Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
DIỆP KỈNH TÂN
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Diệp Kỉnh Tân
Lớp: Cao học Luật Khóa 1, Sóc Trăng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Diệp Kỉnh Tân, là học viên, lớp Cao học luật khoá 1- Sóc Trăng,
chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, mã số học viên: 1583030462.
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa
học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Văn Tiến.
Các thông tin tham khảo trong đề tài này được thu thập từ những nguồn đáng
tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tôi trích dẫn nguồn gốc
rõ ràng ở phần danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác.
Tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam
đoan này./.
Sóc Trăng, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Học viên thực hiện
Diệp Kỉnh Tân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
CHV Chấp hành viên
HSST Hình sự sơ thẩm
Luật THADS 2014 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014
Nghị định số
62/2015/NĐ-CP
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thi hành án dân sự.
TAND Tòa án nhân dân
THA Thi hành án
THADS Thi hành án dân sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VẬT CHỨNG, TÀI SẢN
TẠM GIỮ, TIÊU HUỶ TÀI SẢN ..........................................................................6
1.1. Tịch thu sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ................................6
1.2. Tiêu hủy vật chứng, tài sản............................................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................22
CHƯƠNG 2. HOÀN TRẢ TIỀN, TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ CHO
ĐƯƠNG SỰ ...........................................................................................................23
2.1. Hoàn trả tiền tạm ứng án phí cho đương sự.................................................23
2.2. Hoàn trả tài sản cho đương sự.......................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................34
KẾT LUẬN............................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh. Việc thực hiện một cách nghiêm minh các bản án,
quyết định của Tòa án có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói
riêng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội. Thi hành án là giai đoạn cuối cùng
của hoạt động tố tụng, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và
Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, tăng cường pháp chế Xã hội chủ
nghĩa. Tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định: “Bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn
trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Trong công tác thi hành án dân sự, để đảm bảo cho bản án, quyết định của
Tòa án được thi hành trên thực tế, ngoài việc thi hành theo luật, xử lý vật chứng, tài
sản tạm giữ trong thi hành án dân sự cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngày nay, cùng
với việc tình hình tội phạm có chiều hướng tăng, tài sản tịch thu sung công ngày
càng nhiều, đa dạng về chủng loại thì việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi
hành án dân sự đòi hỏi phải được tăng cường, quan tâm. Mặt khác, một số hoạt
động xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự còn gặp nhiều trở
ngại với lý do thiếu kinh phí, kho cất giữ, bảo quản vật chứng là trở ngại trong công
tác thi hành án dân sự. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Biện pháp xử lý vật
chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình, với hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận thi hành án trong
thi hành án dân sự.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài này đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu:
- Nguyễn Công Bình, Nguyễn Triều Dương (2011), “Giáo trình Luật thi
hành án dân sự Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Đây là công trình toàn
diện về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, vì là giáo trình nên công trình đề cập chủ yếu
đến vấn đề lý luận, phần thực tiễn không phải là nội dung của công trình. Biện pháp
xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự tuy có đề cập nhưng mức
độ còn ít và là căn cứ để tác giả làm phong phú hơn;
2
- Lê Thu Hà, (2011), “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân
sự Việt Nam”, Sách tham khảo, Nxb chính trị quốc gia. Công trình đã nghiên cứu
sâu về lịch sử pháp luật THADS, chức năng, vai trò và quy định pháp luật hiện hành
về THADS như hệ thống cơ quan quản lý thi hành án, cơ quan thi hành án, các thủ
tục thi hành án, các biện pháp cưỡng chế thi hành án nhưng đề cập rất ít về biện
pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự vì đây là phạm vi
nhỏ, hẹp.
- Lê Vĩnh Châu (2016), “Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến
sĩ Luật học, Viện Hàn Lâm. Đây là công trình nghiên cứu khá hoàn thiện và đầy đủ
về khái niệm thi hành án kinh doanh, thương mại, các thủ tục thi hành án và những
vướng mắc trong thi hành án. Công trình này giúp tác giả nhận thức về lý luận và
thực tiễn về thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh, thương mại ở Việt Nam.
