Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện hòa vang, thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI VĂN TUẤN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 814.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thiện tại
Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH HÙNG
Phản biện 1: TS. Bùi Việt Phú
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Sĩ Thư
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm
ĐHĐN vào ngày 16 tháng 5 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên,
học sinh nói chung đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu
cực, mặt trái của kinh tế thị trường làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu
hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền
thống. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng theo các chuyên gia
giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống
(KNS).
Nhiệm vụ hiện nay của sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải góp
phần quyết định vào việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tiềm năng trí tuệ,
tư duy sáng tạo, năng lực tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải
quyết vấn đề để thích ứng được với thực tiễn và cuộc sống hiện tại.
Việt Nam tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, GDKNS và quản lý (QL)
hoạt động giáo dục (HĐGD) KNS là yêu cầu cấp thiết để thực hiện
đổi mới giáo dục.
Thực tế việc giáo dục kỹ năng sống của các em học sinh tiểu
học huyện Hòa Vang vẫn còn nhiều điều đáng suy nghĩ: Trong tư
tưởng giáo viên, phụ huynh vẫn chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức,
việc rèn kỹ năng sống cho học sinh còn mang tính hình thức, máy
móc, làm chiếu lệ. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy, chỉ
luôn chú trọng đến việc đọc viết tốt, làm tính tốt, tập trung vào những
điểm số và các kì kiểm tra...
Xuất phát từ những yêu cầu và thực tế trên, đồng thời qua thực
tiễn quản lý tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng” với mong muốn góp phần nghiên cứu nâng cao chất
2
lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học, đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng sống
cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng hiện nay đã
đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả công tác quản
lý vẫn còn nhiều hạn chế và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu
xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học và làm sáng tỏ thực
trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường
tiểu học thì sẽ đề xuất được các biện pháp cần thiết, khả thi để nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao
chất lượng GD toàn diện của các trường tiểu học hiện nay.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng
sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Hoà
Vang, thành phố Đà Nẵng
5.3. Đề xuất biện pháp lý quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học của Hiệu trưởng các trường Tiểu học
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Nhóm phương pháp thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
6.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
6.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Phạm vi về địa bàn
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 6 trường tiểu học huyện Hoà
Vang, thành phố Đà Nẵng bao gồm: (Trường tiểu học số 2 Hoà Tiến;
Trường tiểu học Lê Kim Lăng; Trường tiểu học số 1 Hoà Nhơn;
Trường tiểu học An Phước; Trường tiểu học Hoà Phú; Trường tiểu
học Hoà Ninh)
7.2. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu chỉ tập nghiên cứu quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Hoà Vang, thành phố
4
Đà nẵng.
7.3. Khách thể khảo sát
- Cán bộ quản lý các trường tiểu học: 48 người
- Cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT: 3 người
- Giáo viên các trường tiểu học là: 97 người
- Học sinh các trường tiểu học là: 300 người
8. Đóng góp của luận văn
- Làm phong phú thêm lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng
sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học.
- Hệ thống hoá các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Đưa ra biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả trong công tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học của các trường tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học.
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu của thế giới
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống
a. Kỹ năng
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần
thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức
hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
b. Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giúp
cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả
năng, phẩm chất, hành vi, tâm lý xã hội và văn hóa phù hợp và đương
đầu được với những tác động của môi trường.
1.2.2. Giáo dục kỹ năng sống
Hoạt động giáo dục KNS cho HS là hoạt động trong đó dưới
tác động chủ đạo của nhà giáo dục, học sinh chủ động tự giáo dục
nhằm hình thành và phát triển những khả năng, hành vi thích hợp và
tích cực để ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc
sống.
1.2.3. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục
a. Quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của
chủ thể QL (người QL, tổ chức QL) lên khách thể QL (người bị QL
và các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể QL) về các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... bằng một hệ thống các luật lệ,
6
các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ
thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu QL.
b. Quản lý giáo dục
QLGD được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD đến toàn bộ các phần tử và
các lực lượng trong hệ thống GD nhằm làm cho hệ thống vận hành
theo đúng tính chất, nguyên lý và đường lối phát triển GD mà tiêu
điểm hội tụ là thực hiện quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa
hệ thống GD đến mục tiêu dự kiến.
1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Quản lý HĐGD KNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm
tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực
lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng
cao GDKNS trong nhà trường.
