Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chư păh, tỉnh gia lai.
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1370

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chư păh, tỉnh gia lai.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHONG THÁI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƢỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHƢ PĂH, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU

Phản biện 1: TS. TRẦN XUÂN BÁCH

Phản biện 2: TS. HUỲNH THỊ TAM THANH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo Dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày

23 tháng 8 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ những năm 90 vấn đề người tài đã được đưa vào chương

trình nghiên cứu khoa học giáo dục tầm cỡ quốc gia. Công tác giáo

dục không chỉ nhằm cung cấp tri thức phát triển nhân cách cho HS

mà còn có nhiệm vụ phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Với các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh, Tỉnh Gia

Lai thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm gần đây được

chú trọng đầu tư về mọi mặt. Các nhà trường đều làm tốt nhiệm vụ

giáo dục. Tuy nhiên, là một địa phương thuần nông, kinh tế còn khó

khăn, phong trào giáo dục mới được chú trọng và phát triển trong

khoảng 10 năm trở lại đây nên còn nhiều yếu kém và bất cập.

Chính những lý do nêu ở trên chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn

nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh

giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đề xuất các biện

pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng nhằm nâng

cao chất lượng lượng dạy học và giáo dục góp phần đào tạo, bồi đắp

nhân tài tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động bồi

dưỡng HSG.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động

bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Păh.

4. Phạm vi nghiên cứu

2

Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa

bàn huyện Chư Păh của tỉnh Gia Lai (16 trường).

5. Giả thuyết khoa học

Phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động bồi

dưỡng HSG ở các trường THCS sẽ đề xuất được những biện pháp

một cách hợp lý và khả thi hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy

học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh hiện nay.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

của hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Păh.

6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi

dưỡng HSG của hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Păh.

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học

sinh giỏi của hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Păh.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp xử lý bằng thống kê. ..

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm:

• PHẦN MỞ ĐẦU

• PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: gồm 3 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng học

sinh giỏi tại các trường THCS.

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng

3

HSG của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các

trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh.

• KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

• TÀI LIỆU THAM KHẢO

• PHỤ LỤC

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG THCS

1.1. KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Vấn đề bồi dưỡng HSG từ trước đến nay được Đảng, Nhà

nước, Bộ GD-ĐT và các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình

nghiên cứu đã đề cập và xoay quanh các vấn đề quản lý hoạt động

bồi dưỡng HSG. Tuy nhiên tại Tỉnh Gia Lai việc nghiên cứu về hoạt

động này chưa nhiều. Do vậy nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng

cao chất lượng của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu

trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Quản lý

Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa

chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể

quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan

để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi

hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát

triển của tổ chức trong một môi trường biến động.

5

Quá trình này có thể đượcmô tả bằng sơ đồ đơn giản sau đây:

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý [5, Tr176]

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có chủ đích,có kế hoạch

hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên,

học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà

trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Có thể cụ thể hoá sơ đồ quản lý nhà trường đơn giản như sau:

Phương pháp

quản lý

Chủ thể

quản lý

Công cụ

quản lý

Khách

thể quản

Mục

tiêu

Quản lý

6

Tập thể sư phạm nhà

trường Các lực lượng XH

trong và ngoài nhà

trường

Học sinh

(Mục tiêu giáo dục)

Chủ thể QL

(Cán bộ QL)

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quản lý nhà trường [5, Tr190]

1.3. HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNGHỌC SINH GIỎI.

1.3.1. Học sinh giỏi - Học sinh giỏi THCS:

1.3.2.. Bồi dƣỡng học sinh giỏi:

Mục đích: Được quy định rõ trong điều I – Quy chế thi HSG

quốc gia: “Động viên, khích lệ những HS học giỏi, các GV dạy giỏi;

góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất

lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp QLGD; đồng thời

nhằm phát hiện HS có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng

ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”.

Nội dung: Dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức

kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD & ĐT tạo quy định, khắc

sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của HS, lồng ghép

tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng HS.

