Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện nghĩa hành tỉnh quảng ngãi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VŨ THỊ KIM LOAN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGHĨA
HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60-14-01-14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2015
Chƣơng trình đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Phản biện 1: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Phản biện 2: TS. TRẦN VĂN HIẾU
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 30 tháng 1 năm2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đóng vai trò quan trọng, là tương lai của một đất
nước. Sản phẩm của giáo dục là một loại sản phẩm đặc biệt, đó là
những công dân tương lai của một quốc gia, đó là nhân cách của con
người để từ đó tạo ra mọi giá trị cho xã hội. Giáo dục suốt đời trở
thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia.
Để tập trung nâng cao chất lượng GD, ngành GD Việt Nam
cần có một hệ thống những biện pháp tích cực, đồng bộ; trong đó,
KĐCL GD là đòn bẩy, là công cụ rất cần thiết để nâng cao chất lượng
giáo dục. Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT
ngày 23 tháng 11 năm 2012 về ban hành Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất
lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên để làm căn cứ đánh giá.
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, là công
cụ hữu hiệu và là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng
quá trình phấn đấu để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thì
đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao
chất lượng giáo dục.
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động
KĐCL GD, TĐG thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà
trường trong tất cả các hoạt động của mình. Mục đích của TĐG
không chỉ đảm bảo cho nhà trường có chất lượng cao mà còn mang
lại động lực cải tiến của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp
2
quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
ở các trường tiểu học huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xác lập các biện
pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCL GD nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác TĐG ở các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở
các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục ở các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết lập và áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp
quản lý công tác TĐG trong KĐCL GD một cách khoa học, phù hợp
với thực tiễn nhà trường thì hiệu quả công tác TĐG trong KĐCL GD
ở các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi sẽ được nâng
cao và đảm bảo tiến độ, góp phần thúc đẩy sự phát triển chất lượng
của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KĐCL GD và công tác TĐG
trong KĐCL GD
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác
TĐG trong KĐCL GD ở các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh
3
Quảng Ngãi.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCL
GD ở các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng QL công tác TĐG
trong KĐCL GD của Hiệu trưởng các trường TH huyện Nghĩa Hành,
tỉnh Quảng Ngãi từ năm học 2010-2011 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét)
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo phụ lục, luận
văn gồm có ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục.
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục ở các trường TH huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi.
Chương 3. Các biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường TH huyện Nghĩa Hành,
tỉnh Quảng Ngãi.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ
ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kiểm định chất lượng giáo dục là một thuật ngữ không còn
mới mẻ với hầu hết các nền giáo dục tiên tiến. Xuất phát từ KĐCL
GD ĐH ở Hoa Kỳ, KĐCL GD đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy
sự phát triển của các nền GD hiện đại và thậm chí trở thành điều kiện
tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục. Ở Việt Nam, trong những năm gần
đây do nhu cầu phát triển mạnh mẽ đã được các cấp, các ngành và xã
hội quan tâm. Hiện nay, công tác KĐCL GD đã được khẳng định về
mặt pháp lý trong Luật giáo dục 2012. Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật về KĐCL GD cho các trường đại học,
cao đẳng và các trường phổ thông nói riêng. Các nhà khoa học, các
nhà QLGD, các nhà nghiên cứu giáo dục đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Ngoài ra, còn có các luận văn Thạc sĩ
Quản lý giáo dục cũng đề cấp đến vấn đề chất lượng, ĐBCL, KĐCL
GD phổ thông theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và đã có những
đóng góp nhất định đối với công tác quản lý chất lượng, ĐBCL,
KĐCL GD.
Hiện nay, ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi chưa có đề
tài nào nghiên cứu về vấn đề KĐCL GD. Vì vậy, nghiên cứu các biện
pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCL GD là rất cần thiết để góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong giai đoạn hiện
nay.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
5
a. Quản lý
Theo cách tiếp cận trên phương diện hoạt động của tổ chức thì:
“Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến”.
b. Quản lý giáo dục
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý giáo dục được hiểu là
những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích
của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát
triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo
dục”.
1.2.2. Chất lƣợng, chất lƣợng giáo dục
-Chất lượng: là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa
chiều. Khi tiếp cận ở mỗi vị trí, góc độ khác nhau thì cho chúng ta
quan điểm về “chất lượng” là khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa
về khái niệm về chất lượng đều thể hiện “chất lượng là sự phù hợp
với mục tiêu”.
-Chất lượng giáo dục tiểu học: là sự đáp ứng mục tiêu giáo dục
tiểu học quy định tại Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
cả nước.
