Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bộ máy hành chính của nhật bản dưới thời minh trị (1868 - 1912)
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
838.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1341

Bộ máy hành chính của nhật bản dưới thời minh trị (1868 - 1912)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Ọ N N

Ọ SƯ P M

K OA LỊ SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP Ọ

Bộ máy hành chính của Nhật Bản dưới thời

Minh Trị (1868 - 1912)

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích Thảo

Người hướng dẫn : Nguyễn Văn Sang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhật Bản là một đảo quốc, nằm trên biển Thái Bình Dương. Trong tiến trình

phát triển của lịch sử dân tộc mình, Nhật Bản vừa du nhập vào những bước tiến chung

của lịch sử, văn hoá khu vực Đông Bắc Á, vừa tạo cho mình một bản sắc văn hoá riêng

với những dấu ấn bản địa sâu đậm. Nhật Bản cũng là trường hợp duy nhất ở châu Á

trong thế kỉ XIX có bước chuyển mình độc đáo để trở thành một cường quốc tư bản số

một ở phương Đông. Sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản đã làm cho cả thế giới phải

kinh ngạc bởi trong bối cảnh chung, khủng hoảng lạc hậu trì trệ của cả châu Á vào thế

kỉ XIX Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một cường quốc tư bản duy nhất ở phương

Đông quá trình này bắt nguồn từ kỷ nguyên Minh Trị.

Minh Trị Duy tân là một bước ngoặt vĩ đại trong quá trình phát triển của lịch sử

dân tộc Nhật Bản. Kỷ nguyên Minh Trị bắt đầu từ năm 1868 đến đầu năm 1912 đánh

dấu một giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Duy tân Minh Trị là

một cuộc biến đổi xã hội khá toàn diện, với những thành công từ cuộc Duy tân Minh

Trị tạo điều kiện cho sư phát triển công nghiệp hóa của Nhật Bản, khiến nền kinh tế

Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX. Với Minh Trị Duy

tân đã đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế đầu tiên ở châu Á, đồng thời

làm bước đệm cho đất nước đi lên trong những chặng đường tiếp theo.

Để đảm bảo sự phát triển, nhiều quốc gia đã xem cải cách hành chính là một

yêu cầu tất yếu, một mũi đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh

của nền kinh tế, đẩy mạnh dân chủ và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của

người dân. Cuộc Minh Trị Duy tân theo đó cũng đã mở đầu quá trình đổi mới về hành

chính ở Nhật Bản. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế

phương Tây, quyền lực tập trung vào tay Thiên hoàng, các đẳng cấp trong xã hội

phong kiến bị hủy bỏ. Mặc dù chế độ nhà nước của Thiên hoàng Minh Trị ra đời trong

hoàn cảnh đặc biệt, dựa vào lực lượng tầng lớp võ sĩ và các lãnh chúa có tư tưởng cải

cách. Tuy nhiên, cuộc cải cách và xây dựng bộ máy hành chính đã có vai trò quan

trọng trong sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước góp phần vào những thành tựu to

lớn mà Nhật Bản đạt được trong cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị. Vì vậy,

nghiên cứu bộ máy hành chính của Nhật Bản thời Minh Trị là một điều hết sức cần

thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

3

Với những lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề: Bộ máy hành chính của Nhật Bản

dưới thời Minh Trị (1868 - 1912) làm luận văn tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Minh Trị Duy tân là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Nhật

Bản. Minh Trị Duy tân đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến theo chế độ quân chủ

chuyên chế thành một cường quốc trên thế giới và là cường quốc duy nhất ngoài Âu -

Mĩ. Cho đến nay khi Nhật Bản ngày càng giàu mạnh, người ta càng thấy rõ ý nghĩa to

lớn của Minh Trị Duy tân đối với Nhật Bản và thế giới. Vì vậy, đây là một trong

những vấn đề của lịch sử Nhật Bản được giới học giả quan tâm nghiên cứu:

Tác giả Nguyễn Tiến Lực có công trình Minh Trị duy tân và Việt Nam đã đề cập

đến việc cải cách Duy tân ở Nhật Bản và cách nhìn nhận của các sĩ phu yêu nước Việt

