Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý công tác phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương trong hoạt động đào tạo ngành điều dưỡng ở trường cao đẳng phương đông, đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRẦN THANH LIÊM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHỐI HỢP VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TẠI
ĐỊA PHƢƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG Ở TRƢỜNG CAO
ĐẲNG PHƢƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn chỉnh tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN HIẾU
Phản biện 1 : PGS.TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH
Phản biện 2 : PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
15 tháng 11 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đáp ứng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành Giáo dục đào
tạo, cụ thể là các trường đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe phải phối
hợp chặt chẽ với các các cơ sở y tế (CSYT) trong địa bàn mới có thể
giải quyết nhiều vấn đề đào tạo cán bộ, viên chức chuyên môn kỹ
thuật y học. Công tác phối hợp (CTPH) giữa các trường Cao đẳng
chuyên nghiệp y dược vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa giải
quyết bài toán của nguồn nhân lực y tế sau khi ra trường. Vì vậy đây
vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực để phát triển.
Từ khi thành lập, khoa Y Dược, trường CĐPĐ ĐN luôn xác định
nhiệm vụ và sự tồn vinh của mình. Trường đã phối hợp đào tạo với
nhiều các CSYT tại địa phương như bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện
C 17, bệnh viện Phụ Sản Nhi và hầu hết các bệnh viện Quận: Hải
Châu, Liên Chiểu….. là những các cơ sở lớn đã có nhiều năm tiếp
nhận sinh viên ngành Y Dược đến thực tập.
Công tác phối hợp đào tạo ngành Điều dưỡng của trường CĐPĐ
ĐN còn nhiều khó khăn bất cập, đó là sự đổi mới các biện pháp quản
lý- tổ chức các CTPH đào tạo ngành Điều dưỡng của trường. Những
bất cập trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Biện pháp quản lý công
tác phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương trong hoạt động đào
tạo ngành Điều dưỡng ở trường Cao đẳng Phương Đông Đà
Nẵng" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các biện pháp quản lý CTPH
với các CSYT tại địa phương trong hoạt động đào tạo ngành Điều
dưỡng ở trường CĐPĐ ĐN.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo
ngành Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN với các CSYT tại TPĐN.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu
thực ti n (Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm,
lấy ý kiến chuyên gia và thống kê toán học.
5. Giả thuyết khoa học: Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các
biện pháp quản lý một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thì chất
lượng và hiệu quả của CTPH đào tạo ngành Điều dưỡng của trường
CĐPĐ ĐN với các CSYT địa phương có thể được nâng cao.
6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu (7 trang kết luận (4
trang , luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của
quản lý CTPH đào tạo ngành Điều dưỡng ở trường cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng quản lý CTPH với các cơ sở y tế địa phương
trong hoạt động đào tạo ngành Điều dưỡng ở trường cao đẳng
Phương Đông, Đà Nẵng. Chương 3: Biện pháp quản lý CTPH với
các cơ sở y tế địa phương trong hoạt động đào tạo ngành Điều dưỡng
ở trường cao đẳng Phương Đông, Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Hiện nay chưa tìm thấy đề
tài nào nghiên cứu về CTPH giữa trường- viện trong hoạt động đào
tạo ngành Điều dưỡng. Nhằm tăng hiệu quả CTPH đào tạo ngành
Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN, tác giả của luận văn nghiên cứu
thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý CTPH với cơ sở y tế trong
đào tạo ngành Điều dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường.
Luận văn có 16 bảng, 3 biểu đồ và 1 sơ đồ.
Luận văn tham khảo trên 26 tài liệu (20 tiếng Việt, 6 tiếng Anh
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP
VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhiều nước tiên tiến trên thế
giới nghiên cứu và ứng dụng hoạt động phối hợp đào tạo giữa các
trường dạy nghề điều dưỡng và CSYT, thực tế cho thấy hoạt động
này đã mang lại lợi ích to lớn cho cả hai phía. Bộ Y tế đã có thông
tư 09/2008/TT-BYT hướng dẫn việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo
cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân [6].
