Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận hải châu thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÙI THỊ THANH HẢI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6
TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
C Q
Mã số 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đ Nẵng – Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ
Phản biện 1: PGS.TS. Phan Minh Tiến
Phản biện 2: TS. Lê Đình Sơn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
08 tháng 01 năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm
giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe,
nói, tiền đọc và tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy,
nhận thức, tình cảm… được làm quen với chữ viết tiếng Việt, được
chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp Một là yêu cầu trọng tâm của phát
triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non nói chung và đặc biệt quan
trọng đối với trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
Trên thực tế các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu
và các quận, thành phố khác đã triển khai và thực hiện đồng loạt bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để tổ chức thực hiện chương trình
GDMN vậy để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt theo mục tiêu phát
triển cuối độ tuổi, giáo viên mầm non đã làm gì để cung cấp cho trẻ
vốn từ phong phú, dạy trẻ phát âm chuẩn, sử dụng từ đúng để diễn
đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau của hoạt động
ngôn ngữ và có những kỹ năng tiền đọc, tiền viết để sẵn sàng vào
lớp Một.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện
pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các
trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng”
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn
ngữ tại các trường mầm non quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6
tuổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chuẩn
2
bị cho trẻ vào học lớp Một tại các trường mầm non trên địa bàn quận.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học và quản lý hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
4. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường MN
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6
tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 5 trường mầm non công
lập, 5 trường mầm non ngoài công lập ở quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng. Đề tài sử dụng các số liệu thống kê từ năm 2012 đến 2015
để phân tích và nghiên cứu.
- Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6
tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng từ năm 2012-2015.
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng còn nhiều bất cập. Nếu đề ra được các biện pháp quản lý một
cách khoa học và thực hiện đồng bộ thì sẽ khắc phục được các hạn
3
chế, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ của nhà trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp nghiên cứu bổ trợ.
8. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về dạy
học và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm
non, xác định được hệ thống một số biện pháp quản lý hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt thực tiễn: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát
triển ngôn ngữ của các trường mầm non quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng. Đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN nhằm nâng cao chất
lượng phát triển ngôn ngữ từ đó nâng cao chất lượng CSGD trẻ và
chuẩn bị tốt cho trẻ vào học tiểu học.
9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động PTNN cho trẻ 5-6
tuổi ở các trường mầm non quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3. Các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ 5-
6 tuổi ở các trường mầm non quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
- Từ năm 1945 đến 1960: Số người nghiên cứu và các công trình
nghiên cứu tiếng Việt còn ít. Đương nhiên ngành PPDHTV cũng vì thế
mà chưa xuất hiện.
- Vào khoảng những năm 70-80 thế kỷ XX: Việc giảng dạy
ngôn ngữ và tiếng Việt ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm và
một số trường đại học tổng hợp…đã được nâng cao chất lượng.
- Từ năm 1980 đến nay: Những công trình vẫn còn nặng về
kinh nghiệm và mang tính vận dụng.
Ngày nay, ngày càng có nhiều người nghiên cứu về phát triển
ngôn ngữ trẻ em. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu nói
trên, chúng tôi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa
bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH
1.2.1. Quản lý
Như vậy, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ
thuật” và “hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính
chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội
rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất”.
Các chức năng của quản lý:
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, có quan hệ mật thiết với nhau
bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra.
5
1.2.2. Quản lý nhà trƣờng
a. Quản lý giáo dục
b. Quản lý nhà trường
1.2.3. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là tổ hợp hai hoạt động dạy và học:
- Hoạt động dạy
- Hoạt động học
- Hoạt động dạy học ở trường mầm non
Ở trường Mầm non, nhất là ở các lớp Mẫu giáo hai dạng học
chủ định và không chủ định thường đan xen vào nhau.
