Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang bai ca dao nui truoi ai dap ma cao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Anh chị hãy bình giảng bài ca dao Núi Truồi ai đắp mà cao
Bài làm
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Khi chúng ta biết để Huế không chỉ qua dòng sông Hương quanh co uốn lượn
như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, những câu hò Huế mượt mà đằm
thắm, khúc nhã nhạc cung đình,…mà chúng ta còn biết đến núi Truồi. Vì thế
mà trong ca dao xưa có bài:
Núi Truồi ai đắp mà cao, Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu, Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn
Mở đầu bài ca dao tác giả vẽ lên một bức tranh của sông núi rất thơ mộng và
hữu tình. Và tên Huế thơ mộng phải chăng cũng bắt nguồn từ vẻ đẹp non nước
hữu tình như chính sông Hương và núi Truồi. Núi Truồi ai đắp mà cao, Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu
Hai câu ca dao đầu đã đặt ra câu hỏi mà không cần có sự trả lời mang âm điệu
nhẹ nhàng mà có ý nghĩa lớn đối với mỗi người đọc. Đó là sự thể hiện tình yêu
sâu sắc đối với quê hương. Từ “ai” láy lại ba lần như một điệp khúc nhấn mạnh
hai địa danh này. Sông Hương đẹp đẽ và nên thơ uốn lượn mình như một cô gái
di-gan với sắc nước rất đặc biệt thay đổi theo ngày. Sông Hương như một minh
chứng lịch sự bởi nó đã chứng kiến biết bao trận đánh oanh liệt chống giặc
ngoại xâm của nhân dân ta. Ở những góc quanh co của sông Hương xuất hiện một ngọn núi mang tên núi
Truồi. Núi Truồi rất hùng vĩ và thiêng liêng để lại trong lòng người nhiều
huyền thoại. Những hình ảnh này đã vang vọng và mang nhiều ý nghĩa cho
người đọc. Đặc biệt góc phần cho danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam
trở nên phong phú và đa dạng hơn. Người ta đến với Huế là người ta đến với
sông Hương và núi Truồi để ngắm cảnh non nước hữu tình và cảm nhận được
cuộc sống thật bình yên và tươi mát. Khi ai đến đây rồi họ đều không muốn
quay trở vì vì không khí và cảnh sắc nơi đây cứ mãi in sâu vào tâm trí của họ
vậy. Tác giả thật tinh tế dùng hai câu đầu để tả cảnh và hai câu sau để tả con người
và cuộc sống nơi đây:
Nong tằm, ao cá, nương dâu, Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò
Từ hai câu này ta đã thấy được vùng đất nơi đây là một vùng đất màu mỡ
quanh năm bằng những hình ảnh “nong tằm”, “ao cá”, “nương dâu”. Cùng sự
chăm chỉ cần mẫn của con người. Họ ta phải đổ biết bao mồ hôi công sức mới
làm nên được sự màu mỡ như vậy. Ở nơi đây có nghề truyền thống là nuôi tằm. Nó hiện lên sự chăm chỉ cần mẫn và dịu dàng của người con gái xứ Huế. Đồng
thời cùng với việc nuôi tằm con người nơi đây còn nuôi cá, trồng dâu. Đò và
bến là những hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi thể hiện tình yêu trai gái đậm
đà thủy chung.