Đối với các trường thì sản phẩm là học sinh tốt nghiệp ra trường có
tay nghề cao, tiếp cận được với công nghệ thực ti n của sản xuất. Đây là
yếu tố quan trọng để giữ vững thương hiệu, uy tín của nhà trường đồng
thời giảm chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.
Đối với các CSYT và doanh nghiệp có thể chủ động về đội ngũ
lao động và khi tiếp nhận lao động vào doanh nghiệp không mất thời
gian đào tạo lại do công nhân còn hạn chế về kỹ năng thực hành
nghề và khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ.
Trong phần này, luận văn đã trình bày tổng quan lịch sử nghiên
cứu vấn đề trên thế giới, trong nước và tại thành phố Đà Nẵng. Từ đó
cho thấy vấn đề nghiên cứu hiện nay là hết sức cần thiết và có tính
thực ti n cao.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục
4
a. Khái niệm quản lý: là sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng của chủ thể lên khách thể, thể hiện việc tổ chức, điều
hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính v..v
b. Quản lý giáo dục: là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
khâu của hệ thống nhằm phối hợp các lực lượng GD để đẩy mạnh
công tác GD, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2.2. Khái niệm về nghề và quản lý đào tạo nghề
a. Nghề: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao
động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được.
b. Đào tạo nghề: Là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ
chức nhằm truyền đạt các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo trong lý
thuyết và thực ti n tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt
động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết.
c. Quản lý đào tạo nghề: là toàn bộ các hoạt động có chức năng
quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách
nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp quản lý tất cả các khâu
của quá trình đào tạo.
1.2.3. Điều dƣỡng và quản lý công tác phối hợp đào tạo
ngành Điều dƣỡng
a. Điều dưỡng và ngành Điều dưỡng: Điều dưỡng là viên chức
chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các
kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật Điều dưỡng chuyên khoa tại
các CSYT [5]. Trong quá trình phát triển đi lên của nghành Điều
dưỡng, chúng ta đã trải qua các tên gọi khác nhau: Y tá, Ytá - Điều
dưỡng và hiện nay là "Điều dưỡng". Tên gọi mới đã phản ánh đúng
hơn tính chuyên nghiệp và thiên chức nghề nghiệp của những người
làm công tác chăm sóc. Người làm công tác Điều dưỡng là những
5
người “gia nhập vào đội ngũ dám chăm sóc cho người khác” “join
the ones who dare to care”[22]. Ngành Điều dưỡng Việt Nam còn
thiếu về số lượng lẫn trình độ.
b. Phối hợp đào tạo, quản lý CTPH đào tạo ngành Điều
dưỡng: Quản lý CTPH Trường-Viện là quản lý công tác phối kết
hợp giữa hai bên thông qua hợp đồng trách nhiệm. Quản lý CTPH
giữa bệnh viện và cơ sở đào tạo Điều dưỡng trong hoạt động đào tạo
là công tác quản lý của người hiệu trưởng nhằm định hướng, xây
dựng kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra đánh giá quá trình hỗ
trợ lẫn nhau giữa nhà trường và bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo ngành Điều dưỡng.
1.3. CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRƢỜNG - VIỆN TRONG HOẠT
ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG
1.3.1. Mục tiêu phối hợp giữa Trƣờng-Viện: Việc trường phối
hợp với bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động
đào tạo Điều dưỡng.
1.3.2. Nội dung của công tác phối hợp trong hoạt động đào
tạo ngành Điều dƣỡng: Nội dung cơ bản của CTPH giữa nhà
trường và bệnh viện trong hoạt động đào tạo HSSV ngành ĐD theo
nội dung hợp đồng kết hợp đào tạo.
