Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn tỉnh quảng ngãi.
PREMIUM
Số trang
185
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1872

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn tỉnh quảng ngãi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TĂNG NGỌC THIÊN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

– GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN MINH TIẾN

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Quang Sơn

Phản biện 2: PGS.TS. Phùng Đình Mẫn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm -

ĐHĐN vào ngày 21 tháng 1 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người,

quyết định sự thành công hay thất bại trong tương lai là việc lựa chọn

nghề nghiệp.

Quảng Ngãi là tỉnh có qui mô dân số và nguồn lao động khá

lớn. Dân số tính đến hết năm 2015 là 1.246.165 người. Số người

trong độ tuổi lao động là 779.000 người, trong đó khu vực thành thị

112.782 người chiếm14,67 %, khu vực nông thôn 656.218 người

chiếm 85,33%, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp

Bên cạnh đó hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT còn nhiều vấn

đề bất cập; công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp chính

quyền chưa đồng bộ; nhận thức của xã hội về đào tạo nghề cho LĐNT

chưa đồng đểu; các trung tâm GDNN-GDTX mới được giao chức

năng dạy nghề trình độ sơ cấp, thiếu CBQL, thiếu giáo viên, quản lý

dạy và học nghề còn nhiều hạn chế. Do đó chất lượng và hiệu quả đào

tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nguồn nhân lực của địa

phương. Từ các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Biện pháp

quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các

trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2. Mục đích nghiên cứu

Luận văn đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại các trung tâm GDNN￾GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại các

2

trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai

đoạn 2011-2016.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông

thôn tại các trung tâm GDNN – GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò

hết sức quan trọng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động đào

tạo nghề cho LĐNT tại các trung tâm GDNN-GDTX

5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo

nghề cho LĐNT tại các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT

tại các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn kiện, văn bản, các

Nghị quyết, các tài liệu có liên quan đến đề tài

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, điều tra, phỏng vấn, trò chuyện,…

- Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

6.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp này nhằm xử lý số liệu đã thu thập được

trong quá trình nghiên cứu.

7. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý ĐTN cho LĐNT

3

tại các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

8. Cấu trúc luận văn

* Mở đầu

* Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động đào

tạo nghề cho LĐNT tại các trung tâm GDNN-GDTX.

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại

các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại

các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

* Kết luận và khuyến nghị

- Danh mục tài liệu tham khảo

- Phụ lục

4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ

NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Về khái niệm, theo Luật dạy nghề 2006, dạy nghề được hiểu là

hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ

nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc

làm sau khi hoàn thành khóa học.

Vì vậy, đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển KT-XH

của tỉnh Quảng Ngãi.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Khái niệm hoạt động đào tạo nghề

Chung nhất “Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao

động trong hệ thống phân công lao động xã hội; là tổng hợp những

kiến thức và kỹ năng trong lao động mà con người tiếp thu được do

kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong lao động

mà một người lao động cần có để thực hiện một hoạt động cụ thể

trong một lĩnh vực nhất định” [27,tr17]

1.2.2. Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho LĐNT là quá trình giảng viên truyền bá

những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người LĐNT có

được một trình độ kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo thành thục nhất định

về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH nông thôn.

5

1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao

động nông thôn

Là quá trình tổ chức, điều khiển và theo dõi việc thực hiện hoạt

động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm Đào tạo cho người

lao động nông thôn trở thành người có năng lực theo những tiêu

chuẩn nhất định hoặc đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra.

1.2.4. Phân loại đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với đối tượng đa dạng,

có những đặc điểm, đặc thù riêng tùy theo các tiêu chí phân loại. [26]

- Theo đối tượng dạy nghề có thể phân thành:

+ Dạy nghề cho lao động quản lý:

+ Dạy nghề cho lao động trực tiếp:

- Theo phương thức dạy nghề có thể phân thành: Dạy nghề và

truyền nghề.

- Theo mức độ của truyền bá kiến thức nghề: Có đào tạo, đào

tạo lại, bồi dưỡng nghề.

- Xét theo thời gian của dạy nghề và các kết quả của người học

đạt được, có: Cao đăng nghề, Trung cấp nghề và bồi dưỡng nghề.

1.2.5. Khái niệm quản lý và chức năng quản lý:

- Khái niệm quản lý: Quản lý là tác động có định hướng, có

chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (người bị quản

lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được

mục đích của tổ chức. [18,tr.130]

- Chức năng quản lý: [1,tr.13]

+ Chức năng lập kế hoạch:

+ Chức năng tổ chức:

+ Chức năng chỉ đạo:

+ Chức năng kiểm tra:

6

1.3. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ DẠY NGHỀ CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3.1. Sự cần thiết phát triển dạy nghề cho LĐNT

a. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự cần thiết phải

đào tạo nghề cho lao động nông thôn

b. Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn

Về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế và nông

nghiệp, nông thôn đối với CNH:

1.3.2. Các yêu cầu cơ bản về đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a. Về đặc điểm của nguồn lao động nông thôn và yêu cầu về

đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đặc điểm về nguồn lao động nông thôn: Nguồn lao động

nông thôn có đặc điểm là: Số lượng dồi dào, nhưng chất lượng thấp

Đặc điểm của hoạt động lao động ở nông thôn: Tính chất thời vụ

của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất trồng trọt đòi hỏi

việc tổ chức đào tạo nghề, tập huấn các kiến thức liên quan về cây

trồng, vật nuôi cũng phải được sắp xếp phù hợp và kịp với thời vụ thì

mới đạt hiểu quả cao.

b. Đặc điểm về xu hướng biến động của nguồn lao động

nông thôn và yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nguồn lao động nông thôn có xu hướng biến động tăng về tự

nhiên và biến động giảm do di chuyển cơ học.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động đào tạo nghề cho lao

động nông thôn

a. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Về đất đai và các tài nguyên thiên nhiên:

7

- Về điều kiện thời tiết khí hậu:

b. Các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội

- Trình độ dân trí:

- Quan hệ kinh tế đối ngoại và bối cảnh kinh tế thế giới:

- Nhân tố về cơ chế chính sách:

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước kinh tế phát triển

Các nước đã chú trọng đến đào tạo nâng cao chất lượng đội

ngũ lao động nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng,

1.4.2. Kinh nghiệm ở một số nước trong khu vực

Đối với dạy nghề, các nước chú trọng đào tạo lý thuyết với đào

tạo và rèn tay nghề cho người lao động.

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm các nước vận dụng vào

Việt Nam

Một là: Phải có chiến lược về lựa chọn, bồi dưỡng CB, GV.

Hai là: Thực hiện việc tuyển dụng, sắp xếp và bố trí cán bộ cần

tiến hành việc thi tuyển công chức.

Ba là: Xác lập quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các loại bằng cấp

Bốn là: Kết hợp tốt giữa sự đầu tư của Nhà nước với sự tham

gia đào tạo, dạy nghề của các tổ chức và cá nhân.

1.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC

NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1.5.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm GDNN-GDTX

Nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX: Tổ chức đào tạo nhân

lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề

Quyền hạn của trung tâm GDNN-GDTX: Được chủ động xây dựng

8

và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến

lược phát triển dạy nghề

1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao

động nông thôn

a. Quản lý mục tiêu đào tạo nghề

Là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của tổ chức

trong qua trình đào tạo nghề.

b. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo nghề

Quản lý việc xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo nghề và nội

dung chương trình giảng dạy, quản lý quá trình đào tạo nghề thực tế

của giáo viên và học viên

c. Quản lý hoạt động dạy và học nghề

Quản lý kế hoạch dạy và việc đổi mới phương pháp ĐTN.

Quản lý sinh hoạt chuyên môn.

Theo dõi việc hoàn thành các hồ sơ, sổ sách chuyên môn.

Đánh giá về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức của GV.

d. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy và học nghề

Cơ sở vật chất, tài chính và phương tiện kỹ thuật tốt sẽ góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ các

khái niệm liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo nghề như: QL,

QLGD, QLĐTN, Đào tạo nghề cho LDNT; các yếu tố cơ bản của dạy

nghề; bản chất quản lý hoạt động đào tạo nghề; các yếu tố ảnh hưởng

đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kinh nghiệm của một số

quốc gia về đào tạo nghề cho LĐNT...

9

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Theo mục tiêu, mỗi năm sẽ có khoảng 2 triệu LĐNT cần được

đào tạo nghề để chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp.

2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH

QUẢNG NGÃI TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO

ĐỘNG NÔNG THÔN

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trên tọa độ địa lý từ 140 32 đến 150 25

vĩ độ Bắc, 1080 06 đến 1090 04 kinh độ Đông.

b. Khí hậu

Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao

chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào...

2.2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

a. Dân số

Năm 2015, toàn tỉnh có 324.000 hộ; bình quân 3.75 nhân

khẩu/hộ. Dân số thành thị có 180.740 người, chiếm 14.6%; vùng

nông thôn 1.055.510 người, chiếm tỷ lệ 85,38%.

b. Nguồn nhân lực

Năm 2015, toàn tỉnh có 779.000 nghìn người trong độ tuổi lao

động, chiếm khoảng 62.51% dân số;

10

c. Giáo dục – đào tạo

Toàn tỉnh có 212 trường mẫu giáo, mầm non; 237 trường tiểu

học, 186 trường THCS, 39 trường THPT (33 trường công lập, 03

trường PTTH cấp 2-3, 03 trường tư thục), 14 Trung tâm GDNN￾GDTX, 01 trường trẻ khuyết tật, 02 trường trung học chuyên nghiệp

địa phương và 01 trường Đại học trực thuộc UBND tỉnh

d. Khoa học - Công nghệ

Nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ được ứng dụng vào

thực tế.

e. Cơ sở hạ tầng và kinh tế nông thôn

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn có bước phát triển khá nhanh.

f. Phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có sự phát triển qua các thời kỳ 2005-2010

tăng 8.7%, thời kỳ 2010-2015 tăng 11 %.

