Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố quảng ngãi
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1140

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố quảng ngãi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN QUANG HỒNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH

CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG GIAO

Đà Nẵng - Năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp

luật cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Quảng

Ngãi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Quang Hồng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3

3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu............................................................ 3

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 4

6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4

8. Cấu trúc của luận văn.............................................................................. 6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG....... 7

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.................................................. 7

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.............................................. 10

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ............................................................... 10

1.2.2. Pháp luật, giáo dục pháp luật .......................................................... 14

1.2.3. Quản lý giáo dục pháp luật ............................................................. 16

1.3. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................ 17

1.3.1. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ........................... 17

1.3.2. Chủ thể và đối tƣợng của giáo dục pháp luật.................................. 20

1.3.3. Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THPT........................... 22

1.3.4. Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

THPT............................................................................................................... 23

1.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục pháp

luật................................................................................................................... 27

1.4. QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT............ 28

1.4.1. Mục tiêu quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ

thông................................................................................................................ 28

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT.............. 30

TIỂU KẾTCHƢƠNG 1................................................................................... 36

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ

QUẢNG NGÃI............................................................................................... 38

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI .................................................... 38

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Quảng Ngãi...... 38

2.1.2. Khái quát tình hình Giáo dục-Đào tạo thành phố Quảng Ngãi ...... 39

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục trung học phổ thông thành phố

Quảng Ngãi ..................................................................................................... 40

2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ......................................... 44

2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................ 44

2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 44

2.2.3. Đối tƣợng khảo sát.......................................................................... 44

2.2.4. Tổ chức khảo sát ............................................................................. 44

2.2.5. Xử lý số liệu.................................................................................... 45

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC

SINH THPT THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI.................................................. 45

2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng

của giáo dục pháp luật..................................................................................... 45

2.3.2. Thực trạng tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ........... 47

2.3.3. Kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thành phố Quảng

Ngãi ................................................................................................................. 52

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH

PHỐ QUẢNG NGÃI ...................................................................................... 54

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu GDPL cho học sinh THPT ............... 54

2.4.2. Thực trạng quản lý kế hoạch, chƣơng trình, nội dung giáo dục

pháp luật .......................................................................................................... 56

2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật........ 58

2.4.4. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lƣợng GDPL ........................ 59

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ GDPL........................... 62

2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDPL

CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI.... 63

2.5.1. Mặt mạnh ........................................................................................ 63

2.5.2. Hạn chế............................................................................................ 64

2.5.3. Thời cơ ............................................................................................ 66

2.5.4. Thách thức....................................................................................... 66

2.5.5. Đánh giá chung ............................................................................... 68

TIỂU KẾTCHƢƠNG 2................................................................................... 69

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ

QUẢNG NGÃI............................................................................................... 70

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP................................................ 70

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................. 70

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................. 70

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................. 71

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................... 71

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................. 72

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDPL CHO HỌC

SINH THPT THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI.................................................. 72

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật............. 72

3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục pháp luật của nhà trƣờng.......... 76

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật

cho học sinh..................................................................................................... 80

3.2.4. Tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho các lực lƣợng tham

gia giáo dục pháp luật cho học sinh ................................................................ 85

3.2.5. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội

trong giáo dục pháp luật cho học sinh............................................................. 88

3.2.6. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ và tạo động lực cho công tác giáo

dục pháp luật ................................................................................................... 92

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP............................................. 94

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN

PHÁP............................................................................................................... 95

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.................................................................... 95

3.4.2. Lựa chọn đối tƣợng khảo nghiệm................................................... 96

3.4.3. Quá trình khảo nghiệm.................................................................... 96

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................... 97

TIỂU KẾTCHƢƠNG 3................................................................................. 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 107

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CB Cán bộ

CBQL Cán bộ quản lý

CMHS Cha mẹ học sinh

CNTT Công nghệ thông tin

CSVC Cơ sở vật chất

ĐTN Đoàn Thanh niên

GD Giáo dục

GDCD Giáo dục công dân

GDĐT Giáo dục và Đào tạo

GDPL Giáo dục pháp luật

GDTX Giáo dục thƣờng xuyên

GV Giáo viên

GVBM Giáo viên bộ môn

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HS Học sinh

LHTN Liên hiệp thanh niên

NGLL Ngoài giờ lên lớp

NV Nhân viên

PCGD Phổ cập giáo dục

PL Pháp luật

QL Quản lý

QLGD Quản lý giáo dục

TBC Trung bình chung

TCN Trƣớc Công nguyên

TDTT Thể dục thể thao

TNCS Thanh niên cộng sản

THCS Trung học sơ sở

THPT Trung học phổ thông

XH Xã hội

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Quy mô trƣờng lớp, HS các trƣờng trung học phổ thông

thành phố Quảng Ngãi 40

2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên các trƣờng THPT 41

2.3. Cơ cấu, chất lƣợng CBQL các trƣờng THPT 42

2.4. Chất lƣợng học lực của học sinh THPT 42

2.5.