1.3.3. Hình thức phối hợp trong hoạt động đào tạo ngành
Điều dƣỡng: Phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo; Phối hợp bố trí,
sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho GV và sinh viên tham gia
giảng dạy, học tập, thực tập và chăm sóc sức khỏe người bệnh tại
bệnh viện; Phối hợp trong việc thống nhất, trang bị chuẩn về bộ dụng
cụ thực hành; Phối hợp sắp xếp công việc để cán bộ bệnh viện tham
gia giảng dạy; Phối hợp kiểm tra đánh giá; Phối hợp xây dựng cơ chế
phối hợp đào tạo ngành Điều dưỡng giữa trường và bệnh viện.
6
1.3.4. Vai trò chủ đạo nhà trƣờng trong công tác phối hợp
Trƣờng-Viện: Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong công tác GD
cho học sinh, sinh viên (HSSV) nói chung và công tác đào tạo HSSV
ngành Điều dưỡng nói riêng.
1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CƠ SỞ Y TẾ
TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG
1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời quản lý:
Cao nhất ở trường là Hiệu trưởng và ở bệnh viện là Giám đốc.
1.4.2. Chức năng quản lý: 4 chức năng cơ bản của quản lý như
sau: Kế hoạch hoá; Tổ chức; Lãnh đạo; Kiểm tra.
1.4.3. Nội dung quản lý công tác phối hợp Trƣờng-Viện: Các
nội dung cần quản lý của CTPH bao gồm:
Quản lý điều kiện và nguyên tắt phối hợp đào tạo: Tóm lại, việc
phối hợp Trường-Viện dựa trên hợp đồng trách nhiệm ký kết giữa
hai đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý và Bộ Y Tế.
Quản lý việc phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT: Quản
lý hoạt động này có hiệu quả chính là tuân thủ nguyên lý cơ bản
trong GD: học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực ti n, nhà
trường gắn liền với xã hội, qua đó mối quan hệ phối hợp giữa
Trường-Viện ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.
Phối hợp QL hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh:
Việc phối hợp quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học
của học sinh giữa đơn vị chủ trì đào tạo và cơ sở y tế là hết sức cần
thiết, đây cũng là vấn đề trọng tâm nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu
quả đào tạo.
Quản lý xây dựng cơ chế phối hợp Trường-Viện: Vì vậy việc
xây dựng cơ chế phối hợp hoàn chỉnh cần phải có sự tham gia tư vấn
7
của cán bộ chuyên trách từ trường và viện, chuyên gia QLGD và
đồng thời có sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo các bên tham gia.
Quản lý các yếu tố ảnh hưởng CTPH Trường-Viện: Trong quá
trình phối hợp đào tạo, nhà trường và bệnh viện đều là các chủ thể
của mối quan hệ. Do vậy họ là người hiểu rõ hơn ai hết về các yếu tố
ảnh hưởng đến CTPH. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CTPH và
được chia thành 2 nhóm là các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Kết luận chƣơng 1
Vai trò của người hiệu trưởng có ảnh hưởng tích cực đến nhiều
yếu tố trong quá trình phát triển trường cao đẳng, tác động sâu sắc
đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề nói chung và
hoạt động đào tạo ngành Điều dưỡng nói riêng.
Để đào tạo học sinh ngành Điều dưỡng đáp ứng yêu cầu chăm
sóc sức khoẻ hiện nay, người Điều dưỡng sau khi ra trường cần có đủ
kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Do đó ngoài việc dạy và
học lý thuyết ở trường cần có hoạt động dạy và học thực hành, kỹ
năng giao tiếp với người bệnh tại bệnh viện.
Việc tổ chức và quản lý CTPH trong hoạt động đào tạo ngành
Điều dưỡng giữa Trường-Viện là hết sức cần thiết và cực kỳ quan
trọng, nó quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và
đào tạo ngành Điều dưỡng nói riêng.
Việc xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc quản lý CTPH giữa Trường-Viện trong hoạt
động đào tạo ngành Điều dưỡng là cơ sở để khảo sát thực trạng và
đề xuất các biện pháp cho các chương sau.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP
VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
PHƢƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.1.1. Mục đích khảo sát: Tìm hiểu đánh giá thực trạng phối
hợp đào tạo ngành Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN với các CSYT
tại địa phương.
2.1.2. Nội dung khảo sát: thực trạng CTPH Trường-Viện trong
thời gian qua; Thực trạng quản lý CTPH Trường- Viện trong đào tạo
ngành ĐD; Thực trạng về năng lực chuyên môn của HSSV ngành
Điều dưỡng tốt nghiệp ở trường CĐPĐ ĐN; Đồng thời chúng tôi lấy
số liệu thống kê đào tạo ngành Điều dưỡng, đội ngũ cán bộ quản lý
bệnh viện (CBQLBV), CBQLĐT, GV, cơ sở vật chất (CSVC), trang
thiết bị, chương trình, giáo trình
2.1.3. Đối tƣơng, địa bàn khảo sát: 30 CBQLĐT, GV của
trường; 30 CBQLBV, GV lâm sàng của các CSYT; 300 HSSV
ngành Điều dưỡng.
2.1.4. Tổ chức khảo sát và xử lý số liệu: Xây dựng phiếu hỏi;
thu thập thong tin qua phiếu hỏi; Thống kê các bảng biểu và xử lý số
liệu trên phần mềm thống kê thông thường.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHƢƠNG ĐÔNG
VÀ CƠ SỞ Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG
2.2.1. Trƣờng Cao đẳng Phƣơng Đông, Đà Nẵng
Quy mô và chất lượng đào tạo Điều dưỡng chiếm tỷ lệ đáng kể
và ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2007-2008
quy mô đào tạo ngành ĐD, Y, Dược của trường chỉ có 524 HSSV
9
ngành ĐD hệ trung cấp/năm thì đến 2012-2013, quy mô đã tăng lên
2.330 HSSV ngành ĐD, Y, Dược/năm.
2.2.2. Các Cơ sở y tế địa phƣơng
Bệnh viện Đà Nẵng: Bệnh viện thực hiện đầy đủ các chức
năng, nhiệm vụ của Bộ Y Tế quy định trong đó có nhiệm vụ đào tạo
cán bộ y tế. Hàng năm đào tạo hướng dẫn thực hành cho gần 2000
cán bộ y tế, trong đó trường CĐPĐ ĐN lên đến gần 1.000 HSSV
ngành ĐD, Dược..; Bệnh viện Liên Chiểu; Bệnh viện Thanh Khê;
Bệnh viện Hải Châu; Bệnh viện Ngũ Hành Sơn; Bệnh viện Quân
Y 17 (C17 đã ký Hợp đồng phối hợp đào tạo cùng trường từ năm
2009, hằng năm tiếp nhận khoảng 300 đến 500 lượt HSSV ngành
ĐD.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CSYT
TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG CỦA TRƢỜNG
CĐPĐ ĐN
2.3.1. Định hƣớng phát triển công tác phối hợp Trƣờng-Viện
trong đào tạo ngành Điều dƣỡng
2.3.2. Nhận thức của CBQLĐT, GV, HSSV ngành ĐD
trƣờng CĐPĐ ĐN và CBQLBV, GVLS của CSYT về công tác
phối hợp đào tạo
2.3.3. Quy mô và mức độ phối hợp với cơ sở y tế địa phƣơng
của trƣờng Cao đẳng Phƣơng Đông, Đà Nẵng
a. Quy mô CTPH của trường: Qua bảng 2.4 và biểu 2.1, biểu
2.2 cho thấy tốc độ phát triển về số lượng học sinh ngành Điều
dưỡng cũng như số lượng CSYT phối hợp với nhà trường tăng nhiều
so với những năm trước.
b. Mức độ phối hợp đào tạo với cơ sở y tế địa phương của
trường cao đẳng Phương Đông, Đà Nẵng: Một số nội dung phối
10
hợp đã được thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên như: Các
bệnh viện tạo điều kiện về địa bàn cho HSSV kiến tập và thực tập
(4,56 điểm); phối hợp kiểm tra đánh giá quá trình học lý thuyết tại
trường, thực hành tại viện và đánh giá cuối cùng của quá trình đào
tạo (4,41 điểm) hay thống nhất, trang bị chuẩn về bộ dụng cụ thực
hành cho học sinh Điều dưỡng trong các quy trình kỹ thuật chăm sóc
người bệnh tại trường cũng như tại viện (4,35 điểm)
c. Hiệu quả quản lý CTPH đào tạo với CSYT địa phương của
trường CĐPĐ ĐN:
Bảng 2.6: Đánh giá hiệu quả của mức độ phối hợp đào tạo.
Mức độ
Phối hợp
đào tạo
Số người trả lời Chung
Thứ
bậc
CBQLĐT,
GV
n=30
CBQLBV,
GVLS n=30
HSSV
n=300
Số lượng
n=360
%
Toàn diện 17 19 206 242 67,2 1
Một phần 13 11 94 118 32,8 2
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI
CƠ SỞ Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH
ĐIỀU DƢỠNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHƢƠNG ĐÔNG,
ĐÀ NẴNG
2.4.1. Quản lý điều kiện và nguyên tắt phối hợp đào tạo:
Điều kiện phối hợp: Căn cứ vào số lượng HSSV để lập kế
hoạch phối hợp, đảm bảo không vượt quá 2 HSSV/ 1 giường bệnh;
Nguyên tắt phối hợp: là sự lồng ghép trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi; Thông qua văn bản thỏa thuận giữa lãnh đạo của cơ sở
đào tạo và bệnh viện thực hành.
11
2.4.2. Quản lý sự phối hợp trong việc xây dựng mục tiêu, nội
dung chƣơng trình đào tạo
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ và kết quả xây dựng
mục tiêu, chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng.
Đơn vị tính: % và điểm trung bình cộng
T
T
Nội dung đánh giá
Đối tượng
khảo sát
Mức độ thực hiện Điểm
1 2 3 4 5 TB
1
Mời CBQLBV,
GVLS của các
CSYT cùng tham
gia xây dựng mục
tiêu, chương trình
đào tạo.
CBQLĐT
, GV
23,3 13,3 56,7 6,7 0 2,47
CBQLBV
, GVLS
13,3 30 40 16,7 0 2,6
Chung 18,3 21,7 48,3 11,7 0 2,53
2
Mục tiêu, chương
trình đào tạo bám
sát với yêu cầu
năng lực Điều
dưỡng của CSYT.
CBQLĐT
, GV
6,7 20 53,3 20 0 2,83
CBQLBV
, GVLS
0 10 53,3 36,7 0 3,27
Chung 3,3 15 53,3 28,4 0 3,05
Với kết quả trên, nhà trường cần tập trung hơn nữa vào việc phối
hợp với CSYT trong quá trình xây dựng mục tiêu, chương trình
đào tạo.
2.4.3. Phối hợp trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của
giáo viên và hoạt động học tập của học sinh
Kết quả bảng 2.10 cho thấy phần lớn ý kiến đánh giá thực trạng
quản lý đội ngũ GV của trường CĐPĐ ĐN từ mức trung bình trở lên,
với điểm đánh giá trung bình ở mức độ tốt và rất tốt (3,59 điểm
trong đó đáng ghi nhận là trên 50% ở mức độ tốt. Tuy vây, ý kiến
đánh giá chưa đạt vẫn còn 3,3%. Như vậy, CTPH phụ thuộc nhiều
12
yếu tố, trong đó yếu tố phối hợp quản lý là quan trong nhất cần khắc
phục những yếu kém hiện nay.
