Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
871

Biện pháp quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM HỮU MỸ DỤC

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO

NHU CẦU XÃ HỘI CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60. 14. 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CẢM ƠN

Các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục - Trường Đại học Sư

phạm Thái nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học

tập và rèn luyện tại trường.

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ - Phạm Văn Sơn đã

tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Kỹ

thuật Công nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian

học tập của khoá học. Đặc biệt là sự ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành bản

luận văn.

Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng với thời gian và trình độ còn hạn chế,

nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất

mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô và các bạn đồng

nghiệp để bổ sung, hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề này.

Xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012

Tác giả

Phạm Hữu Mỹ Dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ...................................................................................................................i

Mục lục.........................................................................................................................i

Bảng danh mục các chữ viết tắt .................................................................................iv

Danh mục bảng biểu, sơ đồ........................................................................................vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài........................................1

2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.....................................................................5

5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................5

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................5

7. Giới hạn, phạm vi nguyên cứu ............................................................................6

8. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6

9. Những đóng góp của luận văn.............................................................................6

10. Cấu trúc luận văn...............................................................................................6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................7

1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................7

1.1.1. Quản lý và Quản lý giáo dục .....................................................................7

1.1.2. Quản lý đào tạo..........................................................................................9

1.1.3. Quản lý đào tạo trong nhà trường............................................................11

1.1.4. Đào tạo, đào tạo theo nhu cầu xã hội.......................................................11

1.2. Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong đào tạo theo nhu cầu xã hội .....13

1.2.1. Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực..............................................13

1.2.2. Hợp tác giữa nhà trường và công ty/doanh nghiệp..................................16

1.3. Hệ thống thông tin về thị trường lao động và hoạt động đào tạo ...................17

1.3.1. Hệ thống thông tin về thị trường LĐ .......................................................17

1.3.2. Hệ thống thông tin về hoạt động đào tạo.................................................20

1.4. Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở nước ta ...........................................................22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

1.4.1. Trang bị cho người học kiến thức căn bản, đào tạo năng lực chuyên môn......23

1.4.2. Hỗ trợ tài chính cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực......................25

1.4.3. Giáo dục đạo đức, ý thức gắn với trách nhiệm cộng đồng ......................26

1.4.4. Chú trọng đào tạo thể lực, sức khỏe tốt cho HSSV.................................27

1.5. Những vấn đề cơ bản về quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội của trường

Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp................................................................27

1.5.1. Nội dung quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.......28

1.5.2. Quản lý kế hoạch đào tạo theo định hướng của thị trường lao động.......28

1.5.3. Quản lý nội dung, chương trình giảng dạy ở các nhà trường ..................28

1.5.4. Quản lý phương pháp đào tạo ở các trường ĐH, CĐ ..............................29

1.5.5. Quản lý hoạt động dạy học của cán bộ giảng dạy ...................................30

1.5.6. Quản lý hoạt động học tập của học sinh và sinh viên..............................31

1.5.7. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học ..........................31

Kết luận chương 1 .....................................................................................................33

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ

HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ........34

2.1. Khái quát về trường đại học kinh tế - kỹ thuật công nghiệp ..........................34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường ĐHKT - KTCN.....................34

2.1.2. Đặc điểm và kết quả đào tạo của trường ĐHKT- KTCN........................38

2.1.3. Tình hình tổ chức đào tạo theo nhu cầu xã hội của trường .....................40

2.2. Thực trạng về quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội của trường ĐHKT-KTCN......46

2.2.1. Tổ chức điều tra khảo sát.........................................................................46

2.2.2. Kết quả khảo sát.......................................................................................49

Kết luận chương 2 .....................................................................................................64

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ...............65

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................65

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn .......................................................65

3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống.....................................................65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp..................................................65

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp.......................................................66

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội của Trường

Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp...............................................................66

3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV về

đào tạo theo nhu cầu xã hội .....................................................................66

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn........68

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lý kế hoạch, nội dung chương

trình đào tạo Đại học- Cao đẳng..............................................................69

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác tuyển sinh ..............................................71

3.2.5. Biện pháp 5: Nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL, giảng viên............72

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đào tạo .........76

3.2.8. Biện pháp 8: Gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp .......................85

3.2.9. Biện pháp 9: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng

đào tạo......................................................................................................91

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................93

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất...........93

3.4.1. Phương pháp tiến hành ............................................................................93

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................94

Kết luận chương 3 .....................................................................................................96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................97

1. Kết luận .............................................................................................................97

2. Khuyến nghị ......................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Cụm từ viết tắt Nghĩa của cụm từ

01 BDCB&HTĐT Bồi dưỡng cán bộ và hợp tác đào tạo

02 CN Công nghệ

03 CNSH & ATTP Công nghệ Sinh học và An toàn Thực phẩm

04 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

05 CSVC Cơ sở vật chất

06 CBQL Cán bộ quản lý giáo dục

07 CSSDNL Cơ sở sử dụng nhân lực

08 CSĐT Cơ sở đào tạo

09 CƯNL Cung ứng nhân lực

10 CĐ Cao đẳng

11 DN Doanh nghiệp

12 DN Dạy nghề

13 ĐH Đại học

14 ĐT Đào tạo

15 ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng

16 ĐTNL Đào tạo nhân lực

17 ĐHKT-KTCN Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

18 ĐTĐH - CĐ Đào tạo Đại học - Cao đẳng

19 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

20 GD Giáo dục

21 GV- GV Giáo viên - Giảng viên

22 GDTC-QP Giáo dục thể chất - Quốc phòng

23 HSSV Học sinh, sinh viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

24 HS Học sinh

25 HTĐTCƯNL Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực

26 KHCB Khoa học cơ bản

27 LĐ Lao động

28 NCKH Nghiên cứu khoa học

29 SV Sinh viên

30 QLĐT Quản lý đào tạo

31 QL Quản lý

32 QLGD Quản lý giáo dục

33 TCCB-HSSV Tổ chức cán bộ, học sinh sinh viên

34 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

35 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

36 THCS Trung học cơ sở

37 THPT Trung học phổ thông

38 TVĐT & HTQT Tư vấn đào tạo và Hợp tác quốc tế

39 TCCB-HSSV Tổ chức cán bộ, học sinh sinh viên

40 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

41 TTLĐ Thị trường lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà trường.................................................. 37

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo từ năm 2010-2012 trường ĐHKT- KTCN........... 38

Bảng 2.3: Thống kê chất lượng đào tạo từ năm học 2009 - 2010 đến năm

học 2011-2012 trường ĐHKT- KTCN ........................................... 38

Bảng 2.4: Số lượng giáo viên, giảng viên theo khoa trường ĐHKT - KTCN..... 40

Bảng 2.5: Độ tuổi đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường năm học 2010 - 2011...... 41

Bảng 2.6: Thâm niên công tác của đội ngũ CBGD trường ĐHKT -KTCN ... 42

Bảng 2.7: Chức danh cán bộ giảng dạy của trường ........................................ 43

Bảng 2.8: Đánh giá về điều chỉnh chương trình môn học .............................. 50

Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ quản lý về chương trình ................................ 50

Bảng 2.10: Công tác biên soạn chương trình và giáo trình mới ..................... 50

Bảng 2.11: Nội dung chương trình đào tạo..................................................... 51

Bảng 2.12: Chương trình bổ sung kiến thức ................................................... 51

Bảng 2.13: Bố trí các môn học trong kỳ ......................................................... 52

Bảng 2.14: Bố trí giáo viên giảng dạy ............................................................ 52

Bảng 2.15: Bố trí lịch thi các môn .................................................................. 53

Bảng 2.16: Ý kiến của cỏn bộ quản lý về công tác tuyển sinh ....................... 53

Bảng 2.17: Ý kiến của sinh viên về công tác tuyển sinh ................................ 53

Bảng 2.18: Ý kiến của của phụ huynh về công tác tuyển sinh ....................... 54

Bảng 2.19: Năng lực chuyên môn của giáo viên, giảng viên lý thuyết .......... 54

Bảng 2.20: Năng lực chuyên môn của giáo viên, giảng viên thực hành ........ 54

Bảng 2.21: Công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên.................................... 55

Bảng 2.22: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, giảng viên....... 55

Bảng 2.23: Công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên, giảng viên............ 56

Bảng 2.24: Đội ngũ giáo viên, giảng viên trẻ tham gia giảng dạy.................. 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

Bảng 2.25: Cập nhật thông tin của giáo viên, giảng viên ............................... 57

Bảng 2.26: Sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên, giảng viên.............. 57

Bảng 2.27: Chất lượng giảng dạy của giáo viên, giảng viên .......................... 57

Bảng 2.28: Đầu tư cơ sở vật chất cho giảng dậy............................................. 58

Bảng 2.29: Tài liệu, giáo trình phục vụ cho học tập ....................................... 58

Bảng 2.30: Thiết bị giảng dạy chuyên ngành ................................................. 58

Bảng 2.31: Đánh giá chung về cơ sở vật chất của nhà trường........................ 59

Bảng 2.32: Khả năng thích ứng vận dụng thiết bị hiện đại............................. 59

Bảng 2.33: Đánh giá chất lượng công việc được giao .................................... 60

Bảng 2.34: Cơ sở vật chất của nhà trường ...................................................... 60

Bảng 2.35: Công tác quản lý học sinh, sinh viên............................................ 60

Bảng 2.36: Công bằng trong thi, kiểm sinh tra ............................................... 61

Bảng 2.37: Công tác xét điểm rèn luyện......................................................... 61

Bảng 2.38: Xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên ..................................... 62

Bảng 2.39: Công tác quản lý học sinh, sinh viên thực tập của giáo viên

chủ nhiệm........................................................................................ 62

Bảng 2.40: Công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoài giờ lên lớp ............... 63

Bảng 2.41: Ý kiến của CBQL về chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội

của trường ....................................................................................... 63

Bảng 2.42: Ý kiến của của phụ huynh về chất lượng đào tạo theo nhu cầu

xã hội của trường ............................................................................ 63