Hiện trạng CSVC các trƣờng THPT thành phố Quảng

Ngãi

43

2.6. Ý kiến về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho HS 46

2.7.

Thực trạng các hình thức GDPL cho HS ở nhà trƣờng

hiện nay

49

2.8.

Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT từ năm học

2013-2014 đến năm học 2015-2016

53

2.9.

Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý

mục tiêu GDPL cho học sinh của các trƣờng THPT

54

2.10.

Kết quả khảo sát CBQL và GV về thực trạng quản lý kế

hoạch, chƣơng trình, nội dung hoạt động GDPL cho HS

56

2.11.

Thực trạng quản lý hình thức, phƣơng pháp tổ chức hoạt

động GDPL cho học sinh ở nhà trƣờng hiện nay

59

2.12.

Thực trạng quản lý các lực lƣợng tham gia hoạt động

GDPL cho học sinh ở nhà trƣờng hiện nay

60

2.13.

Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động

GDPL cho học sinh ở nhà trƣờng hiện nay

62

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp 97

3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 99

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Pháp luật là một hiện tƣợng xã hội rất gần gũi và rất cần thiết với cuộc

sống của mỗi con ngƣời. Xã hội càng hiện đại thì yêu cầu về hiểu biết và thực

hiện PL của con ngƣời càng cao bởi PL không chỉ là phƣơng tiện để Nhà

nƣớc quản lý có hiệu quả các mặt đời sống xã hội mà còn là phƣơng tiện thực

hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Đối với các công

dân trẻ tuổi, hiểu biết về PL, sống và làm việc theo PL là lẽ đƣơng nhiên và là

yêu cầu cấp bách của đời sống xã hội đối với nhân cách của mỗi con ngƣời.

Giáo dục pháp luật cho học sinh là một trong những nội dung có ý

nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ chƣơng trình giáo dục. Cùng với những

kiến thức về văn hóa, những kiến thức PL mà các em lĩnh hội đƣợc trong quá

trình học tập ở nhà trƣờng sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo

cho sự phát triển toàn diện về nhân cách thế hệ công dân tƣơng lai của đất

nƣớc. Cùng với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, chƣơng trình giáo dục

pháp luật trong nhà trƣờng cũng đƣợc đổi mới về nội dung, chƣơng trình,

hình thức và phƣơng pháp, góp phần tạo ra chất lƣợng giáo dục nhân cách con

ngƣời. Tuy nhiên, trong thời gian khá dài, công tác tuyên truyền PL trong

nhân dân nói chung và GDPL cho HS trong nhà trƣờng nói riêng chƣa thật sự

đƣợc chú trọng đúng mức.

Giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT là quá trình hình

thành thói quen, hành vi tuân thủ PL. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa khoa

học, gắn liền với chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta. Do vậy, giáo dục pháp

luật cho học sinh trong các trƣờng phổ thông cần phải đƣợc nghiên cứu một

cách hệ thống, thông qua những phƣơng pháp khoa học để triển khai giáo dục

có hiệu quả. Để giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng THPT đạt hiệu quả cao,

2

cần phải tiến hành đồng bộ quá trình giáo dục này với sự kết hợp giữa giáo

dục của gia đình và xã hội.

Trong các đối tƣợng của GDPL, học sinh THPT là đối tƣợng đƣợc quan

tâm nhiều nhất do lứa tuổi học sinh THPT đƣợc trang bị kiến thức văn hóa

tƣơng đối toàn diện, các em rất năng động, có khả năng sáng tạo, tích cực,

nhạy bén trong học tập cũng nhƣ trong quan hệ xã hội. Tuy vậy ở lứa tuổi

này, nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chƣa ổn định, các em rất

dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội do tính hiếu động, tò

mò của tuổi trẻ; nhƣng cũng dễ giáo dục, uốn nắn. GDPL từ giai đoạn này sẽ

có tác động lớn trong việc định hƣớng, phát triển hình thành nhân cách công

dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, hình thành trong các

em thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật và có ý thức tuân thủ pháp luật.

Thực tế công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng trung học

phổ thông trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đã đạt đƣợc một số kết quả

đáng kể, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật

ở các trƣờng trung học phổ thông chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội.