Nam về phong trào Duy tân.Tác giả cũng đã trình bày trình bày hàng loạt các cuộc cải

cách được tiến hành vào thời kì đầu của Minh Trị nhằm “xoá bỏ cái cũ”, tức là chế độ

Baku Han và những tàn dư của nó và “xây dựng cái mới”, tức là những nền tảng của

quốc gia độc lập, tư bản chủ nghĩa và tiên tiến, quá trình ban hành Hiến pháp đầu tiên,

tạo ra sự thay đổi kì diệu trên tất cả các lĩnh vực, đưa Nhật Bản trở thành một cường

quốc trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả chú trọng về công

cuộc cải cách toàn diện, mà chưa đi sâu về bộ máy hành chính thời kỳ này.

Cuốn Minh Trị Duy Tân - Cải cách hay cách mạng của tác giả Hoàng Văn Việt

đã bàn về tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị. Trong cuốn sách này tác giả thừa nhận

những thuộc tính của cải cách và cách mạng và sự khác biệt căn bản của chúng về cả

nội dung lẫn hình thức. Thông qua đó tác giả khẳng định Duy tân Minh Trị là một

cuộc cải cách chứ chưa phải là cuộc cách mạng xã hội. Công trình này cũng chỉ mới đề

cập đến một mức độ nhất định về cải cách hành chính của Nhật Bản thời Minh Trị.

Ngoài ra, trong các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông

Bắc Á, Phát triển Khoa học và Công nghệ cũng có nhiều bài viết về Nhật Bản thời

Minh Trị như: Thử bàn về cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản và Thái Bình Thiên

Quốc ở Trung Quốc (Nguyễn Thanh Bình); Quan hệ Nhật Bản với châu Âu thời kì

trước kỉ nguyên Minh Trị: Đóng cửa nhưng không cài then (Ngô Xuân Bình); Vai trò

của Duy Tân Tam Kiệt trong cuộc cải cách Minh Trị (Huỳnh Phương Anh);… Hầu hết

các bài viết chủ yếu bước đầu đề cập tới cuộc cải cách Minh Trị và đã cung cấp một số

thông tin liên quan đến bộ máy hành chính Nhật Bản.

4

Nhìn chung, các công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến hành chính Minh

Trị (1868 - 1912) mới bước đầu nghiên cứu về cải cách Minh Trị chứ chưa có một

công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về tổ chức hành

chính Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912).

3. ối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. ối tượng nghiên cứu

Đề tài này coi bộ máy hành chính của Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 –

1912) làm đối tượng chính. Bên cạch đó, chúng tôi còn tìm hiểu về bối cảnh, nội dung

chính của cuộc Duy Tân Minh Trị để từ đó làm nổi bật được vai trò của bộ máy hành

chính trong sự phát triển cường thịnh của đất nước Nhật Bản.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian và không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức

bộ máy hành chính Nhật Bản dưới thời Minh trị Duy tân từ 1868 - 1912. Ngoài ra,

chúng tôi còn tìm hiểu về bộ máy hành chính Nhật Bản Thời Tokugawa để thấy được

sự kế thừa trong mô hình tổ chức hành chính, cùng với quá trình tiếp thu mô hình nhà

nước phương Tây thời Minh Trị Duy tân (1868 - 1912).

- Về nội dung nghiên cứu: Thực hiên đề tài này, bước đầu chúng tôi đã nêu một

cách khái quát các nhân tố ảnh hưởng, bộ máy tổ chức, những đóng góp, đặc điểm của

hành chính Nhật Bản thời Minh Trị.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã đứng trên cơ sở phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng

sản Việt Nam về nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chúng tôi còn sử dụng các phương pháp

chính của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, đồng

thời kết hợp với các thao tác phân tích, tổng hợp, mô tả, so sánh - đối chiếu để tiến

hành phân loại - chọn lọc tư liệu từ đó rút ra những kết luận mang tính khoa học, bảo

đảm tính khách quan và chân thực của lịch sử.