Phương pháp: Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi phải

được tiến hành từ những tiết học đầu năm. GV đứng lớp trực tiếp

phát hiện lựa chọn những HS có năng khiếu, tố chất và đặc biệt phải

có sự yêu thích với môn học đó.

7

Hình thức: Có ba nhóm phương pháp chính là: Bồi dưỡng

theo nhóm; Tổ chức trong lớp học bình thường; Bồi dưỡng đặc biệt.

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HSG CỦA HIỆU

TRƢỞNG.

1.4.1.Vị trí, vai trò, quyền hạn của hiệu trƣởng:

Trong Luật giáo dục khoản 1, điều 54 ghi rõ: “Hiệu trưởng

là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường,

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận với

nhiệm kỳ 5 năm”.

1.4.2.Quản lý hoạt động bồi dƣỡng HSG của hiệu trƣởng:

Công tác kế hoạch: Xác định, hình thành các mục tiêu,

phương hướng phát triển cho tổ chức; Xác định biện pháp và bảo

đảm các nguồn lực để đạt đượcmục tiêu.

Công tác tổ chức: Người hiệu trưởng có thể tạo ra sức mạnh

mới cho một tổ chức, cơ quan, đơn vị thậm chí của cả một hệ

thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực được

tiến hành khoa học, hợp lý và tốt ưu.

Công tác chỉ đạo: Đó là hành động xác lập quyền chỉ huy và

sự can thiệp của người CBQL trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy

động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm

đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra trong kỷ cương, trật tự.

Công tác kiểm tra: Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà

quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh; góp

phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao, giúp cho

việc đánh giá khen thưởng được chính xác.

1.4.3.Nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng HSG của hiệu

trƣởng: Đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

8

Sơ đồ 1.3: Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ BỒI DƢỠNG HSG CỦA HIỆU TRƢỞNG

Năng lực CBQL và đội ngũ giáo viên.

Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

Môi trường giáo dục và môi trườngdạy học.

9

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI

CÁC TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ PĂH

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HUYỆN CHƢ

PĂH

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội:

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện ChƣPăh.

2.1.3. Loại hình trƣờng và quy mô trƣờng lớp các trƣờng

THCS

2.1.4. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Đội ngũ CBQL và GV THCS tính đến năm học 2013-2014 là

285 người, đều có trình đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần vượt khó,

tâm huyết với nghệ, là kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng HSG.

2.1.5. Kết quả giáo dục bậc THCS Huyện Chƣ Păh năm học

2012- 2013

Trong những năm qua, giáo dục Chư Păh đã không ngừng

phát triển, chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng HSG nói riêng

đều tăng cao hơn quan từng năm học, góp phần cung cấp nguồn học

sinh có chất lượng cao cho các trường THPT trên địa bàn huyện,

THPT chuyên Hùng Vương của tỉnh.

2.2. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG

HỌC SINH GIỎI TẠI CÁC TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHƢ PĂH

Hiệu trưởng các trường đã phối hợp kinh nghiệm với khoa

học quản lý để thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG. Tuy

nhiên không phải tất cả các trường đều quản lý như nhau mà tùy

10

theo đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, quan điểm khác

nhau của từng hiệu trưởng mà họ có những biện pháp khác nhau.

2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI

DƢỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC

TRƢỜNG THCS CHƢ PĂH, GIA LAI

Hiệu trưởng các nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý

hoạt động bồi dưỡng HSG với mong muốn hoạt động bồi dưỡng

HSG có nề nếp, có chất lượng và tác động tích cực tới hoạt động

dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.1. Phân tích thực trạng từng biện pháp quản lý hoạt

động bồi dƣỡng học sinh giỏi của hiệu trƣởng các trƣờng THCS

Chƣ Păh, Gia Lai.

Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG

CBQL và GV các trường đều nhận thức được về tầm quan

trọng của quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG. Tuy nhiên

mức độ thực hiện chỉ đạt trung bình khá.