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.3.1. Vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học
GDKNS cho HS là công tác của toàn xã hội, song GD ở nhà
trường giữ vai trò định hướng. GDKNS trong trường TH là một bộ phận
của quá trình GD tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ
phận khác như GD trí tuệ, GD thẩm mỹ, GD thể chất, GD lao động, giúp
cho HS hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là giúp cho các
em phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể, xác
định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin và có trách nhiệm
với chính mình và xã hội.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là
làm thay đổi hành vi của con người từ thói quen sống thụ động, có
7
thể gây rủi ro mang lại hiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi
mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
1.3.3. Hệ thống các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh tiểu
học
Nhóm 1. Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình
1. Kỹ năng tự đánh giá về bản thân
2. Kỹ năng xác định giá trị
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
5. Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Nhóm 2. Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác
1. Kỹ năng giao tiếp
2. Kỹ năng lắng nghe tích cực
3. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
4. Kỹ năng thương lượng
5. Kỹ năng kiên định
6. Kỹ năng hợp tác
7. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
8. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Nhóm 3. Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
1. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
2. Kỹ năng tư duy phê phán
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo
4. Kỹ năng đặt mục tiêu
5. Kỹ năng ra quyết định
6. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
7. Kỹ năng quản lí thời gian
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề
8
1.3.4. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học
- Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của giáo dục KNS.
- Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống của
học sinh tiểu học, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, của đất nước.
- Nguyên tắc cung cấp thông tin cơ bản.
- Nguyên tắc khuyến khích động viên, cổ vũ người học và
hướng họ đến tương lai tươi sáng hơn.
- Nguyên tắc phối hợp với các lực lượng giáo dục KNS như
Hội phụ huynh học sinh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Nguyên tắc giáo dục đồng đẳng.
- Nguyên tắc tương tác
- Nguyên tắc trải nghiệm
- Nguyên tắc tiến trình
- Nguyên tắc thay đổi hành vi
- Nguyên tắc thời gian - môi trường giáo dục
1.3.5. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Để xác định được nội dung giáo dục KNS cho nhóm đối tượng
nào cần căn cứ trên những cơ sở sau đây:
- Đặc điểm tâm sinh lí- xã hội của nhóm xã hội đó.
- Đặc điểm vùng, miền, bối cảnh địa lí - xã hội của nhóm xã
hội đó đang sống.
1.3.6. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học
Đối với học sinh phổ thông còn gánh nặng học văn hóa, thời
gian tham gia hoạt động giáo dục KNS bị hạn chế, vì thế mỗi chủ đề
cần lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp như: lồng ghép tích hợp qua
các môn học, các tiết HĐNGLL, các tiết SHCN. Có thể đan xen các
hình thức tổ chức cho một chủ đề.
9
1.3.7. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp giải quyết tình huống
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp trò chuyện
1.3.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học
Không ít các bậc CMHS bận làm ăn, xao nhãng hoặc khoán
trắng con cho GV, nhà trường; hoặc quá nuông chiều con...
Những tiêu cực và tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển trong cơ
chế thị trường đã tác động đến tâm hồn trẻ thơ, gây khó khăn cho
công tác GD: nghiện hút, mại dâm, lừa đảo, lối sống chạy theo đồng
tiền, thực dụng, bạo lực trong gia đình...
Xu hướng đổi mới GD mạnh mẽ đang đặt ra những yêu cầu có
tính cách mạng: dạy chữ đi đôi với dạy người, dạy cách học đi đôi
với dạy cách sống.
1.4. Quản lý hoạt đông giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học
1.4.1. Quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học
Mục tiêu quản lý các hoạt động GD KNS phải hướng tới việc
hình thành và củng cố các năng lực chủ yếu đáp ứng mục tiêu GD và
phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH.
1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học
Quản lý về kế hoạch hoạt động giáo dục KNS bao gồm: quản
10
lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt
động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu
tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối
hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả
hoạt động KNS.
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học
Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GD KNS
là quản lý quy trình thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ
năng sống để đạt đến kết quả như mong muốn.
1.4.4. Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia
công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong HĐGDKNS
cho HS tiểu học là quản lý CBQL, GV, NV, cha mẹ HS, các lực
lượng khác và quản lý mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong
HĐGDKNS.
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động
quản lý, là quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường.
