Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường thpt thị xã thakhek tỉnh khammouane nước chdcnd lào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
XAYKHAMPHANH Duangphathai
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ THAKHEK
TỈNH KHAMMUANE NƯỚC CNDCND LÀO
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN XUÂN BÁCH
Phản biện 1: PGS.TS Lê Quang Sơn
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Hùng
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Sư phạm
vào ngày 15 tháng 05 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang trong thời kỳ
phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện
điều đó, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã coi phát triển GD là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người chất
lượng cao và khai thác tiềm năng con người hiệu quả nhất để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục đang
đứng trước yêu cầu hết sức cấp bách đối với việc đào tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp phát triển đất nước, đòi hỏi phải có sự đổi mới một
cách toàn diện. trong sự nghiệp đổi mới đó người giáo viên đóng vai
trò quyết định. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực sư phạm cho đội
ngũ giáo viên được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Trong nhà trường THPT, tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực
tiếp nhất quản lý các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức
và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và
hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực
hiện đổi mới PPDH và KTĐG, là nơi trực tiếp bồi dưỡng giáo viên
nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và
thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và KTĐG nói riêng. Đồng thời, tổ
chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận
thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm
yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng
dạy và giáo dục. Là một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò quyết định
trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện
trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình
độ tay nghề của mình. Bởi vì, sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tổ
chức, chủ động và mang tính tập thể cao.
Tổ chuyên môn cũng là nơi đề ra các kế hoạch giảng dạy, giáo
dục đối với từng bộ môn trong nhà trường. Là nơi trực tiếp thực thi
các nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ năm học, các chủ trương về thay
đổi trong giáo dục. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường
THPT có hiệu quả thiết thực nhằm từng bước nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập trong các nhà trường phổ thông luôn luôn là
vấn đề quan trọng và cấp thiết. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
trong trường phổ thông là công việc thường xuyên, có tính bắt buộc.
2
Tuy nhiên, đây là một hoạt động khá khó khăn và phức tạp đòi hỏi
nhà quản lý giáo dục phải có các biện pháp phù hợp nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
Với nhận thức đó, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý hoạt
động của tổ chuyên môn ở các trường THPT thị xã Thakhektỉnh
Khammouane Nước CHDCND Lào” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng dạy học – giáo dục ở các trường THPT thị xã
Thakhek, tỉnh Khammouane Nước CHDCND Lào.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thị xã
Thakhek tỉnh Khammouane Nước CHDCND Lào.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những biện pháp cần thiết, có cơ sở khoa
học và có tính khả thi, thì có thể nâng cao chất lượng của tổ chuyên
môn ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ
chuyên môn ở các trường THPT.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn
ở các trường THPT thị xã Thakhek tỉnh Khammouane Nước
CHDCND Lào.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên
môn ở các trường THPT Thi xã Thakhek, tỉnh Khammouane Nước
CHDCND Lào.
6. Phương pháp nghiên cứu
v Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
v Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
v Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
7. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
cán bộ quản lý các trường THPT trong công tác quản lý hoạt động tổ
chuyên môn.
3
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai
thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn ở các trường trung học phổ thông.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động của tổ
chuyên môn ở các trường THPT thị xã Thakhek tỉnh Khammouane
nước CHDCND Lào.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các
trường THPT thị xã Thakhek tỉnh Khammouane nước CHDCND Lào.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy
học ở các trường trung học phổ thông huyện Hóc Môn thành phố Hồ
Chí Minh (2005); luận văn của Hà Trọng Tân Một số biện pháp quản
lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường
trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá (2008); luận
văn của Nguyễn Văn Thứ Các giải pháp nâng cao chất lượng tổ
chuyên môn các trường Tiểu học của huyện Yên Định tỉnh Thanh
Hoá (2009); luân văn của Trần Trọng Thức Một số giải pháp nâng
cao chất lượng quản lý dạy học ở các trường trung học phổ thông
huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh (2009); luận văn của Trần Trọng
Khiêm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí
tổ chuyên môn các trường trung học cơ sở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh (2009); luận văn của Lê Đại Hành Một số biện pháp quản lý
hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Thanh
Hoá (2010)…
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá
- Chức năng tổ chức
- Chức năng chỉ đạo
4
- Chức năng kiểm tra
1.2.2.Quản lý giáo dục
1.2.3.Quản lý nhà trường
* Khái niệm Nhà trường
* Quản lý nhà trường
1.2.4. Trường trung học phổ thông
- Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường.
- Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Quản lí giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn...
- Quản lí học sinh và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức...
- Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường.
-Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân
viên, học sinh...
Một trong những tổ chức có vai trò khá quan trọng trong trường
THPT là Hội đồng nhà trường. Đối với trường công lập, Hội đồng
nhà trường có các nhiệm vụ và quyền hạn:
- Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng
phát triển của nhà trường;
- Quyết nghị về việc huy động nguồn lực cho nhà trường;
- Quyết nghị về những vấn đề về tài chính, tài sản của nhà
trường;
- Quyết định về việc tổ chức, nhân sự theo quy định và có
quyền giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm HT,
PHT;
- Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng nhà trường,
việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, giám sát
các hoạt động của nhà trường.
1.2.5. Tổ chuyên môn
1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư
viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ:
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.” [6].
1.2.6. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung
học phổ thông
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là những tác động có tổ chức.
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là hoạt động của chủ thể
quản lý (HT)
5
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
1.3. Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
ÿ Mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT
ÿ Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT
1.3.1. Kế hoạch công tác của tổ chuyên môn
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM và GV.
- Thành lập tổ, nhóm để xây dựng kế hoạch.
- Xác định mục tiêu, chương trình công tác của tổ, nhóm trên
tinh thần mục tiêu chung của nhà trường.
- Tiến hành thu thập các thông tin, tổ chức đánh giá thông tin,
dự báo sự phát triển từ đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, các
phương pháp, biện pháp thực hiện trong kỳ kế hoạch.
- Lập kế hoạch sơ bộ.
- Lập kế hoạch chính thức.
- Trong một năm học có bao nhiêu buổi sinh hoạt và mỗi buổi
sinh hoạt giải quyết một chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ gì.
- Mỗi chuyên đề cần tổ chức mấy tiết thực tập thể nghiệm và vào
thời gian nào.
- Lịch tiến hành thực tập quay vòng để kiểmtra, phân loại giáo viên.
- Lịch khảo sát chất lượng, kiểm tra học kỳ, hoàn thành hồ sơ
sổ sách, kiểm tra hồ sơ giáo viên, báo cáo.
- Lịch soạn bài và làm đồ dùng dạy học...
Kế hoạch của tổ phải thật cụ thể, nêu rõ nội dung công việc, yêu
cầu, thời gian, phân công công việc, lề lối làm việc.
1.3.2. Thực hiện chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên
1.3.3. Thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên
Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
ÿHiện nay mới triển khai nhưng các nhà trường hết sức ủng
hộ. Dựa trên mục tiêu, chuẩn và nội dung chương trình thống nhất
toàn quốc, đảm bảo quyền linh hoạt của các nhà trường phù hợp với
địa phương, vùng miền. Chuyển từ việc các nhà trường thực hiện rập
khuôn chương trình sang trao quyền cho các cơ sở giáo dục tự chủ
trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ và nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà
1.3.4. Thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng bàn các chuyên
đề về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin,
6
các nội dung mới và khó của chương trình, xác định kiến thức chuẩn
cho từng bài, chương theo khung chương trình.
-Các chuyên đề dạy học tự chọn cần được tổ thẩm định và Hiệu
trưởng phê duyệt trước khi tổ chức dạy học, và thực hiện thống nhất
trong toàn tổ.
-Đối với các tổ chuyên môn ghép của nhiều môn: Dành nhiều
thời gian để các nhóm bộ môn tổ chức sinh hoạt.
