Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang bai tho bep lua cua bang viet
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Bình giảng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Bài làm:
Thuở ấu thơ, lớn lên trong chốn làng quê nghèo khó, thường lưu lại trong lòng
mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm khó quên. Đó có thể là gốc đa, giếng nước, hay
những hôm đợi mẹ, đợi bà đi chợ về cho cái kẹo bột, cái bánh rán phủ đường. Đặc biệt đối với những con người phải xa quê hương, xa gia đình thì nỗi nhớ
mong về quá khứ lại càng sâu sắc hơn cả. Trong trái tim người đi xa lúc nào
cũng có một nỗi niềm mong nhớ về quê cũ, như trong Bếp lửa ấy là nỗi nhớ bà
và bếp lửa hồng hồng ấm áp bà nhen mỗi sớm chiều. Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (Hà Nội ngày nay), ông là một trong
những nhà thơ trẻ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Phong
cách thơ ông giàu tính suy tưởng, triết lý, trong sáng và gắn liền với tuổi trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên. Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt còn là lưu học sinh đang
du học tại Liên Xô cũ. Trong cái nỗi nhớ thương về người bà đã nuôi nấng
mình từ thuở ấu thơ, Bằng Việt đã viết bài thơ để thể hiện những ân tình, ân
nghĩa sâu nặng. Trước hết là đối với người bà tần tảo, lam lũ giàu đức hi sinh
vô cùng thiêng liêng cao cả của mình, đồng thời thể hiện lòng yêu thiết tha đối
với cội nguồn, đối với quá khứ, với quê hương đất nước, với gia đình và làng
xóm của mình. Bài thơ được in trong tập Hương cây - Bếp lửa, tập thơ in chung
với Lưu Quang Vũ, xuất bản năm 1968. Toàn bộ tác phẩm là thế giới của kỷ niệm, là những dòng hồi tưởng thiết tha
của Bằng Việt về tuổi ấu thơ của mình, về hình ảnh người bà thân yêu bên cạnh
bếp lửa. "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!" Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, đây là hình ảnh khơi nguồn nên mạch cảm
xúc của tác giả, là hình ảnh trung tâm gắn liền với hình ảnh người bà thân yêu
của nhà thơ. Tuy được viết trong hiện tại, nhưng hình ảnh bếp lửa ở đây là hình
ảnh trong quá khứ, trong những năm tháng của tuổi ấu thơ hiện về, đang sống
dậy đang tỏa sáng lung linh trong tâm hồn của tác giả. Từ láy "chờn vờn", gợi
được hình ảnh của một ngọn lửa đang nhảy nhót, vui mừng trong sương sớm, lại cũng vừa thể hiện được cái hình ảnh bếp lửa in đậm trong nỗi nhớ khôn
nguôi của đứa cháu, nỗi nhớ da diết về bà. "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" nó
thể hiện được cái khéo léo, kiên nhẫn, cái tháo vát đảm đang tần tảo của người
bà, phải nhen ngọn lửa lên từ khi còn rất nhỏ, chăm chút, che chắn từng ngọn
gió, ấp ủ bằng tất cả tấm lòng để nó được "nồng đượm" trong sương sớm, trong
tâm trí của đứa cháu mãi về sau này. Từ những kỷ niệm về bếp lửa, tác giả đã
bộc lộ cái nỗi lòng của đứa cháu đối với bà. Chỉ một chữ "thương" thôi mà ẩn
giấu biết bao nhiêu tình cảm, lòng yêu thương, bao nhiêu sự biết ơn và lòng
trân trọng của đứa cháu đối với bà. Dù đứa cháu ấy bây giờ đã lớn, đã trưởng
thành, đã rời xa vòng tay, rời xa bếp lửa ấm áp của bà. Chi tiết "biết mấy nắng
mưa" đã gợi lên bao nhiêu thời gian đã trôi qua, gợi nên cái lam lũ, vất vả của
cuộc đời bà. "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói