Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường thcs trên địa bàn thành phố quảng ngãi
PREMIUM
Số trang
190
Kích thước
5.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
706

Biện pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường thcs trên địa bàn thành phố quảng ngãi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



NGUYỄN PHÙNG XUÂN THU

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG THCS

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

Công trình được hoàn thiện tại

Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh.

Phản biện 2: PGS. TS. Phan Minh Tiến.

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư

phạm - ĐHĐN vào ngày 21 tháng 01 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã

xác định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu

cầu đổi mới. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy”.

Tổ trưởng chuyên môn là những cán bộ quản lý cơ sở, trực

tiếp quản lý đội ngũ giáo viên ở các TCM. Đội TTCM có vai trò, vị

trí rất quan trọng trong nhà trường. Tuy vậy, trong thực tế, đội ngũ

này đang làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi được giao

nhiệm vụ, các TTCM thường lúng túng trong việc lập kế hoạch

chung cho tổ, gặp khó khăn khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn,…

Đội ngũ TTCM ở các trường THCS thành phố Quảng Ngãi

cũng có những đặc điểm nói trên. Tất cả những điều này đã làm cho

việc quản lý nhà trường gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu

cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, đề tài: "Biện pháp quản

lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường THCS trên địa bàn

thành phố Quảng Ngãi” được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng của vấn

đề nghiên cứu, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ

TTCM nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS trên

địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ TTCM các trường THCS.

2

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đội ngũ TTCM các trường THCS trên địa bàn thành

phố Quảng Ngãi.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý đội ngũ TTCM

trường THCS.

4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác

quản lý đội ngũ TTCM các trường THCS thành phố Quảng Ngãi.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ TTCM nhằm

nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS thành phố

Quảng Ngãi.

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Do thời gian và điều kiện nên trong đề tài, chúng tôi chỉ tập

trung nghiên cứu tại 10 trường THCS thuộc thành phố Quảng Ngãi.

6. Giả thuyết khoa học

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

8. Những đóng góp của đề tài

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham

khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương.

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ

ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG THCS

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lý

3

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của người

quản lý hoặc của tổ chức quản lý tới đối tượng quản lý nhằm làm cho

tổ chức vận hành đạt mục tiêu đề ra.

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là quá trình tác động có tổ chức và mang tính hệ

thống của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động

của mỗi cơ sở giáo dục cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới

mục tiêu xác định. Đó là những tác động phù hợp quy luật khách

quan, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH.

1.2.3. Quản lý nhà trƣờng

Quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý

nhà trường (HT) đến tập thể GV, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ

học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm

thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường.

1.2.4. Đội ngũ

Phạm trù đội ngũ được dùng khá rộng rãi trong các tổ chức

xã hội. Đại từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm về đội ngũ như sau:

“Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng nghề nghiệp”.

1.2.5. Tổ trƣởng chuyên môn

Theo chúng tôi, TTCM là người đứng đầu TCM, do Hiệu

trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc hướng

dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định,

góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra.

1.2.6. Đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Trong nhà trường, đội ngũ TTCM là lực lượng quyết định

hoạt động GD của nhà trường dưới sự quản lý của Hiệu trưởng. Mỗi

TTCM đảm nhận quản lý một môn học hoặc một nhóm môn học

cùng các hoạt động của tổ bộ môn đó. Vì vậy, đội ngũ TTCM trong

4

nhà trường là tập hợp những người đứng đầu các TCM, giỏi về

chuyên môn, vững nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác, được Hiệu

trưởng bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc quản

lý, điều hành mọi hoạt động của các TCM, góp phần đưa nhà trường

hoàn thành mục tiêu GD.

1.2.7. Quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Quản lý đội ngũ TTCM là những tác động có ý thức, có chủ

đích của Hiệu trưởng nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo,

giúp lực lượng này phát huy hết khả năng điều hành hoạt động TCM,

góp phần thực hiện thành công mục tiêu GD của nhà trường.

1.3. TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG THCS

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1.3.2. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng THCS

1.3.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu

trƣởng trƣờng THCS

1.3.4. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn, tổ trƣởng chuyên

môn trong trƣờng THCS

1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TTCM TRƢỜNG THCS

1.4.1. Quy hoạch, tuyển dụng

1.4.2. Bổ nhiệm, sử dụng

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá

1.4.4. Đào tạo, bồi dƣỡng

1.4.5. Tạo dựng môi trƣờng làm việc

1.5. HIỆU TRƢỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ

TTCM

1.5.1. Sự cần thiết của việc quản lý đội ngũ TTCM trƣờng

THCS

1.5.2. Nội dung quản lý đội ngũ TTCM trƣờng THCS

5

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TTCM

CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO

DỤC THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Quảng Ngãi

2.1.2. Tình hình giáo dục THCS thành phố Quảng Ngãi

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.2.1. Mục đích khảo sát

2.2.2. Nội dung khảo sát

2.2.3. Đối tƣợng khảo sát

2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát

2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TTCM CÁC TRƢỜNG THCS

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.3.1. Thực trạng về số lƣợng