Những biểu hiện vi phạm pháp luật của lớp trẻ và thực trạng quản lý giáo dục

pháp luật cho học sinh trung học phổ thông đang đặt ra hàng loạt các vấn đề

bức xúc cần đƣợc nghiên cứu và giải quyết. Việc đánh giá đúng tình hình,

nhận diện đúng vấn đề, phát hiện đƣợc trở ngại và vƣớng mắc để tìm ra các

nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt việc giáo dục pháp

luật cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi,

góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức về giáo dục

pháp luật, cần thiết phải nhấn mạnh về mối quan hệ giữa giáo dục và nâng cao

trình độ văn hóa pháp lý cho thế hệ trẻ trong xu thế hội nhập hiện nay. Đó là

một việc làm cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho địa

phƣơng và cho đất nƣớc.

3

Nhà trƣờng phổ thông có nhiệm vụ hình thành ở HS ý thức tự giác, xử sự

theo những chuẩn mực xã hội nhất định, trong đó có chuẩn mực PL. Kiến thức

về PL là một bộ phận không thể thiếu đƣợc của học vấn phổ thông. Ý thức trách

nhiệm cũng nhƣ hành vi sống và làm việc theo hiến pháp và PL phải trở thành

lối sống văn minh của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Do đó, để tổ chức tốt

GDPL cho HS ở các trƣờng phổ thông hiện nay là một nhiệm vụ càng khó khăn

và phức tạp. Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT thành phố

Quảng Ngãi ” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý GDPL cho HS và khảo sát

công tác quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT thành phố

Quảng Ngãi, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động GDPL, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện

cho học sinh các trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi.

3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GDPL cho học sinh các trƣờng THPT.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Quản lý GDPL cho học sinh các trƣờng trung học phổ thông thành

phố Quảng Ngãi.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng trung học phổ

thông thành phố Quảng Ngãi trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả nhất

định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân,

trong đó một trong những nguyên nhân chính là do hạn chế trong công tác

quản lý hoạt động giáo dục pháp luật.

4

Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS các

trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp và

khả thi với điều kiện thực tế của các nhà trƣờng, của ngành GDĐT thì hoạt

động GDPL sẽ hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn

diện cho học sinh các trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDPL cho học

sinh ở trƣờng THPT.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho

học sinh các trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh

các trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi.

6. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDPL của hiệu trƣởng 08

trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2016, gồm:

Trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng, Trƣờng THPT Võ Nguyên Giáp, Trƣờng

THPT Sơn Mỹ, Trƣờng THPT Trần Quốc Tuấn, Trƣờng THPT Lê Trung

Đình, Trƣờng THPT tƣ thục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trƣờng THPT tƣ thục

Hoàng Văn Thụ, Trƣờng THPT Chuyên Lê Khiết.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết

7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân loại tài

liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu đƣợc những dấu hiệu đặc

thù bên trong và trên cơ sở đó tổng hợp để tạo ra hệ thống, đồng thời thấy

đƣợc mối quan hệ, tác động biện chứng để xác lập cơ sở lý luận về quản lý

hoạt động GDPL cho HS THPT.

5

7.1.2. Phương pháp phân loại tài liệu

Trên cơ sở phân tích để tiến tới tổng hợp lý thuyết nhằm xác lập cơ sở

lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thực hiện quá trình phân loại tài liệu với

thao tác sắp xếp tài liệu khoa học theo những vấn đề, theo từng nội dung về

quản lý hoạt động GDPL cho HS THPT.

7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tƣợng khảo sát (cán

bộ quản lý, giáo viên và học sinh) về thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho

học sinh THPT thành phố Quảng Ngãi; đồng thời, xây dựng phiếu hỏi ý kiến

chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp

quản lý hoạt động GDPL cho học sinh THPT thành phố Quảng Ngãi.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu hồ sơ quản lý hoạt động GDPL của 08 trƣờng THPT thành

phố Quảng Ngãi gồm: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDPL; Kế

hoạch tổ chức GDPL; Văn bản phục vụ hoạt động triển khai GDPL cho HS;

Báo cáo hoạt động GDPL từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với các CBQL, GV và HS các trƣờng THPT thành phố Quảng

Ngãi để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt

động GDPL, đồng thời những đánh giá của họ về thực trạng quản lý hoạt

động GDPL tại các trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi hiện nay nhằm thu

thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phƣơng pháp điều tra khảo sát.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tiến hành khảo nghiệm ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn

về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho

HS các trƣờng THPT thành phố Quảng Ngãi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!