2.2.3. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh

tế-xã hội đến hoạt động đào tạo nghề

a. Thuận lợi

Tiềm lực kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển nhất định

b. Khó khăn

Kinh tế phát triển còn thiếu bền vững, hầu hết chi ngân sách cho

đầu tư phát triển phải nhờ Trung ương hổ trợ.

2.3. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN

2.3.1. Về phát triển mạng lưới dạy nghề

Đến cuối năm 2015, cả nước có 190 trường cao đẳng, 279

trường trung cấp nghề, 998 trung tâm GDNN-GDTX và trên một

ngàn cơ sở khác có tổ chức hoạt động đào tạo nghề

2.3.2. Về cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề

Các cơ sở dạy nghề đã được nhà nước đầu tư nâng cấp cơ sở

11

vật chất, thiết bị cho các hoạt động đào tạo nghề từ dự án “tăng

cường năng lực dạy nghề ”

2.3.3. Về phát triển chương trình khung và chương trình

đào tạo nghề

Từ năm 2006 đến nay đã có 164 chương trình khung trình độ

cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề được xây dựng, trong đó 114

chương trình khung đã được ban hành, 50 chương trình khung đã tổ

chức thẩm định.

2.3.4. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đến năm 2016, cả nước có 21.630 giáo viên dạy nghề tại các

trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề

2.3.5. Các hoạt động về quản lý nhà nước đối với dạy nghề

Trong 10 năm qua, quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTN

đã có những chuyển biến rất đáng khích lệ trên nhiều phương diện.

2.3.6. Kết quả hoạt động đào tạo nghề

- Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề:

Năm 2015 các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh được 1.979.199

người; trong đó: Dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 1.769.095 người.

- Đánh giá chung: Trong những năm qua, hoạt động đào tạo

nghề đã được phục hồi, từng bước được đổi mới và phát triển,

2.4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ

NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NGÃI

2.4.1. Thực trạng về nguồn lao động nông thôn ở tỉnh

Quảng Ngãi

a. Về số lượng lao động

Dân số tính đến nay là 1.246.165 người; số người trong độ tuổi

12

lao động là 779.000 người (chiếm tỉ lệ 62,51%)

b. Về chất lượng nguồn lao động

Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên

chiếm 37%

c. Về lao động, việc làm

Hàng năm, số người bước vào độ tuổi lao động bình quân

khoảng 15.000 người. Trung bình mỗi năm có từ 38.000 - 40.000

người thất nghiệp, thiếu việc làm.

d. Về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi còn thiếu nhiều cán bộ kỹ thuật, công nghệ, quản

lý kinh tế, kinh doanh có kinh nghiệm, thiếu dội ngũ công nhân kỹ

thuật, thợ có tay nghề cao.

2.4.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động

nông thôn tại các trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi

a. Quá trình phát triển của các trung tâm GDNN-GDTX

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 48 đơn vị gồm trường, Trung tâm

và các cơ sở khác được thành lập và tham gia hoạt động đào tạo nghề

b. Thực trạng đào tạo cho lao động nông thôn

Ngành nghề đào tạo tập trung chủ yếu gồm cơ khí sửa chữa;

vận hành máy nông nghiệp; trồng an toàn; trồng lúa năng suất cao;

chăn nuôi; thú y; bảo vệ thực vật; kỹ thuật trồng nấm; trồng rừng;

điện dân dụng; may công nghiệp; làm chổi đót, tăm tre...

c. Về tình hình CSVC-TBDN tại các trung tâm GDNN￾GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

CSVS-TBDN ở các trung tâm còn thiếu rất nhiều.

13

2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.5.1. Quản lý mục tiêu đào tạo

Việc quản lý mục tiêu đào tạo trong thời gian qua đã được

quan tâm thực hiện.

2.5.2. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo

Trong những năm qua, Sở LĐ-TB&XH thường xuyên chỉ đạo

thực hiện thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của

Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo

trình dạy nghề trình độ sơ cấp.

Về quản lý nội dung, chương trình đào tạo

Việc thiết kế chương trình giảng dạy chưa tốt

2.5.3. Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề

Thực tế, đội ngũ giáo viên ở các trung tâm chưa đáp ứng được

yêu cầu nhiệm vụ dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.

2.5.4. Quản lý học viên học nghề

Có thể nhận thấy, công tác quản lý học viên học nghề tại các

trung tâm trong những năm qua còn nhiều hạn chế.

2.5.5. Quản lý kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Việc quản lý kết quả dạy nghề ở các trung tâm thực hiện tương

đối tốt, thể hiện ở các mặt: kiểm tra, cho điểm, cập nhật điểm

2.5.6. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất – thiết bị dạy nghề

Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy nghề

(CSVC-TBDN) tại các trung tâm thể hiện ở bảng 2.17.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!