Thực trạng quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng HSG:

Quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng HSG đều được

CBQL các trường học quan tâm đầu tư thực hiện với các nội dung

như: Quy định lịch bồi dưỡng; tổ chức tập huấn cho GV về cách thức

bồi dưỡng, thống nhất chung về nội dung bồi dưỡng.

Thực trạng quản lý hồ sơ, giáo án bồi dưỡng của GV

Được hiệu trưởng các nhà trường thực hiện thường xuyên và

tương đối bài bản, góp phần thúc đẩy chất lượng hoạt động.

Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch bồi HSG

Hiệu trưởng các nhà trường đều có trách nhiệm cao trong

việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG, kế hoạch được triển khai

ngay từ đầu năm học là sự thuận lợi lớn cho đội ngũ GV thực hiện.

11

Thực trạng quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV:

Các nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập

và tiếp thu định hướng chuyên môn của ngành một cách đầy đủ.

Bên cạnh đó cũng khuyến khích động viên các GV tự học hỏi, tìm

tòi, nghiên cứu các kiến thức.

Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá HS của hiệu

trưởng

Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh đã được các nhà trường

chỉ đạo sát sao nhằm đánh giá đúng thực chất khả năng học tập của

học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên, của các nhà trường.

Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ:

Hiệu trưởng các nhà trường luôn chú trọng công tác soạn bài

và quản lý bài soạn của giáo viên cũng như việc sử dụng các phương

tiện dạy học.

2.3.2. Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạt

động bồi dƣỡng HSG của hiệu trƣởng các trƣờng THCS trên địa

bàn huyện Chƣ Păh

Mức độ thực hiện của 7 biện pháp có sự chênh lệch đáng kể

với nhận thức về mức độ quan trọng. Điều đó cho thấy cần phát

huy tốt hơn và thường xuyên chú trọng thực hiện các biện pháp

quản lý cơ bản này là nhiệm vụ của hiệu trưởng các nhà trường

nhằm tạo động lực và sức bật cho chất lượng nhà trường nâng lên.

2.3.3. Nhận thức về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản

lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi của Hiệu trƣởng các

trƣờng THCS

Các yếu tố chủ quan:

Các yếu tố khách quan:

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN

12

LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU

TRƢỞNGCÁC TRƢỜNGTHCS HUYỆN CHƢ PĂH

2.4.1. Những thành công, hạn chế trong hoạt động quản lý:

Thành công:

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG đã trở

thành yêu cầu bắt buộc hàng năm trước khi bướcvào năm học mới.

Từ đó làm động lực để hoạt động này trở thành nề nếp nâng cao chất

lượng nhà trường.

Hạn chế:

Việc duyệt kế hoạch hoạt động bồi dưỡng của hiệu trưởng

còn hình thức, chưa có chất lượng; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

thăm lớp dự giờ còn rất ít; Việc kí duyệt giáo án, xây dựng kế

hoạch bồi dưỡnghọc sinh giỏi, kiểm tra hồ sơ chuyên môn và kiểm

tra việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của Gv còn hình thức;

2.4.2. Nguyên nhân thành công, hạn chế hoạt động quản lý.

Nguyên nhân thành công

Để có sự thành công trong quản lý hoạt động bồi dưỡng

HSG của hiệu trưởng các trường THCS, cần sự huy động tổng hợp

của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan của chủ thể quản lý, đối

tượng và khách thể quản lý cũng như môi trường luôn biến động

phức tạp để tạo thành, trong đề tài tác giả đưa ra một số nguyên

nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân hạn chế:

Việc duyệt kế hoạch và theo dõi, kiểm tra thực hiện trong

suốt năm của hiệu trưởng chưa thành nề nếp. Việc sinh hoạt

chuyên đề nâng cao, dự giờ bồi dưỡng hầu hết hiệu trưởng

không dự cùng mà thường uỷ quyền cho phó hiệu trưởng và các tổ

trưởng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡngchuyên môn chưa cao

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!