5. óng góp của đề tài

Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp nguồn tư liệu có tính hệ thống giúp cho chúng ta

tái hiện được một cách chân thực và khách quan về cơ cấu, tổ chức bộ máy hành chính

của Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 -1912). Thông qua đó giúp người đọc hiểu hơn

5

về công cuộc cải cách hành chính của Nhật Bản, thấy rõ mục tiêu cải cách của Nhật

Bản là xây dựng một chính phủ có bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm

tăng cường vai trò lãnh đạo của Thiên hoàng. Đồng thời nhận thức được tầm quan

trọng của bộ máy hành chính trong tiến trình phát triển của đất nước Nhật Bản.

Trên cơ sở tìm hiểu về những đặc điểm của bộ máy hành chính Nhật Bản dưới

thời Minh Trị (1868 -1912) để từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong việc cải

cách hành chính của Nhật Bản về việc xây dựng mô hình chính quyền từ trung ương

đến địa phương hiện nay.

Nếu như công trình thành công sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho

việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử Nhật Bản thời cận đại, cải cách Minh Trị

đối với sinh viên ngành lịch sử và các chuyên ngành khác.

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo , nội dung đề tài

gồm ba chương:

Chương 1: Các nhân tố tác động quá trình thiết lập bộ máy hành chính Nhật

Bản thời Minh Trị (1868 - 1912).

Chương 2: Tổ chức bộ máy hành chính của Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868

- 1912).

Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về bộ máy hành chính Nhật Bản thời

Minh Trị (1868 - 1912).

6

NỘI DUNG

Chương 1:

CÁC NHÂN TỐ TÁ ỘN ẾN QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP BỘ MÁY HÀNH

CHÍNH NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ (1868 - 1912)

1.1. Công cuộc Minh Trị ở Nhật Bản

1.1.1. Bối cảnh Nhật Bản tiến hành Minh Trị

Nhật Bản là một trung tâm kinh tế lớn của châu Á trong các thế kỷ XVI –

XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị chế độ Mạc phủ

Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt

không thể nào đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, không đủ sức chống lại sự

xâm nhập của đế quốc Âu – Mỹ.

Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến với vị trí tối

cao thuộc về Thiên hoàng nhưng quyền hành thực tế lại thuộc về Mạc phủ Tokugawa.

Những chính sách mà Mạc phủ Tokugawa thi hành để củng cố sự thống trị của mình

đã làm cho kết cấu xã hội - chính trị Nhật Bản lúc bấy giờ trở nên xơ cứng. Các chính

sách đó khống chế chặt chẽ các tầng lớp xã hội, nhất là quần chúng lao động bao gồm

nông dân và tầng lớp công thương và làm cho mâu thuẫn xã hội dưới chính quyền

Mạc phủ càng trở nên sâu sắc hơn. Trong nước, phong trào bài ngoại chống Mạc phủ

lên cao với khẩu hiệu “chống ngoài, ủng hộ Thiên hoàng” cùng với nhiều cuộc đấu

tranh của nông dân và thị dân ngày càng gia tăng. Theo thống kê, thế kỷ XVII có 188

cuộc khởi nghĩa, thế kỷ XVIII có tới 514 cuộc và trong 67 năm của thế kỷ XIX có tới

538 cuộc [32, tr.305]. Tình hình đó, khiến cho chính trị Nhật Bản thêm hỗn loạn.

Trong khi đó, bên ngoài các nước tư bản phương Tây đang tìm mọi cách thâm

nhập vào Nhật Bản. Để duy trì sự ổn định chính trị trong nước và tránh cho Nhật Bản

bị phụ thuộc vào các nươc phương Tây, năm 1635 Mạc phủ thi hành chính sách “bế

quan tỏa cảng”. Từ thế kỷ XIX, sức ép đòi mở cửa từ các nước Anh, Nga, Pháp, Mỹ

đối với Mạc phủ Edo ngày càng tăng song đều bị chính quyền Mạc phủ từ chối. Tuy

nhiên, trước sức ép mạnh mẽ của các nước phương Tây và phong trào bài ngoại trong

nước, chính quyền Mạc phủ buộc phải kí Hiệp định thương mại với Mỹ (1854), Hà

Lan (1855), Nga (1855), Anh và Pháp (1858). Các hiệp ước này cho phép nước ngoài

buôn bán đồng thời lập lãnh sự quán tại Nhật Bản. Những hiệp ước bất bình đẳng nói

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!