2.3.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực của đội ngũ

TTCM

2.3.3. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TTCM CÁC

TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG

NGÃI

2.4.1. Quản lý công tác tuyển chọn và bổ nhiệm TTCM

a. Yêu cầu về trình độ chuyên môn

Kết quả khảo sát trên cho thấy, có 6,7% ý kiến của TTCM,

8,7 ý kiến của BGH và 25,8% ý kiến của GV yêu cầu TTCM phải đạt

trình độ sau đại học.

Khảo sát đến yêu cầu về thâm niên giảng dạy, có từ 21,7% -

29,2% BGH, TTCM và GV cho rằng yêu cầu thời gian giảng dạy với

6

TTCM là dưới 10 năm; 33,3% ý kiến của TTCM, 56,6 ý kiến của

BGH và 63,4% ý kiến của GV đòi hỏi TTCM phải có thời gian giảng

dạy từ 10 - 20 năm; trong khi đó có 13,9% GV, 21,7% BGH và

37,5% TTCM cho rằng đối với TTCM cần có thời gian giảng dạy

trên 20 năm.

b. Yêu cầu về trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý

Có 72,2% - 100% ý kiến của BGH, TTCM và GV cho rằng

người TTCM cần có trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, có 27,8% ý

kiến của GV cho rằng tiêu chí này đối với TTCM là không cần lắm.

Cũng từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi nhận thấy, có

66,4% - 100% ý kiến của BGH, TTCM và GV cho rằng đối với

người TTCM cần có trình độ nghiệp vụ quản lý. Tuy nhiên, cũng có

33,6% ý kiến của GV cho rằng người TTCM không cần thiết phải có

có trình độ nghiệp vụ quản lý.

c. Xây dựng các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của

TTCM

Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chuẩn đạo đức, lối sống lành

mạnh xếp ở mức 1 với 58,3% - 74,2%.

Về trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy ở mức 2 với

56,5% - 68,1%.

Có 56,5% - 66,8% ý kiến xếp tiêu chuẩn năng lực ứng dụng

ngoại ngữ và công nghệ thông tin vào giảng dạy ở mức 3.

Đối với ý thức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm trong công tác

được xếp ở mức 4 với 52,2% - 65,4%. Năng lực xây dựng kế hoạch

được xếp ở mức 5 với 43,5% - 64,1%.

Có 45,8% - 60,0% ý kiến của BGH, TTCM và GV đồng tình

xếp yếu tố năng lực đổi mới phương pháp dạy học ở mức 6.

Mức 7 có 52,2% - 59,7% ý kiến của BGH, TTCM và GV

7

đồng tình xếp yếu tố sức khỏe.

Có 54,2% - 56,9% ý kiến đồng tình xếp năng lực giao tiếp;

thu phục quần chúng mức 8.

Các yêu cầu về tinh thần tự học nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ và yêu cầu về thâm niên giảng dạy được xếp mức

thấp hơn các tiêu chuẩn khác.

d. Các hình thức bổ nhiệm TTCM

Kết quả thu được có 13,1% BGH đồng tình với hình thức HT

tìm hiểu, ra quyết định, nhưng tỉ lệ GV và TTCM đồng tình với hình

thức này chỉ có 9,2% - 20,8%.

Hình thức GV trong tổ bầu chọn, HT ra quyết định có số

BGH, TTCM và GV đồng tình chiếm tỉ lệ cao 62,5% - 65,2%.

Hình thức BGH thống nhất, thông qua cấp ủy, HT ra quyết

định có 16,7% - 27,1% ý kiến của BGH, TTCM và GV đồng tình.

2.4.2. Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của TTCM

a. Đối với việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ

Kết quả khảo sát cho thấy, một tỉ lệ rất thấp (6,4% - 8,7%) ý

kiến cho rằng việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, nhưng số thực hiện

khá, tốt cũng chỉ đạt 12,2% - 21,7%.

b. Đối với việc hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch

hoạt động cá nhân của tổ viên

Tỉ lệ đánh giá thực hiện tốt có 12,9% - 25,0%; khá 37,5 –

47,4%; đạt yêu cầu 25,8% - 33,3%. Trong khi đó, tỉ lệ cho rằng việc

thực hiện chưa đạt có 4,2% - 13,9%.

c. Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học

Tỉ lệ đánh giá thực hiện tốt có 12,5% - 24,0%; khá 25,0% -

51,9%; đạt yêu cầu 15,6% - 45,8%. Tuy nhiên, có 8,5% - 16,7% ý

kiến cho rằng việc thực hiện là chưa đạt.

