Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý website trường trung học cơ sở ngô sĩ liên – hà nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
Biện pháp quản lý website trường trung học cơ sở
Ngô Sĩ Liên – Hà Nội
Phạm Thị Kim Huệ
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Liễu
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý và quản trị website trong nhà
trường phổ thông. Khảo sát thực trạng về quản lý website của trường THCS Ngô Sĩ Liên. Đề xuất
các biện pháp quản lý website trường THCS Ngô Sĩ Liên trong giai đoạn hiện nay.
Keywords: Quản lý giáo dục; Quản lý website; Trường trung học cơ sở
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt đưa thế giới từ kỉ
nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức. Giáo dục trong thế kỉ 21dưới
sự tác động của công nghệ thông tin (CNTT) có nhiều khác biệt so với giáo dục thế kỉ 20. Giáo dục được
thực hiện với các phương tiện của công nghệ thông tin truyền thông như Blackberrys, Instant Masaging, IPods, I-Phones, cell phones, MP3, video, email... Chương trình học của thế kỉ 21 dựa trên các dự án, các
nghiên cứu khoa học và có sự liên thông giữa các môn học, liên thông với địa phương và cộng đồng nơi học
sinh ở và với thế giới bên ngoài thông qua các website. Chương trình chứa đựng các dự án toàn cầu, có sự
phối hợp của học sinh trên toàn cầu. Chương trình sử dụng các đánh giá thực, phát triển các năng lực tư duy
bậc cao, các loại hình trí tuệ. Nhờ có các website mà thương hiệu của một trường học có thể được quảng bá
rộng rãi trên phạm vi toàn thành phố, toàn quốc và toàn cầu.. Website cũng là nơi để các giáo viên trao đổi
chuyên môn với nhau mà không cần đến trường, ngoài ra, nhiều giáo viên có thể trao đổi trên website cùng
một lúc… Website còn giúp hiệu trưởng quản lý công việc của bản thân và nhà trường một cách dễ dàng. Vì
lợi ích của các website mà các tổ chức, các cá nhân, các trường học cần phải có website riêng của mình.
Website như là bộ mặt của một tổ chức, một nhà trường. Học sinh tìm hiểu bài học, các hoạt động của nhà
trường và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí thông qua website. Website của họ
còn là cơ sở để xếp hạng dựa trên chất lượng các thông tin mà trường đó đưa lên web.
- 2 -
Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel triển khai mạng giáo dục kết
nối internet băng thông rộng miễn phí đến các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non, tiểu học, THCS và
THPT, các phòng GD và ÐT, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng.
Năm học 2009 – 2010, Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ CNTT của ngành GD &ĐT Hà
Nội: “Tiếp tục phát huy các kết quả đạt được của “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 2008
– 2009”, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và công tác quản lý giáo
dục…”. Và một nội dung quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong các trường phổ thông là xây dựng
website của nhà trường. Lập ra một website cho trường là một công việc cần thiết. Tuy nhiên nội dung của
website được xây dựng như thể nào để có tác dụng cho việc dạy và học là một công việc mới mà không phải
trường nào cũng làm được. Đã có một vài trường đi đầu trong việc tạo lập website nhưng nội dung chưa
thực sự phù hợp, chưa khai thác hết các tính năng ưu việt của một website, phần lớn chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu về trường và cập nhật các hoạt động mới của nhà trường mà chưa chú ý đến việc khai thác chuyên môn
thông qua website. Tuy nhiên, xây dựng một website hữu ích cần nhiều yếu tố: tầm nhìn của người hiệu
trưởng, sự sáng tạo của tập thể cán bộ giáo viên, sự phối kết hợp của chuyên môn và kỹ thuật. Vai trò quản
lý của hiệu trưởng quyết định thành công của các yếu tố này và quyết định chất lượng của website. Các
trường chưa có các biện pháp quản lý hiệu quả để phát huy tối đa tác dụng của website, ít có sự đầu tư về
nhân lực và kinh phí, thiếu các biện pháp khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng... Việc quản lý Website
của trường THCS Ngô Sĩ Liên – Hà Nội cũng gặp phải những hạn chế như thế. Vì vậy, với mong muốn tìm
ra biện pháp quản lý nhằm sử dụng website có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường, tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý website của trƣờng THCS Ngô Sĩ Liên – Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng quản lý website , nội dung, các hoạt động của nhà trường
qua website, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả website trường THCS Ngô Sĩ
Liên – Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý và quản trị website trong nhà trường.
- Khảo sát thực trạng về quản lý website của trường THCS Ngô Sĩ Liên.
- Đề xuất các biện pháp quản lý website trường THCS Ngô Sĩ Liên trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
4.1 Khách thể nghiên cứu:
Website trường THCS Ngô Sĩ Liên – Hà Nội