Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
PREMIUM
Số trang
146
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
996

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VI THỊ LUÂN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN

NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VI THỊ LUÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN

NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ ÚT SÁU

Th.S PHẠM HỒNG THÁI

THÁI NGUYÊN

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõ

nguồn gốc.

Điện Biên, tháng 12 năm 2018

Tác giả

Vi Thị Luân

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục này, tôi đã được sự giúp đỡ

của nhiều tập thể và cá nhân thầy giáo, cô giáo.

Quá trình học tập nghiên cứu là quá trình bản thân tôi được sự quan tâm giúp

đỡ của tập thể các thầy cô giáo khoa quản lý giáo dục, các phòng ban, các cấp quản lý

giáo dục. Với tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân

thành đến các thầy giáo, cô giáo trong ban giám hiệu, khoa quản lý giáo dục, phòng

quản lý khoa học, thư viện trường đại học sư phạm Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ

tôi trong học tập, nhất là trong quá trình tiến hành làm đề tài khoa học này.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo TS. Nguyễn Thị Út Sáu

và Ths. Phạm Hồng Thái - người đã tận tâm giúp đỡ tôi trong việc viết đề cương cũng

như trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo

Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên, ban Giám hiệu các trường mầm non, các đồng chí giáo

viên các trường mầm non Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi

giúp đỡ tôi có các thông tin tài liệu cần thiết để viết đề tài nghiên cứu của mình.

Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rất

nhiều nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót nên tôi rất mong các thầy cô giáo và các

bạn đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý và đưa ra những chỉ dẫn quý báu cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Điện Biên, tháng 12 năm 2019

Người thực hiện

Vi Thị Luân

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.......................................................................................... vi

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Khách thể và đối tượng............................................................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3

6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4

8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN

NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON.......................7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 7

1.2. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo................................................... 10

1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc .......................................................................... 10

1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo ............................................... 17

1.2.3. Hình thức và biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc ..................................... 20

1.3. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non.................... 27

1.3.1. Khái niệm.......................................................................................................... 27

1.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các

trường mầm non.......................................................................................................... 32

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các

trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên..................................................... 34

iv

1.3.4. Cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

trường mầm non.......................................................................................................... 43

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch

lạc cho trẻ của người hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay ........... 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 52

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN

NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CỦA

HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................. 54

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên ................... 54

2.1.1. Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, dân số, truyền thống, bản sắc văn hoá, sự

kinh tế của Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên............................................................. 54

2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non thành phố Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên ..... 55

2.1.3. Thực trạng về đội ngũ hiểu trưởng các trường mầm non huyện Nậm Pồ ........ 57

2.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên............................................................................ 61

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các

trường mầm non huyện Nậm Pồ................................................................................. 65

2.2.1. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường

mầm non huyện Nậm Pồ............................................................................................. 67

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch

lạc cho trẻ ở trường mầm non..................................................................................... 91

2.3.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân .................................................................... 91

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 95

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN

NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN

NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN................................................................................. 96

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.............................................................................. 96

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ....................................................................... 96

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo...................................................................... 96

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và hướng đích................................................................ 96

v

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và phổ biến có hiệu quả ................................................. 96

3.2. Các biện pháp cụ thể............................................................................................ 96

3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa hình thức phát triển ngôn ngữ

mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. .......................................................... 97

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

mẫu giáo ở trường mầm non..................................................................................... 104

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên thực hiện hoạt

động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non................ 107

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả cơ sở vật chất phục

vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non... 111

3.2.5. Tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ......................................... 114

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ................................. 114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 117

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 118

1. Kết luận................................................................................................................. 118

2. Khuyến nghị.......................................................................................................... 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 122

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

CM : Chuyên môn

CNTT : Công nghệ thông tin

CSGD : Cơ sở giáo dục

CSVC : Cơ sở vật chất

GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo

GDMN : Giáo dục mầm non

GV : Giáo viên

HĐ : Hoạt động

HĐPTNN : Hoạt động phát triển ngôn ngữ

HS : Học sinh

KTĐG : Kiểm tra đánh giá

MN : Mầm non

MT : Mục tiêu

PP : Phương pháp

PT : Phát triển

TS : Tổng số

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

XHH : Xã hội hoá

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô phát triển giáo dục mầm non từ năm học 2015 - 2016 đến

2017 - 2018................................................................................................ 56

Bảng 2.2: Đội ngũ hiệu trưởng ................................................................................... 57

Bảng 2.3: Thống kế đánh giá xếp loại nhà trường, xếp loại công tác quản lý ........... 58

Bảng 2.4: Bảng thống kế xếp loại chỉ tiêu năm học 2017 - 2018 Cụm phía Tây

Bắc huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên........................................................ 60

Bảng 2.5: Bảng thống kế số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp mầm non

huyện Nậm Pồ năm học 2017 - 2018 ........................................................ 62

Bảng 2.6: Bảng thống kế chất lượng đào tạo, đánh giá xấp loại đội ngũ giáo

viên trực tiếp giảng dạy tại huyện Nậm Pồ năm học 2017 - 2018 ............ 63

Bảng 2.7: Bảng thống kế số lượng giáo viên đã được công nhận giáo viên dạy

giỏi cấp cơ sở, cấp huyện ở trường mầm non ........................................... 64

Bảng 2.8. Bảng thống kế số lượng giáo viên hiểu biết hoạt động phát triển ngôn

ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non ở các trường mầm non năm học

2017-2018.................................................................................................. 68

Bảng 2.9: Bảng thống kế về việc thực hiện nội dung của hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non ........................................ 70