“Tiết học” ở trường mầm non thường mang tính tích hợp và
lấy trò chơi làm phương pháp chủ yếu. Dù dạy và học theo mức dạng
nào thì dạy học ở trường Mầm non vẫn có chương trình, kế hoạch
theo những mục tiêu nhất định cho từng độ tuổi nhằm vào sự phát
triển đúng thì, đúng lứa của trẻ nhỏ.
1.2.4. Hoạt động phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, là phương tiện để giao tiếp,
là công cụ để tư duy. Hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm
non cho trẻ 5-6 là hoạt động được bố trí giảng dạy thành 2 phân môn:
Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là hoạt động “Thơ -
chuyện - đồng dao”; chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết là hoạt động “
làm quen chữ cái, làm quen chữ viết”
1.2.5. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ được triển khai thông
qua công tác quản lý của phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng
chuyên môn (Khối lớn), của giáo viên mầm non,...
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
6
1.3.1. Trƣờng mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Ví trí trường MN
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi
- Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày
- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
- Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp
- Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc
1.3.3. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt
- Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ
- Dạy trẻ sử dụng các mẫu câu tiếng Việt
- Phát triển lời nói mạch lạc
- Chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc - viết
- Phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc
với thơ và truyện
- Giáo dục tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và văn hóa giao tiếp
ngôn ngữ
1.3.4. Vai trò của hiệu trƣởng trƣờng mầm non trong quản
lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Hiệu trưởng trường MN có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng,
quyết định trong việc đưa nhà trường tiến tới các mục tiêu về CS, GD
trẻ em trong độ tuổi quy định, Hiệu trưởng trường MN là người chịu
trách nhiệm cao nhất về hành chính và về chuyên môn nhà trường.
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5-6 tuổi
Mục tiêu phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non tập trung vào phát
7
triển các khả năng: Nghe, nói và làm quen với chữ viết ở trẻ.
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5-6 tuổi
- Nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm
- Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
- Nội dung dạy trẻ đặt câu
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
thơ và chuyện
- Chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc - viết
1.4.3. Quản lý phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
a. Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ
Có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ, đó là: Các tiết học
và các hoạt động ngoài tiết học. Các tiết học có thể chia làm ba loại:
Tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái; loại tiết học có ưu thế phát
triển lời nói như cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và cho
trẻ làm quen với văn học; và các tiết học khác như cho trẻ làm quen
với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc,... Mọi tiết
học khác nhau đều có cơ hội để phát triển tiếng nói cho trẻ.
Hình thức ngoài tiết học bao gồm tất cả các hoạt động khác
như vui chơi, lao động, tham quan, sinh hoạt,...
b. Phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại (dùng lời nói)
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm
1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗtrợ hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng mầm non
8
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng mầm non
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.5.1. Đội ngũ giáo viên
1.5.2. Những ngƣời lớn xung quanh trẻ
1.5.3. Chế độ sinh hoạt, môi trƣờng giáo dục hằng ngày
1.5.4. Cơ sở vật chất
1.5.5. Về sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và của chính
quyền địa phƣơng
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý
hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Chúng ta có thể kết luận biện pháp quản lý hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi là một trong những nhiệm
vụ cơ bản của Hiệu trưởng trường mầm non, là yếu tố quan trọng
quyết định chất lượng CSGD trẻ của nhà trường.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
2.1.1. Mục đích điều tra
2.1.2. Đối tƣợng, phƣơng pháp điều tra
a. Đối tượng người khảo sát
- Đối tượng khảo sát là CBQL cấp Phòng GD&ĐT, cấp trường
9
và giáo viên giảng dạy khối mẫu giáo lớn của 5 trường mầm non
công lập và 5 trường mầm non ngoài công lập.
b. Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn:
2.1.3. Nội dung điều tra
- Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
CBQL và giáo viên mầm non ở các trường MN trên địa bàn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng
- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ
huynh về công tác quản lý hoạt động PTNN ở các trường MN trên
địa bàn quận Hải Châu
- Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung hoạt động PTNN cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải Châu
- Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động
PTNN cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải Châu
- Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động PTNN cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn quận Hải Châu.