-Về dự giờ:. Mỗi năm học, mỗi chức danh thực hiện như sau:
-Về kiểm tra thực hiện khung phân phối chương trình, tiến độ
thực hiện chương trình được tiến hành 2 tháng 1 lần với cấp tổ, 1 lần
/ học kì với cấp trường. Kết quả kiểm tra được lưu trữ vào hồ sơ tổ.
1.3.5. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên
môn và giáo viên
- Nhận thức về định hướng đổi mới bao gồm: Sử dụng hệ
thống các PPDH có chọn lọc, kết hợp PPDH truyền thống với PPDH
tích cực đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích của người học, phát
triển khả năng tự học; coi trọng tổ chức hoạt động học tập, tạo điều
kiện cho HS tham gia hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tự
giác… của HS; đổi mới PPDH phải kết hợp cùng với đổi mới kiểm
tra đánh giá; giáo viên có vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ
học sinh.
- Nhận thức về yêu cầu đổi mới nhằm bồi dưỡng tình cảm
hứng thú, GD thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo trong học
tập cho HS; phát huy vai trò chủ đạo của GV; việc thiết kế bài giảng
phải khoa học, phù hợp với hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ
thống câu hỏi hợp lý, vừa sức tiếp thu của HS, phải bồi dưỡng năng
lùc tư duy cho học sinh tránh việc ghi nhớ máy móc không nắm chắc
kiến thức; cần tăng cường ứng dụng CNTT.
- Trong quá trình thực hiện yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn lên
kế hoạch xây dựng chương trình cụ thể và triển khai thực hiện trong
tổ, nhóm chuyên môn. Tổ chức giảng mẫu, các giáo viên trong tổ dự
giờ thảo luận phân tích về tiết dạy sau đó tổ chức thao giảng ở tổ đối
với tất cả các giáo viên. Các phương pháp còn nhiều ý kiến trái chiều
cần trao đổi bàn bạc kỹ nếu cần có thể tổ chức cho các tổ, nhóm
trưởng tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị đã triển khai có
hiệu quả.
- Hiệu trưởng làm việc với toàn thể giáo viên, hội đồng sư
phạm của trường khi cần triển khai thực hiện và phổ biến các văn
7
bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Phổ biến học tập những kinh
nghiệm của các đơn vị điển hình tiên tiến, đánh giá các hoạt động
trong nhà và triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch năm học, kế
hoạch tháng…
- Hiệu trưởng họp với các tổ trưởng tổ chuyên môn để nắm
tình hình hoạt động chung của các tổ chuyên môn, tình hình các giáo
viên trong tổ chuyên môn, nghe báo cáo kết quả hoạt động của các tổ
trưởng chuyên môn; giải quyết những khó khăn, đề xuất kiến nghị
của các tổ chuyên môn; triển khai các quy chế, quy định về thực hiện
nội dung chương trình, thời khóa biểu, đánh giá xếp loại học sinh
cuối năm; triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn của toàn
trường; nhận xét đánh giá phân loại giáo viên và đề xuất khen
thưởng, kỷ luật...
- Hiệu trưởng làm việc riêng với từng cá nhân tổ trưởng
chuyên môn để tư vấn, giúp đỡ tổ trưởng chuyên môn giải quyết
những khó khăn trong điều hành hoạt động của tổ chuyên môn, để
chấn chỉnh những sai phạm trong tổ, để tổ chuyên môn thực hiện tốt
kế hoạch và để giải quyết những vấn đề thắc mắc của giáo viên.
- Hiệu trưởng tìm hiểu về công tác chuyên môn của tổ, về năng
lực, hoàn cảnh của các thành viên trong tổ thông qua tổ trưởng
chuyên môn để giao nhiệm vụ, giải quyết các tồn tại khi cần và động
viên giúp đỡ giáo viên.
- Hiệu trưởng làm việc với giáo viên thông qua tổ trưởng
chuyên môn khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo
viên; kiểm tra hồ sơ sổ sách, soạn giảng, nề nếp lên lớp, phong cách
giảng dạy; qua nắm thông tin của học sinh, cha mẹ học sinh phản ảnh
về giáo viên. Hiệu trưởng làm việc với tổ trưởng chuyên môn có giáo
viên bị phản ảnh về những vấn đề cần đóng góp cho giáo viên sửa
chữa khắc phục để tổ trưởng chuyên môn trực tiếp phản ảnh và đề
nghị giáo viên rút kinh nghiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Hiệu trưởng làm việc với cá nhân giáo viên khi cần nắm bắt
tình hình hoạt động của tổ chuyên môn, kiểm tra hồ sơ, dự giờ thăm
lớp để nắm rõ tình hình chất lượng giảng dạy các bộ môn của nhà
trường, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Qua các
đợt kiểm tra thường xuyên và đột xuất, phát hiện những sai sót yếu
kém của giáo viên để Hiệu trưởng trực tiếp làm việc với giáo viên,
yêu cầu giáo viên khắc phục sửa chữa những yếu kém, trao đổi, góp
ý kiến với giáo viên; tư vấn và giúp đỡ, động viên giáo viên trong
8
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; là cơ sở để Hiệu trưởng đánh giá phân
loại giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ để phân công công tác phù hợp.
1.3.6. Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của TCM
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để lên kế
hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình qua việc
phân công cụ thể cho từng GV nghiên cứu những vấn đề cần thiết để
thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: những nội dung
dạy học khó, PPDH mới, những chuyên đề về đổi mới PPDH...
Để tạo điều kiện tốt cho GV trong công tác tự học, tự bồi dưỡng
thì HT bàn bạc trong BGH, ủy quyền cho PHT phụ trách chuyên môn
có kế hoạch thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà
trường, như: chuyên đề đổi mới PPDH, chuyên đề bồi dưỡng học sinh
giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm
luyện thi đại học, hội thi thao giảng GV giỏi cấp trường để chọn giáo
viên thi GV giỏi cấp tỉnh, phong trào dự giờ thăm lớp, hội thi làm đồ
dùng dạy học, các chuyên đề ngoại khóa...
1.3.7. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của TCM và GV
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá khoa học phù hợp với
diễn biến hoạt động của các tổ chuyên môn.
- Xây dựng lực lượng tham gia và giao nhiệm vụ cụ thể, bao
gồm: các PHT, mỗi người phụ trách thanh kiểm tra một số tổ
chuyên môn nhất định; Ban thanh tra chuyên môn phụ trách thanh
tra đột xuất và định kỳ, thanh tra chuyên đề theo kế hoạch.
- Hướng dẫn công tác tự thanh tra của đơn vị tổ.
- Duy trì chế độ báo cáo từ các nguồn lực hỗ trợ và tổ chuyên môn.
1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ
thông
1.4.1. Quản lý việc phân công giảng dạy ở các tổ chuyên môn
* Lập kế hoach nâng cao chất lượng học tập của học sinh
* Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh
1.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình môn học
của TCM
1.4.3. Quản lý việc thực hiện nội dung sinh hoạt của TCM
1.4.4. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ của tổ trưởng
chuyên môn
1.4.5. Quản lý đánh giá hoạt động của tổ trưởng chuyên môn
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ
THAKHEK TỈNH KHAMMOUANE NƯỚC CHDCND LÀO
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
- Đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng thay đổi, xây dựng
kế hoạch, chiến lược về quản lý hoạt động TCM trên phạm vi thị xã
Thakhek.
- Đánh giá kết quả thực hiện Điều lệ trường THPT, quy chế
chuyên môn của các nhà trường, các nội quy và quy định về hoạt
động TCM. Phục vụ cho việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt
động tổ chuyên môn tại các truongf THPT trên địa bàn thị xã
Thakhek.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung
học phổ thông
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn
- Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối
với các hoạt động của tổ chuyên môn
- Công tát quản lý kế hoạch tổ chuyên môn
- Công tát xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giáo dục, kế
hoạch bồi dưỡng của giáo viên
- Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn
- Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với các hoạt động của
tổ chuyên môn
- Công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn
- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn và
giáo viên
- Công tác kiểm tra đánh giá và thực hiện kế hoạch chuyên môn
2.1.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng điều tra khảo sát, đồng thời là đơn vị điều tra khảo
sát của công tác quản lý hoạt đông tổ chuyên môn là: Hiệu trưởng (6
người), các phó Hiệu trưởng(13 người), tổ chuyên môn (44 người),
giáo viên (148 người) các trường trung học phổ thông thị xã
Thakhek, tỉnh Khammouane.
