Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang bai tho khuc hat ru nhung em be lon tren lung me cua nguyen khoa diem
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Bình giảng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của
Nguyễn Khoa Điềm
Hướng dẫn
Nguyễn Khoa Điềm là người con của đất Thừa Thiên Huế được sinh ra trong
một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội năm 1964, ông về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu. Bài thơ
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được sáng tác năm 1971, khi ông
đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Hình ảnh người mẹ được nói
đến trong bài thơ là người mẹ Tà-ôi có tình thương yêu con, thương làng bản, thương bộ đội, thương đất nước, với khát vọng tự do trong cuộc kháng chiến
bền bỉ, anh dùng của dân tộc. Bài thơ ra đời giữa những tháng năm quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước trên cả hai miền Nam Bắc, và đã nhanh chóng làm xúc
động đến hàng triệu trái tim người đọc, bởi những gì bài thơ thể hiện là sự phản
ánh từ hiện thực qua cái nhìn, cái cảm và sự thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ có ba khúc được sáng tạo theo âm điệu dân ca. Mở đầu mỗi khúc ca là
một điệp khúc ngọt ngào tha thiết:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Và kết thúc từng khúc ca là lời ru trực tiếp của người mẹ vang lên:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ…
Ở mỗi khúc ca là sự gắn kết giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm
ước mong của người mẹ. Khúc ca thứ nhất là tiếng ru của người mẹ khi địu con giã gạo. Diễn tả công
việc vất vả này, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ giàu sức gợi cảm:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối!
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Hình ảnh “nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” rất thực và cũng rất gợi. Nguyễn Khoa Điềm không chỉ miêu tả sự vất vả của người mẹ và còn cảm
thông sẻ chia và sự đặc biệt là sự gắn bó giữa người mẹ và đứa con trong mọi
hoàn cảnh. Đứa con được sinh ra và lớn lên trên lưng mẹ, hạnh phúc bên người
mẹ và lớn lên từng ngày. Một chuỗi hình ảnh được sử dụng có sức diễn đạt rất “đắc” – má em nóng hổi vì mồ hôi mẹ tuôn rơi, vai mẹ gầy làm gối, lưng mẹ
làm chiếc nôi để con lớn lên, tỉm mẹ dạt dào tình yêu thương và đã “hát thành
lời”. Tất cả đã gợi lên tình cảm yêu thương con tha thiết. Người mẹ thật vất vả và có những ước mơ rất thực. Vì đang giã gạo nuôi bộ đội
nên mẹ ước: “Con mo' cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung chày
lún sâu”. Đoạn thơ thứ hai là khúc ca của người mẹ khi tỉa bắp trên núi Ka-lưi:
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