- Trần Văn An (2010), “Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu,
xung quỹ nhà nước: cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ
quan tài chính”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 4 (217) tháng4 /2010. – H.; 2010. –
tr.55-56. Trong công trình này, tác giả đề cập để giải quyết tốt việc xử lý vật chứng,
tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước, các cơ quan thi hành án dân sự
cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, trong đó cơ quan thi hành án dân sự
phải đóng vai trò tích cực, chủ động trong tất cả các giai đoạn của quá trình xử lý
vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước;
- Cù Hoàng Hanh (2008), “Một số vướng mắc về tiếp nhận, bảo quản và xử
lý vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số
4/2008. – H.; 2008. – tr.18 – 22. Trong công trình này, tác giả nhận định: Giao
nhận, bảo quản và xử lý vật chứng tài sản có một vai trò rất quan trọng trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn
còn một số khó khăn: về căn cứ tiếp nhận và thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản ;
trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản vật chứng tài sản ; về thủ tục tiếp nhận vật
chứng; về xử lý vật chứng;
- Phan Tấn Pháp (2011), “Bất cập trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật
thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số chuyên đề Tháng 3/2011. – H.;
3
2011. – tr.17-18. Bài viết đề cập đến vấn đề việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo luật thi
hành án dân sự làm phát sinh những vướng mắc sau:Vô hình chung quyền sở hữu
hợp pháp về tài sản của người phải thi hành án đã bị tước kể từ ngày tài sản, giấy tờ
của họ bị cơ quan thi hành án tạm giữ;trái với mục đích, ý nghĩa của chế định tạm giữ
tài sản, không đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật;xung đột pháp luật với
việc tự nguyện và cưỡng chế thi hành án;gây khó khăn cho chấp hành viên trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
- Huỳnh Đông Bắc (2011), “Cần sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể các
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát Số 02 (tháng
01/2011). – H.; 2011. – tr.22-23. Để công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Viện
kiểm sát ngày càng phát huy hiệu quả, đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
liên ngành tư pháp Trung ương cầ có những văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về
thời gian các quyết định, thủ tục của cơ quan thi hành án phải gửi cho Viện kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của các quyết định đó…; Cần có quy định cụ thể thời gian
phải chi trả tiền cho đương sự, số tiền mà cơ quan thi hành án thu được thì được
phép trích để lại là bao nhiêu? Tiền tạm ứng án phí, tiền phạt, tiền nộp vào ngân
sách…khi chưa chi trả thì phải nộp vào tài khỏan tạm gửi ở Kho bạc Nhà nước,
không tùy tiện gửi ngân hàng lấy lãi
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu trên, các
nhà khoa học tập trung nghiên cứu về thi hành án dân sự và là nguồn nhận
thức quan trọng để tác giả triển khai đề tài, rút ra được những vấn đề tiếp tục
nghiên cứu, định hướng cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu nêu trên là theo các luật trước đây nên chưa phản ánh
toàn bộ quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản
tạm giữ trong thi hành án dân sự. Vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài này để
nghiên cứu và mong muốn có một phần đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về
biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là nội
dung quan trọng trong Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014. Trong
công trình này, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về xử lý vật chứng,
4
tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự, thực tiễn thi hành pháp luật, luận văn chỉ ra
những hạn chế, bất cập của pháp luật, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, cơ
chế thi hành pháp luật về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành
án dân sự.
4. Giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện
hành về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự, thực
tiễn thi hành pháp luật để chỉ ra những bất cập của pháp luật và hoạt động thi hành
pháp luật về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm
giữ trong thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008,
sửa đổi, bổ sung năm 2014. Các nội dung khác công trình không đề cập.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về biện pháp
xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự trong các Luật Thi hành án
dân sự đã ban hành ở Việt Nam trong chương 1;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
trong chương 2;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm đánh giá pháp luật về biện pháp
xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự trong chương 1 và 2;
- Phương pháp liệt kê được thực hiện trong quá trình thu thập các bản án, số
liệu cụ thể từ thực tiễn hoạt động biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong
thi hành án dân sự trong chương 1, 2 và cũng nhằm đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật và cơ chế thi hành pháp luật về biện pháp xử lý vật chứng, tài
sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
5. Các vấn đề dự kiến giải quyết
Luận văn giải quyết một số vấn đề sau:
5
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ
trong thi hành án dân sự;
- Chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật về biện pháp xử lý vật
chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự;
- Phân tích, làm rõ sự thiếu thống nhất, những bất cập của pháp luật về biện
pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự;
- Từ những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành pháp luật, tác giả đưa
ra ý kiến, đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, cơ chế thi hành pháp luật
thống nhất về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
Luận văn được thiết kế gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận.
Phần nội dung gồm hai chương:
Chương 1: Tịch thu sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ, tiêu
hủy tài sản
Chương 2: Hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ cho đương sự
6
CHƯƠNG 1
TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ, TIÊU HUỶ TÀI SẢN
1.1. Tịch thu sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ
Thi hành xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là một
trong các hình thức cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án. So với
các biện pháp thi hành án khác (kê biên, đấu giá) thì khoản thi hành này chủ yếu là
trong các bán án, quyết định hình sự. Theo Điều 89 BLTTHS, vật chứng là vật được
dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối
tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người
phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Theo Điều 106 BLTTHS việc xử lý vật chứng do Hội đồng xét xử quyết định
khi vụ án đã đưa ra xét xử và xử lý theo hướng: Vật chứng là công cụ, phương tiện
phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc
tiêu hủy; vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp
ngân sách nhà nước; vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch
thu và tiêu hủy.
Trong quá trình xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền có quyền trả lại ngay
tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp tài sản đó; trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi
hành án; vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo
quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy; vật chứng là động
vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao
cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo Khoản 2 Điều 120 BLTTHS, trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam
có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định
tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.
Điều 198 Bộ luật này cũng quy định: Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ
vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc
7
loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có
thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở
hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện
chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
Theo Luật THADS, vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định
hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi
hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án
chuyển giao bản án, quyết định. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được
tiến hành tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận
chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự. Đối
với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho
của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ
là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản. Việc tiếp nhận tài sản phải có sự
tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, thủ kho, kế toán1
.
Thủ kho của cơ quan thi hành án có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra
hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Việc giao nhận vật
chứng, tài sản tạm giữ phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp vật chứng,
tài sản tạm giữ giao, nhận đã bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ
trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quan
thi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về
những thay đổi đó.
Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói
niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi có kết quả giám định rõ số
lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói
niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là
các chất ma tuý, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm
phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền
2
.
1 Điều 122 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2 Điều 123 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.