1.2.3. Kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng TH
a. Kiểm định chất lượng giáo dục
Bộ GD&ĐT quy định: “Kiểm định chất lượng GD là hoạt động
đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ
GD&ĐT quy định đối với từng loại hình cơ sở giáo dục”.
b. Kiểm định chất lượng giáo dục trường TH
Kiểm định chất lượng giáo dục trường TH là hoạt động đánh
6
giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do
Bộ GD&ĐT quy định đối với trường TH tại Thông tư số
42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012.
1.2.4. Tự đánh giá trong kiểm định chất lƣợng giáo dục
Tự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu
dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT
ban hành để báo cáo về tình hình chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các
vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các
nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.3.1. Quy trình kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng TH
Theo Thông tư số 42/2012/TT-BDGĐT ngày 23 tháng 11 năm
2012, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục gồm
các bước sau:
- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục;
- Đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục;
- Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục;
- Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.
1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng TH
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường TH là mức độ yêu cầu
mà trường TH phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục. Theo Thông tư số 42/2012/TT-BDGĐT ngày 23
tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chất lượng trường
7
TH được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn với 28 tiêu chí bao hàm hầu hết
các hoạt động của các trường tiểu học.
1.3.3. Nguyên tắc, điều kiện đăng ký kiểm định chất lƣợng
giáo dục trƣờng TH
Kiểm định chất lượng trường TH đảm bảo tuân thủ theo quy
trình, chu kỳ kiểm định và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường
TH do Bộ GD&ĐT ban hành; Đảm bảo tính độc lập, khách quan,
công khai, minh bạch; Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở
giáo dục là 5 năm/lần.
1.4. TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.4.1. Vai trò của tự đánh giá trong KĐCL GD trƣờng TH
Công tác TĐG là một khâu quan trọng, là quá trình nhà trường
căn cứ vào các tiêu chuẩn KĐCL để tiến hành tự xem xét, phân tích
và đánh giá tình trạng chất lượng và hiệu quả các hoạt động của mình
từ đó có các biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực và lập kế hoạch
nâng cao chất lượng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Sau đó tiếp
tục rà soát, xem xét lại thực trạng và điều chỉnh mục tiêu theo hướng
cao hơn.
1.4.2. Quy trình tự đánh giá trong KĐCL GD trƣờng TH
a. Thành lập Hội đồng tự đánh giá
b. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
c. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
d. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí
e. Viết báo cáo tự đánh giá
f. Công bố báo cáo tự đánh giá
1.5. QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM
8
ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.5.1. Kế hoạch hóa công tác tự đánh giá trong KĐCL GD
trƣờng TH
1.5.2. Tổ chức thực hiện công tác tự đánh giá trong KĐCL GD
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá trong KĐCL GD
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TĐG
trong KĐCL GD
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ở
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGHĨA HÀNH,
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA
TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ HUYỆN NGHĨA HÀNH
2.1.1. Tình hình giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ngãi
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong 60 năm phát triển
của mình, ngành giáo dục- đào tạo Quảng Ngãi luôn được Đảng,
chính quyền, Mặt trận TQVN và các cấp lãnh đạo quan tâm, toàn
ngành đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng, Chính
phủ để phục vụ nhân dân, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực phục vụ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Giáo dục – đào tạo Quảng Ngãi xứng đáng với lòng tin yêu của
lãnh đạo đảng, chính quyền, của nhân dân không chỉ trong quá khứ
mà trong cả hiện tại và tương lai.
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Nhân dân Nghĩa Hành có một truyền thống hiếu học và cũng
là nơi có nhiều di tích lịch sử như trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành
chính Nam Trung bộ ( Di tích Quốc gia); Tượng đài chiến thắng
Đình Cương tại huyện lỵ, Núi Đình Cương nơi diễn ra cuộc quyết
chiến lịch sử 1974( Di tích Quốc gia)….; những di tích lịch sử nêu
trên chính là nơi học tập, tham quan và chăm sóc của thế hệ con em
Nghĩa Hành mà ngành Giáo dục đăng ký với địa phương để giáo dục
thế hệ trẻ ngay từ những ngày đầu ngồi trên ghế nhà trường hiểu
10
được giá trị truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha ông
đi trước. Hàng năm, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở liên tục đạt
từ 97% trở lên, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 98% trở lên;
12/12 xã, thị trấn giữ chuẩn phổ cập giáo dục chống mù chữ, phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2.2. KHÁI QUÁT QÚA TRÌNH KHẢO SÁT
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Tổ chức khảo sát
2.2.4. Xử lý số liệu để viết báo cáo kết quả khảo sát
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG TH
HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.3.1. Thực trạng nhận thức và thái độ của đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên và nhân viên về công tác tự đánh giá trong
kiểm định chất lƣợng giáo dục
Nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến kết quả là thái độ đúng và hành
vi đúng. Công tác TĐG trong KĐCL GD cũng vậy, muốn thực hiện
thành công và đạt mục đích kiểm định phải trang bị hệ thống kiến
thức cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên một cách đầy đủ. Nếu không
có nhận thức đầy đủ, tích cực về TĐG trong KĐCL GD thì công tác
này sẽ không được thực hiện với động cơ cải tiến, nâng cao CL mà
chỉ là một việc làm mang tính hình thức, đối phó.
