Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp rèn luyện năng lực giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch trong dạy học toán ở tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC
GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN VÀ ĐẠI LƯỢNG TỈ
LỆ NGHỊCH TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHAN MINH TRUNG
TS. HOÀNG NAM HẢI
Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Nga
Lớp: 13STH1 (2013 – 2017)
Đà Nẵng, năm 2017
2
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến thầy
Hoàng Nam Hải và thầy Phan Minh Trung, hai thầy đã luôn luôn tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi rất nhiều từ khi tôi bắt đầu chọn đề tài cho đến khi hoàn
thành được luận án này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến BGH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng, các thầy cô giáo trong trường nói chung và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa
Giáo dục Tiểu học nói riêng, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện được luận án này. Xin
chân thành cảm ơn các thầy cô đã luôn hết lòng truyền đạt kiến thức và trang bị những
kĩ năng cần thiết cho tôi để tôi cơ sở hoàn thành được luận án.
Xin chân thành cảm ơn BGH Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, các thầy cô giáo
cũng như các em học sinh trong trường đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát và
thực nghiệm các nội dung của luận án.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................. 7
3. Giả thuyết khoa học................................................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................. 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 8
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 8
7. Cấu trúc nội dung...................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
1.1 Đặc điểm học sinh tiểu học.......................................................................................................... 11
1.1.1 Đặc điểm về mặt cơ thể ........................................................................................................ 11
1.1.2 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống......................................................................... 12
1.1.3 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)................................................. 13
1.1.4 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học ........................................................................ 16
1.1.5 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học...................................................................... 16
1.2 Chương trình môn Toán ở tiểu học ............................................................................................. 17
1.2.1 Mục tiêu môn Toán ở tiểu học.............................................................................................. 17
1.2.2 Đặc điểm môn Toán ở tiểu học............................................................................................. 18
1.2.3 Nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học theo từng lớp ................................................. 18
1.3 Dạng toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch ở tiểu học...................................... 29
1.3.1 Khái niệm ............................................................................................................................. 29
1.3.2 Các phương pháp giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch ở tiểu
học ................................................................................................................................................. 29
1.4 Năng lực và năng lực giải toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch của học sinh tiểu
học ..................................................................................................................................................... 31
1.4.1 Năng lực ............................................................................................................................... 31
1.4.2 Năng lực giải toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch của học sinh tiểu học..... 31
1.5 Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực cho học sinh tiểu học...................................................... 32
1.5.1 Khái niệm ............................................................................................................................. 32
1.5.2 Mục tiêu................................................................................................................................ 32
1.5.3 Ưu – Nhược điểm................................................................................................................. 32
4
1.5.4 Vai trò................................................................................................................................... 32
1.6 Kết luận chương 1 ....................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ
ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN VÀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH Ở TIỂU HỌC............................... 34
2.1 Mục đích khảo sát........................................................................................................................ 34
2.2 Nội dung khảo sát........................................................................................................................ 34
2.3 Tổ chức khảo sát.......................................................................................................................... 34
2.3.1 Đối tượng khảo sát................................................................................................................ 34
2.3.2 Phương pháp điều tra............................................................................................................ 34
2.4 Phân tích kết quả khảo sát ........................................................................................................... 35
2.4.1 Khảo sát học sinh.................................................................................................................. 35
2.4.2 Khảo sát giáo viên ................................................................................................................ 36
2.5 Kết luận chương 2 ....................................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIẢI CÁC BÀI
TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN VÀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC....................................................................................................................................................... 39
3.1 Biện pháp 1: Biện pháp rèn luyện cho HS giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ
nghịch theo phương pháp rút về một đơn vị...................................................................................... 39
3.1.1 Mục đích của biện pháp........................................................................................................ 39
3.1.2 Cơ sở khoa học của biện pháp.............................................................................................. 39
3.1.3 Nội dung và cách thức thực hiện .......................................................................................... 39
3.2 Biện pháp 2: Biện pháp rèn luyện cho HS giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ
nghịch theo phương pháp chia tỉ lệ.................................................................................................... 40
3.2.1 Mục đích của biện pháp........................................................................................................ 40
3.2.2 Cơ sở khoa học của biện pháp.............................................................................................. 40
3.2.3 Nội dung và cách thực hiện .................................................................................................. 40
3.3 Biện pháp 3: Biện pháp rèn luyện cho HS giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ
nghịch theo phương pháp tổng quát hai đại lượng ............................................................................ 42
3.3.1 Mục đích của biện pháp........................................................................................................ 42
3.2.2 Cơ sở khoa học của biện pháp.............................................................................................. 42
3.2.3 Nội dung và cách thực hiện .................................................................................................. 42
3.4 Kết luận chương 3 ....................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................................................... 44
5
4.1 Mục đích thực nghiệm................................................................................................................. 44
4.2 Nội dung thực nghiệm................................................................................................................. 44
4.3 Tổ chức thực nghiệm................................................................................................................... 44
4.4 Phương pháp thực nghiệm..................................................................................................... 44
4.5 Tiến hành thực nghiệm................................................................................................................ 45
4.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................................................... 46
4.6.1 Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm:............................................................................... 46
4.6.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm.............................................................................................. 46
4.6.3 Kết luận ................................................................................................................................ 47
4.7 Kết luận chương 4 ....................................................................................................................... 48
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 51
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 52
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà hội nhập với thế giới, kéo theo đó là xã hội ngày càng
phát triển văn minh hơn, điều kiện sống con người cũng ngày càng cải thiện hơn. Đây
chính là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng chính là một thách
thức đặt ra cho cả dân tộc. Vì càng phát triển, càng hội nhập với thế giới thì lại càng
phải cố gắng chạy đua để không bị tụt hậu. Để làm được điều này thì việc đào tạo
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ phải được đặt lên hàng đầu.
Muốn đào tạo được những con người trẻ toàn diện thì những nên tảng kiến thức,
nhận thức ban đầu là rất quan trọng. Trong đó, bậc học tiểu học có thể xem là bước
tiên quyết cho cả quá trình giáo dục sau này. Bước vào bậc học tiểu học, các em chính
thức đi vào khuôn khổ giáo dục theo quy củ của hệ thống giáo dục nước nhà. Ở bậc
học này, các em được giảng dạy những kiến thức ban đầu, làm cơ sở nền tảng để các
em tiếp thu những kiến thức cao hơn. Có thể xem bậc tiểu học như là bước đặt nền
móng cho một ngôi nhà, ngôi nhà có vững chãi hay không phụ thuộc rất lớn vào phần
nền móng này. Chính vì thế mà việc giáo dục học sinh tiểu học cần phải được xem
trọng, đầu tư đúng đắn cho các em có một môi trường thuận lợi nhất để phát triển nhận
thức, tư duy và hình thành nhân cách, đạo đức.
Ở bậc tiểu học, các em bước đầu tiếp xúc với các môn học, trong đó môn Toán và
môn Tiếng Việt đóng vai trò chủ đạo, vì kiến thức ở 2 môn học này vô cùng phong
phú, đa dạng, và cũng là cơ sở để tiếp thu kiến thức của những môn học khác. Đặc biệt
Toán là một môn học giúp phát triển tư duy phân tích, logic, khoa học…đồng thời
cũng phát huy tính sáng tạo và rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ cho các em.
Trong số rất nhiều các dạng toán mà các em được học ở bậc tiểu học thì dạng toán
về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch có thể được xem là một trong những
dạng khá khó. Cái khó của dạng toán này là ở chỗ các em khó nắm được bản chất vấn
đề của dạng toán, từ đó sẽ khó phân biệt giữa các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và