GV còn phải sử dụng con dấu… Kĩ năng kiểm tra, đánh giá chưa thực sự được

GV quan tâm, việc đánh giá còn nặng về hình thức, độ chính xác chưa cao, chưa chỉ rõ

được những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào còn

yếu để điều chỉnh. GV ra đề kiểm tra hầu như chưa đảm bảo bốn mức độ theo quy

định. Nên chưa phát huy được đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá. Điều này đặt ra cho

ngành Giáo dục, các cấp quản lí cũng như bản thân mỗi người GV phải xem xét lại vấn

đề đào tạo và bồi dưỡng về lĩnh vực kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thấy rằng việc nâng cao nhận thức và

kĩ năng nhận xét, kiểm tra đánh giá của GV trong môn Toán ở tiểu học theo yêu cầu

đổi mới là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng môn học. Vì vậy chúng tôi chọn

đề tài: “Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh tiểu học trong dạy học môn Toán”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung môn Toán; thực trạng kiểm tra, đánh giá ở

trường Tiểu học; lí luận về kiểm tra, đánh giá để đề xuất những biện pháp nhằm góp

phần bồi dưỡng kĩ năng đánh giá cho GV trong dạy học môn Toán, góp phần nâng

cao hiệu quả dạy học ở tiểu học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đánh giá trong dạy học môn Toán ở tiểu học; kĩ

năng đánh giá trong dạy học nói chung và môn Toán ở tiểu học nói riêng cần rèn cho

GV tiểu học.

- Khảo sát thực trạng đánh giá môn Toán của GV ở trường tiểu học hiện nay.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng kĩ năng đánh giá môn Toán cho

GV tiểu học.

- Khảo nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các

biện pháp đã đề xuất.

4

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Kĩ năng đánh giá học sinh trong dạy học môn Toán của GV tiểu học.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng thành công một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra, đánh

giá môn Toán cho GV tiểu học thì sẽ góp phần đánh giá HS tiểu học chính xác hơn,

toàn diện hơn, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở tiểu học.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra, đánh giá

môn Toán cho GV tiểu học.

Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2016 – 2017 tại các trường tiểu học

Nguyễn Viết Xuân, tiểu học Đội Cấn, tiểu học Nguyễn Huệ, tiểu học Trưng Vương,

tiểu học Phú Xá, tiểu học Tân Cương.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về kiểm tra đánh

giá; các kĩ năng đánh giá trong dạy học nói chung và kĩ năng đánh giá trong dạy

học môn Toán ở tiểu học nói riêng. Nghiên cứu tài liệu về chương trình, nội dung

môn Toán ở Tiểu học...

- Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn GV ở

một số trường tiểu học, để tìm hiểu về sự hiểu biết của GV về kiến thức và kĩ năng

đánh giá trong dạy học môn Toán ở tiểu học.

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến, hướng dẫn cách thực hiện

đề tài, kiểm nghiệm đề tài.

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm

nghiệm tính khả thi của biện pháp đề xuất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!