10
2.1.4. Phương pháp khảo sát
- Điều tra, khảo sát toàn bộ trên phạm vi thị xã Thakhek đối
với: Hiệu trưởng, Phó Hiệu truongr, tô chuyên môn của các trường
trung học phổ thông.
- Điều tra chọn mẫu đối với: Giáo viên của các trường trung
học phổ thông thị xã Thakhek. Phương pháp chọn mẫu là chọn
mẫungaauxu nhiên.
2.1.5. Xử lý quá trình khảo sát
- Phương pháp tính tỉ lệ phần trăm (%)
- Phương pháp tính điểm trung bình, xấp thứ bậc.
2.2.Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục
của thị xã Thakhek
2.2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã Thakhek
Kết quả trong năm gần đây dưới sự lãnh đạo của trưởng thị xã
Thakhek, Đảng bộ và nhân dân không ngừng nỗ lực phần đấu đạt
nhiều thành tựu mới, kinh tế liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng
kinh tế duy trì ở mức cao và ôn định, có cấu chuyển dịch đúng
hướng, giá trị sản xuất ngành kinh tế trên địa bàn huyện, khu vự kinh
tế có mực vốn và đạt có giá trị tăng trưởng ngày càng cao, tốc độ
tăng bình quân đạt 8,3% năm. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp
đạt 0,65% năm, giá trị sản xuất công nghiệp 0,48% năm và giá trị
hàng hóa dịch vụ đạt 3,45% năm.
Với những kết quả nội bật nêu trên sẽ tạo tiền đề, động lực cho
thị xã vững bước đi lên, phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong
thời gian tới.
2.2.2. Khái quát về giáo dục Thakhek
Thakhek là một thị xã thuần nông, giao thông chưa phát triển,
còn nhiều khó khăn về KT-XH. Trong những năm qua thị xã
Thakhek có những chuyển biến bước đầu phát triển khá vững chắc
và đạt được thành tựu ở một số mặt kinh tế, văn hóa, khoa
học,GD...nhưng vẫn là một tỉnh nghèo, dân số ít và kém phát triển.
Ngành GD thị xã Thakhek cũng gặp nhiều khó khăn về taì chính, quy
mô phát triển chậm, cơ sở vật chất nghèo nàn; nguồn lực cho GD
thiếu thốn, chất lượng thiếu xa sút, công tác QL không kịp thích ứng
với bối cảnh mới khi chuyển sang cơ chế thị trường. Hiện nay, Đảng
và UBND thị xã Thakhek đã và đang cố gắng thực hiện theo Nghị
quyết của Đại hội lần thứ VIII của đảng nhân dân cách mạng Lào,
đặc biệt cố gắng xây dựng chương trình hành động để phát triển GD.
11
Năm học 2016-2017, GD thị xã Thakhek có 9 nhà trẻ, 15
trường mầm non, 12 trường tiểu học, 9 trường trung học cơ sở, 6
trường trung học phổ thông; Tổng số học sinh: 19.810, trong đó nhà
trẻ: 2630; mầm non: 4272; tiểu học: 6778; THCS: 5290 và THPT:
2840; Tổng số GV: 1451, trong đó nhà trẻ: 205, mầm non: 232; tiểu
học: 418; THCS: 366 và THPT: 230.
Tỉ lệ học sinh đi học so với độ tuổi nhà trẻ đạt 23,50%; Mẫu
giáo đạt 61,50%; Tiểu học đạt 92%; THCS đạt 91,50%; THPT đạt
53,50%; Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 87%.
