Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang bai tho anh trang cua nguyen duy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Bài làm
Cát trắng và Ánh trăng là hai tập thơ của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành
trong kháng chiến chống Mĩ. Một hồn thơ tươi trẻ tỏa mát bóng tre, như con
sóng vỗ dòng sông thơ ấu phảng phất hương vị đồng quê:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trầm. (Đò Lèn)
Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Ánh trăng, Đò Lèn... là những bài thơ nổi tiếng
của Nguyễn Duy. Bài thơ Ánh trăng rút trong tập thơ cùng tên, được tác giả
viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3 năm sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng. Bài thơ như một lời tâm sự chân thành: vầng trăng không
chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ, với những
ngày kháng chiến gian khổ vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có
thể quên và đừng vô tình lãng quên
Nếu như trong bài thơ Tre Việt Nam, câu thơ lục bát có khi được tách ra thành
2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng thì ở
bài thơ Ánh trăng này lại có một nét mới. Chữ đầu của dòng thơ, câu thơ không
viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng
chảy của thời gian, kỉ niệm?
Hai khổ thơ đầu nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh. Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la: "Hồi nhỏ sống với
đồng - với sông rồi với bể". Hai câu thơ 10 tiếng, gieo vần lưng (đồng - sông);
từ "với" được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả một tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc
cảm nhận những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, từng được ngắm trăng trên
đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể. Tuổi thơ của
chúng ta dễ có mấy ai được cái cơ may ấy như nhà thơ? Thuở bé nhà thơ Trần
Đăng Khoa cũng chỉ được ngắm trăng nơi sân nhà: "Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em... Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em... "
(Trăng sáng sân nhà em). Tuổi thơ được ngắm trăng thích thế, như một chút hoài niệm xa vời. Hai câu
thơ tiếp theo nói về hồi máu lửa, trăng với người lính, trăng đã thành " tri kỉ":
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ. "Tri kỉ": biết người như biết mình; bạn tri kỉ là người bạn rất thân, hiểu biết
mình. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến
tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ- Người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng "Gối
khuya ngon giấc bên song trăng nhòm" (Hồ Chí Minh). Giữa rừng khuya
sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới "Đầu súng trăng treo" (Chính
Hữu). Nẻo đường hành quân của người chiến sĩ nhiều đêm đã trở thành "nẻo
đường trăng dát vàng". Trăng đã chia sẻ ngọt bùi hân hoan trong niềm vui