2.1.4. Phân tích kết quả điều tra
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 5 trường công lập và 5 trường
ngoài công lập với số lượng CBQL là 25 người, số lượng giáo viên là
72 người để tiến hành điều tra.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo
Đến nay, toàn quận có 75 trường học, cụ thể: 10 trường Trung
10
học cơ sở công lập, 01 trường Trung học cơ sở tư thục, 17 trường
Tiểu học công lập, 03 trường Tiểu học tư thục, 16 trường Mầm non
công lập và 28 trường Mầm non tư thục.
2.2.3. Tình hình phát triển GDMN quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng
Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố. Đến nay, toàn
quận có 44 trường học, cụ thể: 16 trường công lập, 28 trường tư thục
(trường MN 30-4 được thành lập vào tháng 5/2015).
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, giáo viên
- Đối với CBQLGD: Hầu hết CBQLGD đều đánh giá việc tổ
chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non là rất cần
thiết, cụ thể có 100% lãnh đạo, chuyên viên phòng GD cho là rất cần
thiết và 80% CBQL các trường cho là rất cần thiết.
- Đối với GVMN : 45,7% GV đánh giá việc tổ chức hoạt động
phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non là rất cần thiết, 10% đánh giá
ở mức độ cần thiết, 30(42,9%) đánh giá ở mức độ ít cần thiết, 1(0,4)
đánh giá ở mức độ không cần thiết rơi vào một số GV lớn tuổi, có
thâm niên công tác trên 25 năm, GV các trường MN tư thục.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ
năng, thái độ của việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5-6 tuổi
Qua điều tra, khảo sát kết quả thực hiện mục tiêu, yêu cầu về
kiến thức kỹ năng, thái độ và sự cần thiết cuả hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, mức độ Tốt là 48 (68,6%), Khá là 11
(15,7%), Trung bình là 11 (15,7%) cho thấy đội ngũ giáo viên tổ
chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường
mầm non quận Hải Châu kết quả thực hiện chưa cao.
11
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung, kế hoạch hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Chúng tôi tiến hành khảo sát 25 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng) ở 10 trường MN trên địa bàn quận Hải Châu. Vẫn còn nhiều
ý kiến cho rằng, nội dung, chương trình phù hợp nhưng tính đồng bộ
trong quá trình tổ chức thực hiện còn chưa cao, còn khó khăn trong
việc tổ chức dạy học.
2.3.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy hoạt động phát
triển ngôn ngữ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn quận Hải
Châu thành phố Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn được đào tạo sau đại học đạt 0 %; đại
học đạt tỉ lệ 71,5%; cao đẳng 24,2% và trung cấp chiếm tỉ lệ 4,3%.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy Lớp MG Lớn 5-6 tuổi ở các
trường MN quận Hải Châu đa số có tuổi đời còn trẻ, năng động. Tuy
nhiên, vẫn còn một số giáo viên lớn tuổi, chưa thực sự thích nghi với
việc đổi mới PPDH. Ngoài ra những giáo viên mới vào nghề nên khả
năng thực hành còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn cũng như
kinh nghiệm giảng dạy...
2.3.5. Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ
của trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn quận Hải
Châu thành phố Đà Nẵng
Về mặt nhận thức giáo viên đều có nhận thức tốt về yêu cầu
của hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo. Ở tất cả các nội dung đều
được đánh giá từ 72,5% trở lên là rất quan trọng, không có thang
đánh giá là ít quan trọng. Tuy nhiên kết quả vận dụng nhận thức vào
thực hiện thì còn đạt rất thấp (Ở mức TB thấp nhất là 23%, cao nhất
là 71,4%). Tỉ lệ đánh giá ở mức tốt nhất là 68,6%. Như vậy việc nhận
thức của giáo viên thì rất tốt nhưng kết quả thực hiện thì chưa cao
dẫn đến chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ còn thấp ảnh hưởng đến
chất lượng GD toàn diện của học sinh.