Bảng 3.1: Tính khả thi theo đánh giá của CBQL và GV tại trường ............... 94

Bảng 3.2. Tính khả thi theo đánh giá của nhóm sinh viên đang học tập

tại trường ........................................................................................ 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

1.1. Trên thế giới

Hiện nay, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu

chiến lược coi đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ cấp thiết và quan

trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế các nhà khoa học đã đưa ra nhiều

khái niệm khác nhau về “Phát triển nguồn nhân lực”, ở cấp độ vĩ mô cũng như vi

mô. UNESCO và một số nhà kinh tế sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực

theo nghĩa hẹp là sự phát triển kỹ năng LĐ và sự đáp ứng với yêu cầu của việc làm.

Tổ chức LĐ Thế giới (ILO) cho rằng, phải hiểu phát triển nguồn nhân lực theo

nghĩa rộng hơn, không chỉ sự lành nghề của dân cư hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo

nói chung mà còn là phát triển năng lực đó của con người để tiến tới có được việc

làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Liên Hợp

Quốc sử dụng khái niệm theo nghĩa rộng hơn, bao gồm GD, đào tạo nghề nghiệp và

sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao

chất lượng cuộc sống.

Nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia, là tổng thể tiềm năng

LĐ của con người. Theo Begg, Fircher và Dornbusch cho rằng khác với nguồn lực

vật chất khác, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con

người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong

tương lai. Giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá

khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Tuy nhiên, khác với các nguồn

lực vật chất khác, nguồn nhân lực là con người LĐ có năng lực (tri thức, kỹ năng

nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp, các phẩm chất tâm lý), có khả năng tích lũy kinh

nghiệm nghề nghiệp và vốn sống.

Xét về tổng thể, nguồn nhân lực là tiềm năng LĐ của con người trên các mặt

số lượng, cơ cấu (ngành nghề, trình độ đào tạo, vùng miền, ngành kinh tế) và chất

lượng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề

nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

lãnh thổ, địa phương, ngành nghề và năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và

thị trường LĐ quốc tế. Nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,

Ôxtrâylia rất chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực và các nước này đã thành công

trong việc đào tạo phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu các ngành sản xuất kinh

doanh trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước.

1.2. Ở Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ sau

Đại hội VI đến nay, nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nhân tố con người và nguồn

nhân lực. Đảng đã khẳng định trong Nghị quyết Đại hội IX: “Con người và nguồn

nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa”. Văn kiện Đại hội Đảng X cũng đã xác định mục tiêu và phương

hướng tổng quát của 5 năm 2006 -2010 là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công

cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất

nước…Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa

học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo

dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…”.

Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học và công nghệ trình

độ cao trở thành một trong các mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển GD giai

đoạn 2001 - 2010. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đòi hỏi khách quan,

mang tính quy luật, là nền tảng và động lực, là giải pháp đột phá trong tiến trình đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2020, trong xu thế toàn cầu hóa và hội

nhập hội nhập quốc tế.

Một trong những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong Chiến lược

phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 là “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng,

an ninh, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền

mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và

sử dụng”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo nhân lực.

Đầu tiên phải kể đến là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX 05-10

"Những giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật (từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng

yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu

hóa và hội nhập quốc tế", thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước

giai đoạn 2001-2005 "Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kì

công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (mã số KX-05); Công trình nghiên cứu: "Các giải

pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực có trình độ Trung

cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam" mã số B2003-52-TĐ50 của Phan Văn Kha; Đề tài

nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam "Các giải pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng

nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì CNH,

HĐN đất nước"; mã số B2004-CTGD-09; Đề tài của Nguyễn Lộc "Những vấn đề lý

luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam" mã số B2006-37-02TĐ; Tác

giả Phạm Văn Sơn với đề tài nghiên cứu: "Mô hình trung tâm hỗ trợ đào tạo và

cung ứng nhân lực theo nhu cầu xã hội", mã số B2008-39 - 06TĐ”. Đề tài nghiên

cứu về hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội của các trường ĐH, CĐ và xây dựng

mô hình trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu xã hội trong

giai đoạn hiện nay. Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực này như: Bài:

Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực ở Việt Nam hiện nay của Phạm Đức

Chính đã đề cập đến nhận thức của doanh nghiệp về đào tạo; bài nhu cầu thực tiễn

của hoạt động tư vấn nghề nghiệp - việc làm cho SV của Nguyễn Ánh Hồng đã nêu

yêu cầu của TTLĐ và sự hiểu biết TTLĐ và sự cần thiết phải tư vấn nghề nghiệp￾việc làm cho SV.

2. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành thành viên của Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư

nước ngoài. Cùng với đầu tư trong nước, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài

với nhiều dự án lớn thu hút hàng trăm ngàn LĐ mỗi năm đang tạo cơ hội và thách

thức lớn cho hệ thống các CSĐT và các đơn vị cung ứng nhân lực của nước ta.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Biện pháp quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp | Siêu Thị PDF