2.4.4. Quản lý xây dựng cơ chế phối hợp Trƣờng-Viện trong
hoạt động đào tạo
Bảng 2.13. Thực trạng về mức độ và hiệu quả phối hợp hoàn thiện
quy định, quy chế CTPH Trường-Viện phù hợp với thực tiễn.
Đơn vị tính: %
T
T
Nội dung đánh giá
Đối
tương
khảo sát
Mức độ
quản lý
Hiệu quả quản lý
1 2 3 1 2 3 4
1
Phối hợp hoàn
thiện các quy định,
quy chế CTPH
trưòng – viện phù
hợp với thực ti n.
CBQLĐT,
GV
6,6 56,7 36,7 0 63,3 23,4 13,3
CBQLBV
GVLS
16,7 63,3 20 0 53,3 36,7 10
Chung 11,7 60 28,3 0 58,3 30 11,7
2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ CTPH Trƣờng-Viện
trong hoạt động đào tạo
Kết quả bảng 2.14 cho thấy tất cả các yếu tố bên ngoài (1,2 và
bên trong (3,4 đều ảnh hưởng đến CTPH, trên 80% ý kiến đánh giá
mức độ ảnh hưởng từ trung bình trở lên (Yếu tố bên ngoài: 81,7%,
yếu tố bên trong: 84,2% . Đối với xu hướng ảnh hưởng bởi các yếu
tố bên ngoài và bên trong cho thấy xu hướng sẽ làm cho CTPH tốt
hơn là 61,7% và 64,2%.
13
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
Bảng 2.15. Phân tích SWOT về thực trạng quản lý CTPH với CSYT
địa phương trong đào tạo ngành Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN.
Điểm mạnh(Strengths)
- Lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm,
nhận thức đúng về CTPH với CSYT.
- CTPH tăng đáng kể về chất lượng và
số lượng, ngày càng cải thiện mục tiêu,
nội dung và hình thức phối hợp.
- Đội ngũ CBQLĐT, GV của trường cơ
bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay.
- Quy mô đào tạo ngành ĐD tăng.
- CTPH quản lý hoạt động dạy học của
GV và HSSV cơ bản đảm bảo mục
tiêu, chương trình, nội dung đào tạo
ngành ĐD phù hợp thực ti n.
Thách thức (Threats)
- Hội nhập đòi hỏi CBQL, GV và
HSSV nhận thức rõ về CTPH..
- Thị trường đào tạo bùng nổ d dẫn
đến nguy cơ chất lượng đào tạo ngành
ĐD không đảm bảo chất lượng.
- Tốc độ phát triển của khoa học và bất
cập trong tuyển dụng lao động ĐD.
- Người học coi trọng việc học ĐH
(bằng cấp hơn học TC (nghề) dẫn đến
tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
Cơ hội (Opportunities)
- Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà
nước, GD. Bộ Y Tế quan tâm CTPH.
- Mối quan hệ trường CĐPĐ ĐN với
CSYT địa phương tương đối tốt.
- KT-XH TPĐN phát triển có tác động
và chi phối đến chất lượng và hiệu quả
đào tạo của nhà trường;
- Sự đang dạng hoá các lọai hình đào
tạo,tăng cường CTPH với CSYT.
Điểm yếu (Weaknesses)
- Mục tiêu, chương trình, nội dung
CTPH chưa được kiểm định, đánh giá.
- Chế độ đãi ngộ đối với GV phụ trách
theo dõi HSSV thực tập sinh chưa cao.
- Hiệu quả đánh giá ngoài thấp
(Trường chưa tạo được thương hiệu so
với trường ĐH KTYT TW II
- Tuyển sinh đầu vào thấp, thái độ học
tập của HSSV chưa đồng đều
Từ những tóm tắt trong bảng phân tích SWOT giúp chúng tôi
đưa ra những biện pháp quản lý trong chương 3