8

d. Đối với việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực

hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trường

Từ kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ đánh giá thực hiện tốt có

13,9% - 26,1%; khá 47,8% - 54,2%; đạt yêu cầu 20,8% - 25,4% và có

4,2% - 7,8% ý kiến đánh giá thực hiện chưa đạt yêu cầu.

đ. Quản lý chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học sinh

Có 17,6% - 25,0% ý kiến đánh giá thực hiện tốt; khá 43,5% -

52,2%; đạt yêu cầu 20,8% - 26,1%. Tuy nhiên, có 4,2% - 8,7% ý kiến

cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá HS chưa đạt yêu cầu.

e. Đối với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao

chất lượng chuyên môn của tổ

Tỉ lệ đánh giá thực hiện tốt là 15,6% - 17,4%; khá 21,7% -

26,1%; đạt yêu cầu 45,8% - 48,5%; chưa đạt yêu cầu 9,8% - 13,1%.

g. Đối với việc phân công giảng dạy

Có 70,8% - 91,3% ý kiến đồng tình với hình thức HT trao đổi

với TTCM; có 8,7% - 17,3% đồng ý với hình thức HT trực tiếp phân

công; chỉ có 7,1% - 16,7% ý kiến của TTCM và GV chọn hình thức

HT giao việc phân công giảng dạy cho TTCM.

2.4.3. Quản lý các điều kiện hỗ trợ việc thực hiện nhiệm

vụ của TTCM

a. Về cơ sở vật chất – thiết bị dạy học

Kết quả khảo sát, có 20,8% - 22,7% ý kiến đánh giá thực

hiện tốt việc sử dụng CSVC–TBDH; mức độ khá có 39,1% -

54,9%; đạt yêu cầu 17,3% - 29,2% và có 5,1% - 13,1% ý kiến đánh

giá chưa đạt yêu cầu.

b. Về cơ chế, chính sách đối với tổ trưởng chuyên môn

Tỉ lệ ý kiến cho rằng chế độ phụ cấp trách nhiệm TTCM

9

trường THCS hiện nay là phù hợp có 71,9% - 86,9%; ở mức độ chưa

phù hợp có từ 13,1% - 28,1%.

2.4.4. Kiểm tra hoạt động của TTCM

Kết quả khảo sát, cho thấy 73,9%-75,0% ý kiến chọn hình

thức kết hợp giữa kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ theo kế

hoạch. Một số ít cho rằng chỉ kiểm tra đột xuất (8,3% - 18,6%).

2.4.5. Quản lý mối quan hệ giữa TTCM với các tổ chức,

đoàn thể

a. Chế độ giao ban, báo cáo giữa HT và TTCM

Kết quả khảo sát cho thấy 72,3% - 79,2% ý kiến cho rằng chế

độ giao ban, báo cáo giữa HT và TTCM nên tiến hành định kỳ mỗi

tháng một lần; 21,7% - 24,7% ý kiến cho rằng ngoài họp định kỳ mỗi

tháng một lần, có thể tổ chức các cuộc họp đột xuất khi cần.

b. Xây dựng mối quan hệ giữa TTCM với các tổ chức, đoàn

thể nhà trường

Có 71,9% - 87,5% ý kiến cho rằng việc xây dựng mối quan

hệ là rất cần thiết. Tuy nhiên, có 7,1% ý kiến của GV cho rằng không

cần thiết xây dựng mối quan hệ giữa TTCM và các tổ chức, đoàn thể.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI

NGŨ TTCM CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.5.1. Ƣu điểm

Đội ngũ TTCM có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp

hành nghiêm túc các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước.

Các HT đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức

trong công tác QLGD. Đa số GV đã nhận thức và bước đầu vận dụng

có kết quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới.

Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, ứng dụng CNTT, sử dụng

10

các phương tiện, thiết bị hiện đại để đổi mới PPDH ở nhiều trường đã

được chú trọng.

2.5.2. Hạn chế

Đa số TTCM chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản

lý. Một số TTCM tuổi đời cao nên thiếu năng động, ngại đổi mới,

chưa tiên phong trong hoạt động của tổ. Các điều kiện hỗ trợ cho

TCM hoạt động còn hạn hẹp.

Một số HT chưa quan tâm đến việc tuyển chọn, bổ nhiệm

TTCM, còn mang nặng tính chủ quan, thiếu dân chủ. Công tác đào

tạo, bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực cần thiết chưa được chú

trọng đúng mức.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc cử GV đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp

vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho TTCM, nhà trường không thể

tự quyết định được mà cần phải có sự đồng ý của các cơ quan hữu

quan, bởi đa số đối tượng được cử đi học là lực lượng cốt cán nằm

trong quy hoạch CBQL của ngành GD.

