Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng tài chính quản trị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Tài chính
- Quản trị Kinh doanh
Lê Văn Hùng
Trƣờng Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên tại các trƣờng cao đẳng, Đại học. Chƣơng 2: Thực trạng kỹ năng
sống của sinh viên và công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
tại trƣờng cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Trƣờng cao đằng Tài chính – Quản trị
kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
Keywords: Trƣờng Cao đẳng Tài chính-Quản trị kinh doanh; Sinh viên; Kỹ năng
sống; Quản lý giáo dục
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong 05 năm vừa qua, giáo dục Đại học nƣớc ta đã có
sự thay đổi tích cực cả về quy mô, phƣơng thức và chất lƣợng đào tạo. Năm 2001-2002 chúng ta có
gần 950.000 sinh viên, đến năm học 2007-2008 số sinh viên đã là 1.603.484 ngƣời. Cùng với sự
tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng sinh viên cũng đƣợc tăng lên, từng bƣớc đáp ứng nguồn nhân
lực trẻ có trình độ cao của đất nƣớc.
Tuy nhiên, đứng trƣớc bối cảnh nƣớc ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới sinh viên
đang bị nhiều tác động sâu sắc, một bộ phận không nhỏ sinh viên chƣa có khả năng, thiếu kỹ
năng sống và hội nhập, tự tạo việc làm và làm việc hiệu quả sau khi tốt nghiệp, những tiêu
cực trong thi cử và tình trạng vi phạm pháp luật, sa đà vào các tệ nạn xã hội, sống thực dụng
của một bộ phận sinh viên đang là vấn đề “nóng” trong xã hội, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá
trình đào tạo và rèn luyện của đội ngũ trí thức tƣơng lai nƣớc nhà.
Chính từ nhận thức trên, với cƣơng vị là Chủ tịch Hội sinh viên trƣờng Cao đẳng Tài
chính – Quản trị kinh doanh nên tôi đã chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
2
Kỹ năng sống cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh” làm đề
tài nghiên cứu cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục Kỹ năng sống của các
đơn vị tại trƣờng cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện nhân cách sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc tổ chức và quản lý hoạt
động GD KNS cho học sinh- sinh viên trong các trƣờng cao đẳng, Đại học.
3.2. Đánh giá thực trạng KNS của sinh viên và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên tại trƣờng Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh
3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên Trƣờng Cao đằng Tài chính – Quản trị kinh doanh
trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Tài chính –
Quản trị kinh doanh.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên tại Trƣờng Cao
đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.
5. Giả thuyết khoa học
Ở Trƣờng Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, điều này ảnh hƣởng đến sự phát triển toàn diện
nhân cách sinh viên.
Nếu nhà quản lý lãnh đạo, các đơn vị, các tổ chức Đoàn thể trong Trƣờng Cao đẳng
Tài chính – Quản trị kinh doanh chú trọng đến việc tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên thì hoạt động này sẽ đƣợc triển khai hiệu quả nhờ đó kỹ năng sống
của sinh viên chắc chắn sẽ đƣợc cải thiện.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1. Nghiên cứu những chuyên đề lý luận chuyên nghành, các tài liệu tham khảo liên quan
để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
6.1.2. Nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, các văn bản luật, chủ trƣơng,
chính sách của Nhà nƣớc, điều lệ trƣờng…để làm cơ sở pháp lý của đề tài.