Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang bai tho xuc canh cua nguyen dinh chieu
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
248.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1033

Binh giang bai tho xuc canh cua nguyen dinh chieu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Đề bài: Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu Ngữ văn 11

Bài làm: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà." Đó chính là quan điểm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ

nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau nhiều

tác phẩm nổi tiếng mang tính nhân đạo sâu sắc, trong đó có bài thơ "Xúc cảnh" đã để lại bao ấn tượng trong lòng người đọc. Bởi đó là lời bộc bạch tâm sự của

tác giả trước thời thế của đất nước. Mở đầu bài thơ, đó là nỗi lòng băn khoăn lo lắng trước thời thế của đất nước: "Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông

Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?" Hình ảnh đầu tiên hiện ra "hoa cỏ" một hình ảnh ẩn dụ cho những con người

Việt Nam, mà cũng chính là tác giả đang ngóng chờ "gió đông"- một điều kì lạ

sẽ đến với đất nước. Tâm tư của ông đang đắm chìm vào một mong muốn, mong muốn điều kì diệu sẽ đến với đất nước trong hoàn cảnh khó khăn này. Tác giả luôn ao ước sao, quốc thái dân an, nhân dân được hưởng ấm no, hạnh

phúc. Với câu hỏi tu từ, một câu hỏi, không biết có câu trả lời không dành cho

chúa Xuân, thể hiện sự mỏng manh, một điều không chắc chắn về tình cảnh đất

nước lúc bấy giờ. Nguyễn Đình Chiểu luôn dõi theo tình hình quốc gia, trong từng thời khắc lịch

sử: "Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn

Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng

Bờ cõi xưa đà chia đất khác

Nắng sương nay há đội trời chung." Qua những câu thơ này, ta càng thấy được tội ác của kẻ thù. Ở đây, tác giả đã

phải sử dụng "mây giăng ải Bắc" "xế non Nam" để chỉ tội ác của kẻ thù, làm

cho đất nước dân chúng sống trong bất ổn, tiêu điều mà mờ mịt. "Trông tin

nhạn" - tác giả cũng như người dân đang trông ngóng một điều tốt lành, một tin

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!