Một bộ phận TTCM chưa có ý thức trong việc trau dồi, rèn

luyện phẩm chất, năng lực nên chưa làm tốt vai trò của mình, chưa

tạo được uy tín đối với các thành viên trong tổ.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TTCM CÁC TRƢỜNG

THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

3.1. NHỮNG CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

3.1.1. Quan điểm phát triển GD của Đảng và Nhà nƣớc

Nghị quyết 29-NQ/TW xác định nhiệm vụ, giải pháp về

11

“Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới

GD&ĐT”, đó là: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ nhà giáo và CBQL GD gắn với nhu cầu phát triển KT – XH,

bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn

hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”, “CBQL

GD các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”.

3.1.2. Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

a. Căn cứ pháp lí đối với việc đổi mới chương trình giáo

dục phổ thông

Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL cơ sở GD đáp

ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT giai đoạn 2016-2020,

định hướng đến năm 2025, xác định rõ nội dung, đó là: “Đào tạo GV

và CBQL cơ sở GD theo chương trình và SGK mới với các trình độ

cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu về trình độ của GV và CBQL cơ sở

GD theo các ngành học ở cấp tiểu học, THCS, trung học phổ thông”,...

“Xây dựng đội ngũ GV cốt cán và CBQL cơ sở GDPT cốt cán...”.

b. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương

trình giáo dục phổ thông

Chương trình không phù hợp với giai đoạn mới: nhu cầu, khả

năng tiếp nhận thông tin của HS ngày càng tăng. Sự phát triển nhanh,

mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ buộc

chương trình SGK phải được xem xét điều chỉnh.

Do yêu cầu của sự phát triển KT – XH đối với việc đào tạo

nguồn nhân lực, mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ từ một nước

nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Nhân tố quyết

định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH là con người, là nguồn lực

người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng.

HS được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong

12

phú, ở lứa tuổi này nảy sinh yêu cầu lĩnh hội độc lập các tri thức và

phát triển kĩ năng.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.2.1. Nhóm biện pháp bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực

chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ TTCM

a. Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị

Phổ biến tới từng cán bộ, GV, NV nhà trường các tài liệu,

văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành

về đường lối, chính sách phát triển GD; vị trí, vai trò của GDPT trong

phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực; vai trò và tác dụng của

công cuộc đổi mới GDPT.

Nghiên cứu các văn bản để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

nhận thức, hiểu biết của đội ngũ TTCM; tìm hiểu và khảo sát năng

lực của TTCM để xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng.

Cử TTCM tham gia bồi dưỡng chuyên đề hàng năm do

Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức; tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

QLGD ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng chuyên

môn để TTCM nắm bắt những yêu cầu đặt ra của người dạy và người

học; những đòi hỏi trong việc thực hiện đổi mới chương trình, nội

dung, PPDH.

Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại

ngữ, tin học. Khai thác có hiệu quả những nguồn thông tin đa dạng

phong phú.

c. Bồi dưỡng năng lực sư phạm

Phân công lao động cho TTCM một cách có tính toán nhằm

đảm bảo lợi ích học tập của HS và sử dụng có hiệu quả cao những

13

TTCM giỏi; tạo điều kiện để TTCM thực hiện tốt nhiệm vụ được

giao. Tổ chức kiểm tra các giờ lên lớp và các hoạt động GD khác của

TTCM, trên cơ sở đó, giúp TTCM cải tiến công tác giảng dạy và GD.

Tổ chức nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm giảng dạy, GD

trong đội ngũ TTCM.

d. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch của TCM và cá nhân GV.

Hướng dẫn việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

thông qua chỉ đạo sinh hoạt TCM theo các chuyên đề. Hướng dẫn

xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém các bộ

môn. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện qui chế

chuyên môn và thanh tra sư phạm đối với GV. Hướng dẫn lập hồ sơ

lưu trữ thông tin.

đ. Bồi dưỡng các năng lực khác

Năng lực kế hoạch hóa: Năng lực kế hoạch hóa gắn liền với

các kỹ năng nhận thức và hoạt động thực tiễn của công tác dạy học

và GD.

Năng lực tổ chức: TTCM biết phân công hợp lý, rành mạch

các công việc và nhiệm vụ khác nhau cho các thành viên trong tổ.

Năng lực chỉ đạo: TTCM phải có khả năng truyền đạt, thuyết

phục và thúc đẩy các thành viên đạt được mục tiêu bằng nhiều biện

pháp khác nhau.

Năng lực kiểm tra: Năng lực kiểm tra của TTCM dựa trên

các kỹ năng nhận thức làm tăng chất lượng hiệu quả của việc giảng

dạy và GD.

3.2.2. Nhóm biện pháp tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ

TTCM

a. Xây dựng tiêu chuẩn người tổ trưởng chuyên môn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!