Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ HƯƠNG
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC
TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC
TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS - Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Hợp
Học viên: Dương Thị Hương
Lớp: Cao học luật, khóa 22
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Dương Thị Hương, học viên lớp Cao học Luật khóa 22, chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện với sự hướng dẫn của PGS - TS. Nguyễn Cảnh Hợp. Những thông tin tôi
đưa ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những
phân tích, kiến nghị được tôi đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá
nhân và chưa từng được công bố trong các công trình trước đó.
Tác giả luận văn
Dương Thị Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Biện pháp xử lý hành chính : BPXLHC
Bộ luật hình sự : BLHS
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn : GDTXPTT
Hội đồng nhân dân : HĐND
Người chưa thành niên : NCTN
Ủy ban nhân dân : UBND
Xử lý vi phạm hành chính : XLVPHC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN............................5
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn...................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ............................5
1.1.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.............6
1.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn..........7
1.2.1. Mục đích...................................................................................................7
1.2.2. Ý nghĩa .....................................................................................................7
1.3. Đối tượng, điều kiện và thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn...................................................................................................8
1.3.1. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ..............8
1.3.2. Điều kiện áp dụng ..................................................................................13
1.3.3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ..............13
1.3.4. Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn..............13
1.4. Nội dung cưỡng chế của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.....13
1.5. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ....15
1.6. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn......................................................................................................................18
1.6.1. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn gồm........................................................................................18
1.6.2. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn ...............................................................................................18
1.6.3. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn..............................................................................18
1.6.4. Xác định tuổi, nơi cư trú của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn..........................................................................................19
1.6.5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm.20
1.6.6. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
từ nơi khác gửi đến ..........................................................................................21
1.6.7. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn..............................................................................21
1.6.8. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn ...............................................................................................22
1.6.9. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã .....................24
1.6.10. Thi hành quyết định giáo dục tại cấp xã...............................................25
1.7. Khiếu nại và khiếu kiện quyết định xử lý giáo dục tại xã, phường, thị
trấn......................................................................................................................29
Kết luận chương 1 .................................................................................................30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN..................................31
2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ...........31
2.1.1. Về đối tượng...........................................................................................31
2.1.2. Về thời hạn.............................................................................................35
2.1.3. Về thủ tục thi hành biện pháp.................................................................36
2.1.4. Bất cập, hạn chế.....................................................................................41
2.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn................................................................................................................49
2.2.1. Về pháp luật ...........................................................................................49
2.2.2. Về điều kiện thực hiện ............................................................................51
2.2.3. Về tổ chức thực hiện...............................................................................52
2.2.4. Về giáo dục pháp luật.............................................................................56
Kết luận chương 2 .................................................................................................59
KẾT LUẬN............................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do
đó cần phải đề cao pháp luật, kỷ cương. Trong quá trình đổi mới, quan điểm dùng
pháp luật để quản lý xã hội, quản lý nhà nước được khẳng định và đề cao. Nhà nước
đã ban hành các hiến pháp1
và nhiều luật thể chế hóa đường lối của Đảng, tạo khuôn
khổ pháp lý và thúc đẩy quá trình đổi mới. Hệ thống pháp luật từng bước được xây
dựng, hoàn thiện, trong đó có lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta tham gia nhiều Công ước Quốc tế về quyền
con người chứng tỏ quyết tâm cao độ bảo đảm thực hiện ngày càng tốt các văn bản
pháp luật về quyền con người đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Vì vậy, nội
dung các luật của chúng ta khi xây dựng và thực hiện phải đảm bảo các điều ước
quốc tế về nhân quyền mà chúng ta đã ký theo hướng đề cao nhân tố con người, tạo
điều kiện cho con người thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân về
dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.
Cho đến nay, ở nước ta, pháp luật về xử lý hành chính đối với người vi phạm
pháp luật đã trải qua một quá trình hoàn thiện khá dài. Đây là các biện pháp xử lý
hành chính có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay trong
điều kiện mới, hệ thống các quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về biện pháp
xử lý hành chính vẫn còn nhiều còn chế. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của
biện pháp xử lý hành chính có ý nghĩa lớn, nhất là trong bối cảnh pháp điển hóa về
xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay.
Biện pháp xử lý hành chính là những biện pháp cưỡng chế hành chính đặc
biệt, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá
trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
có các biện pháp xử lý hành chính gồm: Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong đó, giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính có
tính cưỡng chế ít nghiêm khắc nhất so với các biện pháp xử lý hành khác, áp dụng
1 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001; Hiến pháp năm 2013.