Tuy hiên, không ít CBQL, GV, NV chưa thực sự hiểu đầy đủ
về công tác TĐG và KĐCL đang diễn ra tại trường của họ, không ít
giáo viên cốt cán còn mơ hồ khi nghe các cụm từ “tự đánh giá”, “đảm
bảo chất lượng” hay “kiểm định chất lượng”.
11
Qua kết quả khảo sát về nhận thức và thái độ của 106 cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác TĐG trong KĐCL GD cho
thấy: Tỷ lệ trung bình % các nội dung chỉ có 59,2% đánh giá là rất tốt
và tốt, còn lại 40,8% đánh giá là bình thường và chưa tốt. Điều này
chứng tỏ nhận thức, thái độ và lòng quyết tâm của CB, GV, nhân
viên về công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng chưa cao.
2.3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác tự đánh
giá trong kiểm định chất lƣợng giáo dục
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
2.3.3. Kết quả tự đánh giá trong kiểm định chất lƣợng giáo dục
Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi; tính đến tháng 5 năm 2014, tất cả 17/17 trường đã tiến
hành công tác TĐG và đều hoàn thành báo cáo TĐG. Tuy nhiên chưa
đạt được hiệu quả theo yêu cầu kiểm định, hầu hết các trường chỉ tiến
hành với mục tiêu đảm bảo thủ tục quy định chứ không hướng đến
việc cải tiến để tiếp cận với bộ tiêu chí đánh giá trường TH do Bộ
GD&ĐT ban hành.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC
TRƢỜNG TH HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và đảm bảo mục
tiêu TĐG
Thực trạng công tác lập kế hoạch TĐG và đảm bảo mục tiêu
TĐG, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 5 nội dung ở bảng 2.3 (trang 44,
luận văn). Kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Việc xây dựng tiến độ và
kế hoạch đảm bảo mục tiêu được đánh giá 81,1% là rất tốt và tốt,
12
còn lại 18,9% là đánh giá bình thường. Điều này chứng tỏ rằng, Nhà
trường rất quan tâm đến việc xây dựng tiến độ đảm bảo mục tiêu đặt ra.
Tuy nhiên, 4 nội dung còn lại chiếm tỷ lệ trung bình 66,1% là rất tốt và
tốt. điều đó chứng tỏ rằng, Nhà trường còn ít đầu tư trong việc triển khai
thực hiện công tác TĐG.
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động của các nhóm chuyên
trách trong công tác tự đánh giá
Qua kết quả khảo sát bảng 2.4 (trang 46, luận văn) cho thấy:
Việc xây dựng phương án tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ
của các nhóm chuyên trách, có 93,4% đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt.
Nhà trường quan tâm đến công tác lựa chọn thành viên vào nhóm
chuyên trách công tác TĐG một cách phù hợp, khoa học và đảm bảo
được các điều kiện để công tác TĐG diễn ra đảm bảo theo kế hoạch.
Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực và phạm vi
đang phụ trách cũng được đánh giá cao, chiếm tỷ lệ 89.6%. Tuy nhiên,
công tác kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo trong quá trình thực hiện và
công tác quy hoạch, bồi dưỡng năng lực cho nhóm chuyên trách còn
hạn chế, chỉ có 56.6% ý kiến đánh giá là tốt.
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thu thập thông tin, minh chứng
Qua kết quả khảo sát bảng 2.5 (trang 48, luận văn) cho thấy: Việc
lập kế hoạch thu thập thông tin minh chứng được Nhà trường quan tâm,
thực hiện một cách hợp lý. Công tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ
tham gia của các thành viên trong nhà trường có đến 30.1% là đánh giá
chưa tốt. Việc thu thập được minh chứng phù hợp yêu cầu và việc định kỳ
kiểm tra, đánh giá chỉ đạt được ở mức độ trung bình. Điều đó có nghĩa
công tác này chỉ mới được hoàn thành chứ chưa được tốt lắm.
2.4.4. Thực trạng quản lý việc xử lý, phân tích thông tin,