Bảng 2.10: Bảng thống kế về việc thực hiện nội dung của hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non ......................................... 77

Bảng 2.11: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ xây dựng kế hoạch hoạt

động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non năm

học 2017 - 2018......................................................................................... 79

Bảng 2.12: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ chỉ đạo thực hiện kế

hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm

non năm học 2017 - 2018.......................................................................... 80

Bảng 2.13: Tự đánh giá của CBQL chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình

hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non

năm học 2017-2018................................................................................... 82

vi

Bảng 2.14: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về chỉ đạo đổi mới phương pháp và

hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở

trường mầm non năm học 2017 - 2018 ..................................................... 83

Bảng 2.14: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

của giáo viên phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 - 2018...................................... 84

Bảng 2.15: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

của giáo viên phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 - 2018...................................... 85

Bảng 2.16: Tự đánh giá của cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo dự giờ và đánh

giá hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm

non năm học 2017 - 2018.......................................................................... 86

Bảng 2.17: Tự đánh giá của cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo dự giờ và đánh

giá hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm

non năm học 2017 - 2018.......................................................................... 88

Bảng 2.18: Tự đánh giá của cán bộ quản lý quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường

mầm non năm học 2017 - 2018................................................................. 89

Bảng 2.19: Thực trạng hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phát

triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 -

2018 ........................................................................................................... 90

Bảng 3.1: Bảng khảo sát tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp .................. 115

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý .............................................................................. 29

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống con người. Ngôn ngữ là kho tàng

trí tuệ của loài người. Nó chứa đựng và làm sống dậy những thành tựu do xã hội loài

người dựng lên. Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ, là công cụ của tư duy.

Vốn từ ngữ của cá nhân phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cá nhân đó.

Chính vốn từ đã mở rộng tầm hiểu biết của cá nhân và hiện thực. Trẻ em có nhu cầu

rất lớn trong nhận thức thế giới xung quanh. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định,

trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện biểu hiện nhận thức của mình. Rõ ràng ngôn

ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ,

trẻ nhận thức được thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng và chính xác.

Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Chính vì vậy, trong công

tác giáo dục thế hệ măng non của đát nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn

ngữ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thành

những co người phát triển toàn diện.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

làm giàu vốn từ vựng, dạy trẻ phát âm đúng giúp trẻ nắm được các quy tắc tiếng việt,

dạy trẻ cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, ý nghĩa của mình. Công việc phải được tiến

hành trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Ngành giáo dục mầm non ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã đang tự khẳng

định mình với những thành tích đáng kể, trong đó có những thành tựu trong việc phát

triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Thực tiễn cho thấy giáo dục phát triển ngôn ngữ cho

trẻ cho trẻ ở các trường mầm non chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệt là ở các

trường các lớp mẫu giáo nói chung và ở các vùng miền vùng sâu vùng xa nói riêng.

Cô chủ yếu cho trẻ làm quen phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho trẻ thông qua

vác hoạt động phát triển ngôn ngữ, làm quen với văn học

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là hoạt động cơ bản giúp trẻ em tiếp thu tri

thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, do sự

2

chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng phát triển ngôn

ngữ mạch lạc cho trẻ của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển

năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục

tiêu giáo dục của từng bậc học. Ở vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn dân cư

sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc bất đồng ngôn

ngữ giữa cô và trẻ, làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và phát triển ngôn

ngữ mạch lạc cho trẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, địa hình phức tạp cũng khiến việc đi đến lớp học của trẻ mầm non

còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm

ruộng, làm nương, một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của

việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho con em mình nó có tác dụng cần thiết

như thế nào đối với việc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ.

Trước tình hình đó quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho

trẻ em người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ -

Tỉnh Điện Biên , bảo đảm các em phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho tốt nhất để hoàn

thành chương trình giáo dục mầm non và vào học chương trình giáo dục tiểu học; tạo

tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo. Đề tài được áp dụng tại

các cơ sở giáo dục mầm non Huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên.

Từ những mục tiêu ngành học, từ những hạn chế của việc phát triển ngôn ngữ

mạch lạc cho trẻ cho trẻ dân tộc người thiểu số trong nhà trường. Bản thân tôi là cán

bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn cần thấy phải tiếp tục đẩy mạnh dạy

hoạt động hoạt động hình thành kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ dân tộc người thiểu số

trong trường Mầm non. Chính vậy tôi chọn đề tài:"Quản lý hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện

Biên” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ ở các trường mầm non nói riêng và chất lượng giáo dục mầm non nói chung

tại Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

ở các trường mầm non Huyện Nậm Pồ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm

non tại địa phương.

3

3. Khách thể và đối tượng

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ

mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên đã đạt được một số kết quả

nhất đinh. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục còn bộc lộ những hạn chế,

bất cập do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân biện pháp quản lý

chưa phù hợp. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển

ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách khoa học, đồng bộ, khả thi, phù hợp hơn với

thực tiễn của nhà trường và người học, cũng như đáp ứng được những yêu cầu của

hoạt động phát triển ngôn ngữ, sẽ nâng cao được hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch

lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên, góp phần nâng

cao chất lượng GD MN ở địa phương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch

lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ

và quản lý hoạt động phát triển giáo dục ngôn ngữ cho mạch lạc cho trẻ ở các trường

mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các

trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

6.2. Về chủ thể quản lý

Hiệu trưởng các trường mầm non.

Phó Hiệu trưởng các trường mầm non.

Tổ trưởng các trường mầm non.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!