12
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Căn cứ vào kết quả mong đợi mục tiêu ở cuối độ tuổi trong
chương t nh CSGD trẻ th kết quả đánh giá trẻ đầu năm học ở các tiêu
chí đều rất thấp. Nếu không đề ra được các biện pháp PTNN cho trẻ
thì chất lượng CSGD trẻ ở tất cả các lĩnh vực sẽ cũng rất thấp. Thể
hiện cụ thể ở biểu đồ 2.3.
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Qua khảo sát Bảng 2.6 mức độ thực hiện nhiệm vụ nội dung
hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
ND1, ND3, ND4, ND6 mức độ tỉ lệ đạt đều ở Rất tốt (35,7% -
32,9%), Tốt (78,5% - 24,2%), Khá ( 32,8% - 28,6%), TB (14,3% -
7,1%) không có Yếu. Trong đó ND2, ND5, ND7 đạt tỉ lệ chưa cao ở
mức độ Tốt và không đạt ở mức độ Rất tốt.
Ngoài giờ giảng trên lớp, giáo viên phải thực hiện một số
nhiệm vụ nữa. Giáo viên dạy tiếng mẹ đẻ phải tổ chức phong trào giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nhà trường, phải nghiên cứu
lỗi của học sinh trong lời nói thường ngày trên lớp. Cần tìm con
đường chữa lỗi đó. Nhưng vấn đề đặt ra ở nội dung này chưa đạt đó
là vấn đề từ địa phương trong trường mẫu giáo.
2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp và các hình thức tổ
chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng
mầm non
a. Hình thức tổ chức hoạt động PTNN
Qua khảo sát 70 GV, kết quả Bảng 2.7 cho thấy, tỉ lệ các nội
dung chênh lệch tương đối cao và rõ nét.
13
Nội dung ( ND3,5,7,11) được đánh giá mức độ thực hiện Rất
tốt không có, nhưng mức độ Yếu đạt tỉ lệ khá cao (74,3% - 42,9%).
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy 4 nội dung ( ND3,5,7,11) là những
hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chưa đem lại hiệu
quả trong hoạt động PTNN cho trẻ trong trường mầm non.
b. Phương pháp tổ chức hoạt động PTNN
Bên cạnh bảng khảo sát, chúng tôi còn điều tra phiếu hỏi về
những khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động PTNN cho trẻ thì đa số các GV đã trả lời qua phiếu hỏi là do
tình hình lớp học đông, thời gian ít, nhóm lớp chật hẹp. Chính vì vậy
đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến hình thức
và phương pháp giáo viên lựa chọn để hướng dẫn và tổ chức đạt kết
quả hoạt động PTNN cho trẻ trong trường mầm non theo yêu cầu
chương trình giáo dục đề ra.
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ dạy học
a. Cơ sở vật chất
Về thực trạng quản lý CSVC, tỉ lệ đạt được không đều. Qua
đây, thấy rằng chất lượng CSVC phục vụ cho hoạt động phát triển
ngôn ngữ ở các trường chưa cao, thậm chí mức độ thực hiện đạt trung
bình và yếu chiếm tỷ lệ cao tại nội dung 6 và nội dung 7 đây là 2 nội
dung quan trọng trong công tác phối kết hợp giữa nhà trường và phụ
huynh trong công tác hỗ trợ các điều kiện CSVC phục vụ hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. Nhưng
thực trạng hiện nay, với mức độ thực hiện và sự quan tâm phối hợp
của CMHS đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ như thế này, đã
làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả mong đợi của trẻ.
b. Phương tiện dạy học
Đối với PTDH hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
trong trường mầm non, 36,9% ý kiến đánh giá đủ theo danh mục tối