1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học
Cũng như trong dạy học các môn văn hóa, hoạt động giáo dục
KNS cần có CSVC, phương tiện, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả
giáo dục mong muốn.
Tiểu kết Chƣơng 1
Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc
sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống có tác
dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực,
11
lành mạnh cho thanh thiếu niên. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là
một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn
ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em.
Hoạt động GD KNS là một hoạt động rất quan trọng trong nội
dung giáo dục của các nhà trường phổ thông nói chung và các trường
tiểu học nói riêng. Hoạt động này giúp cho quá trình giáo dục của
nhà trường thêm phong phú và toàn diện. Kỹ năng sống như những
nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những
thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người
biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành
công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của
chính mình.
Quản lí hoạt động GD kỹ năng sống cho HS ở nhà trường là
quản lí hoạt động dạy và học KNS của GV và HS, bao gồm hoạt
động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể Để
công tác quản lí giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả nhà quản lí cần
thực hiện tốt các chức năng quản lí trong hoạt động GD và biến quá
trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Để làm được điều này nhà
quản lý cần phải nắm vững về mục tiêu của hoạt động này, từ đó đưa
ra những giải pháp tối ưu để lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp
nhằm thúc đẩy các hoạt động GD KNS đi đúng hướng, góp phần
nâng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường theo Nghị quyết
số 29- NQ- TW ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã đề ra về" Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo".
12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN HÒA
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học huyện Hoà Vang,
thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Khái quát về huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng
a. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội
thành của thành phố Đà Nẵng, địa hình của huyện đa dạng có miền
núi, trung du và đồng bằng.
Huyện Hòa Vang có diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha, chiếm
74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng. Toàn huyện có 11 xã với
119 thôn, trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi.
Dân số 124.844 người, mật độ dân số 172 người/km2
, trên địa bàn
huyện có 03 thôn với gần 1.000 đồng bào dân tộc Cơtu cư trú tại thôn
Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc; thôn Phú Túc, xã Hòa Phú và thôn
Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh có người Hoa sinh sống.
b. Tình hình kinh tế - xã hội
Văn hóa, xã hội, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực,
chất lượng GD tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, trang
bị CSVC đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp GD..
2.1.2. Thực trạng giáo dục tiểu học huyện Hoà Vang, Thành
phố Đà Nẵng
a. Về phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh
Toàn huyện Hòa Vang hiện có 19 trường tiểu học nằm phủ
khắp 11 xã trên địa bàn huyện, với tổng số 11334HS/404 lớp. Việc
vận động học sinh 6 tuổi ra lớp hàng năm luôn đạt tỉ lệ 100%.
b. Chất lượng hoạt động giáo dục
13
Chất lượng GD tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hòa
Vang từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2016 - 2017 khá ổn định, số
lượng HS hoàn thành chương trình lớp học luôn đạt trên 99%.
c. Về tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
CBQL có trình độ đại học trở lên năm 2017 là 100%, bình
quân tỉ lệ GV/lớp là 1,5. Trong đó, tỉ lệ GV có trình độ đại học và
cao đẳng trên 70%; tỉ lệ GV đạt chuẩn là 100%.
2.2. Khái quát quá trình khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Nhận định, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD KNS
cho HS tiểu học huyện Hòa Vang nhằm làm cơ sở đề xuất, kiến nghị
các cấp đồng thời đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động GD
KNS cho HS tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng mang
tính khả thi và hiệu quả.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 06 trường Tiểu học chia đều
cho 3 vùng (2 trường đồng bằng, 2 trường trung du, 2 trường miền
núi) trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Tiến hành thực hiện với các đối tượng: HT, Phó HT, Tổ trưởng
chuyên môn, tổ phó chuyên môn, các tổ chức Đoàn thể trong nhà
trường, GV và HS.
Cụ thể: 148 CBQL, GV (gồm cán bộ QLGD, Tổ, nhóm trưởng
chuyên môn, GV TPT Đội); CBQL Phòng GD&ĐT và 300 HS chia
đều cho 6 trường (50 HS/ 1 trường).
2.2.3. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát bao gồm các mặt: Nhận thức về mục tiêu,
tầm quan trọng, tính cấp thiết của hoạt động GD KNS cho HS; nội
dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GD KNS; các
hình thức kiểm tra, đánh giá và các điều kiện phục vụ hoạt động GD