Kết qủa học tập tốt nghiệp năm 2016-2017: Tiểu học đạt
86,2% (2.384 học sinh); Trung học cơ sở đạt 93,4% (1.981 học
sinh); Trung học phổ thông đạt 98,79% (1,235 sinh viên).
2.2.3. Khái quát về trường trung học phổ thông thị xã
Thakhek
Năm học 2016-2017, Toàn thị xã Thakhek có 6 trường trung
học phổ thông : trường trung hoc phổ thông Thakhek, trường trung
học phổ thông Mouang Soum, trường trung hoc phổ thông Don
Done, trường trung học phổ thông Lào-Việt, trường trung học phổ
thông Nam Done, trường trung học phổ thông Hua Na. Với 100% là
loại hình công lập. Tổnh số học sinh 2840/1345 nữ với 58 lớp.
2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung
học phổ thông thị xã Thakhek
2.3.1. Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông
thị xã Thakhek
Trong tổng số 44 TCM của 6 trường THPT, có 13 tổ đơn,
chiếm 30%, 31 tổ ghép, chiếm 70 %. Trong 31 tổ ghép, có 18 tổ
ghép hai (64,2 %), có 13 tổ ghép ba (35,8 %).
Ở mỗi trường đều chỉ có 2 tổ đơn là tổ Ngữ văn và tổ Tiếng Anh
còn lại là tổ ghép. Trong các tổ ghép hai, chủ yếu là các kiểu ghép: Toán
- Tin; Lí - Công nghệ; Sinh - Công nghệ; Lí - Hóa; Sử - Địa; Thể dục -
GDQP. Phổ biến tổ ghép ba là các kiểu: Sử - Địa - GDCD; Sinh - Thể -
GDQP; Lí - Hóa - Công nghệ; Hóa - Sinh - Công nghệ. Cá biệt ở trường
THPT Thakhek có tổ ghép Thể dục - GDQP - GDCD.
2.3.2. Thực trạng hoạt động của các TCM của các trường THPT thị
xã Thakhek
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình;
các hoạt động ngoại khóa nhằm giảng dạy và giáo dục đạo đức học
sinh.
12
- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ thăm lớp, thao giảng,
hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng
chương; đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá; sử dụng đồ dùng dạy học,
hướng dẫn học sinh thực hành làm thí nghiệm...
- Tổ chức cho GV học tập và thảo luận theo các chuyên đề:
Những điểm mới, những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa
mới; sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết
bị giảng dạy; đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh; đổi mới PPDH
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Bồi dưỡng GV thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của GV.
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh.
* Nhận xét về chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn:
- Hoạt động của các TCM ở các trường được Sở GD&ĐT
thanh tra, kiểm tra, Hiệu trưởng của các trường đánh giá ở mức độ
trung bình.
- TTCM hàng tháng có lên kế hoạch hoạt động chung cho tổ,
tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch giảng dạy, soạn giảng của giáo viên và có chú trọng
việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho GV qua dự giờ rút kinh
nghiệm.
- Tổ chuyên môn hoạt động căn cứ vào kế hoạch hoạt động
chuyên môn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và
các tiêu chí theo chỉ đạo của HT và góp ý của ngành giáo dục.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT
thị xã Thakhek còn thiếu thốn. Thiếu phòng học, vẫn có trường phải
học 2 ca, chất lượng thiết bị đồ dùng thực hành thí nghiệm chưa đảm
bảo, nhân viên phụ trách thí nghiệm thiết bị chưa được đào tạo đúng
chuyên môn.
- Các phòng thí nghiệm thực hành chưa có hoặc có nhưng chưa
đồng bộ, chưa đúng quy chuẩn.
- Cơ cấu GV bộ môn của các trường phần lớn không đủ theo
quy định nên HT các trường phần lớn thành lập tổ chuyên môn ghép.
GV nhiều bộ môn khác nhau hoạt động, sinh hoạt chuyên môn chung
một tổ ( tổ: Sử- Địa- GDCD; tổ : Hóa - Sinh- Công nghệ...) nên giáo
viên ít có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau.