Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh quảng ngãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VÕ THỊ THU CÚC
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CỦA HIỆU TRƯỞNG
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng, Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHÙNG ĐÌNH MẪN
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH
Phản biện 2: GVC.TS. VÕ NGUYÊN DU
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 08
tháng 6 năm 2012
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bảo vệ môi trường (BVMT) là vấn đề được quan tâm hàng đầu
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những giải pháp BVMT
có tính chiến lược đối với mọi quốc gia là giáo dục môi trường
(GDMT). Từ năm 1980, vấn đề GDMT đã được đưa vào nước ta và từ
đó đến nay, công tác GDMT được xem như là một trong những hoạt
động quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách của thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ GDMT của các trường phổ
thông trong thời gian qua chưa liên tục, chưa đều, chưa đồng bộ, chưa
gắn với thực tế và chưa trở thành pháp lệnh nên hiệu quả chưa cao. Như
các trường phổ thông nói chung, tình hình thực hiện công tác GDMT
trong các trường PTDTNT (phổ thông Dân tộc nội trú) tỉnh Quảng Ngãi
cũng còn nhiều bất cập. Do đó, việc đánh giá đúng thực trạng công tác
GDMT trong trường PTDTNT nhằm đề ra các biện pháp quản lý phù
hợp, nâng cao công tác GDMT trong nhà trường là một vấn đề cần thiết
và cấp bách.
Với tâm huyết của một nhà giáo công tác lâu năm ở trường
PTDTNT, mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục học
sinh dân tộc, đặc biệt là nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng và
những hành vi ứng xử của học sinh dân tộc thiểu số với công tác
BVMT, nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý công
tác giáo dục môi trường của Hiệu trưởng các trường phổ thông Dân
tộc nội trú tỉnh Quảng Ngãi”.
2. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý GDMT của Hiệu trưởng
(HT) trường trung học.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác GDMT của HT
ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng
công tác quản lý của HT đối với công tác GDMT, luận văn đề xuất các
biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao chất lượng công tác GDMT ở
các trường PTDTNT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giáo dục môi trường là một nội dung giáo dục rất quan trọng và
cần thiết trong trường phổ thông. Nhưng trong thực tế, nhận thức của
phần lớn cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) về vấn đề này chưa
cao; công tác quản lý của HT vẫn còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất được
các biện pháp tác động đến nhận thức của đội ngũ giáo viên (GV), học
sinh (HS) và các lực lượng giáo dục; xây dựng đội ngũ dạy GDMT;
quản lý tốt chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; tổ chức nhiều
hình thức GDMT phong phú và tổ chức tốt các điều kiện hỗ trợ,.. thì có
thể nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDMT, đáp ứng được yêu
cầu BVMT tốt và phát triển bền vững.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác GDMT và quản lý công tác
GDMT của người HT ở trường trung học cơ sở (THCS).
- Đánh giá thực trạng quản lý công tác GDMT của HT các trường
THCS DTNT tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDMT của HT nhằm nâng
cao chất lượng công tác GDMT ở các trường THCS DTNT tỉnh Quảng
Ngãi.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu các biện pháp quản lý của HT đối
với công tác GDMT ở 6 trường PTDTNT ở tỉnh Quảng Ngãi là trường
PT THCS DTNT huyện Sơn Hà, PT THCS DTNT huyện Sơn Tây, PT
THCS DTNT huyện Minh Long, PT THCS DTNT huyện Ba Tơ, PT
THCS DTNT huyện Tây Trà ở tỉnh Quảng Ngãi.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần MỞ ĐẦU, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý công tác giáo dục môi trường ở
trường trung học cơ sở.
Chương 2. Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác giáo
dục môi trường ở các trường THCS DTNT tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Các biện pháp quản lý giáo dục môi trường của hiệu trưởng
ở các trường THCS DTNT tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948, trong cuộc họp Liên
hiệp quốc ở Paris, thuật ngữ “GDMT” được sử dụng. Có nhiều hội nghị
quốc tế liên quan đến GDMT đã đưa ra mục tiêu, nội dung, phương
hướng GDMT; xây dựng chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học ở
mọi cấp học.
Ở nước ta, năm 1962, Bác Hồ đã giáo dục chúng ta về BVMT
thông qua việc phát động phong trào trồng cây gây rừng. Giáo trình
Sinh thái học đã được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học trong những
năm đầu của thập kỷ này.
Năm 1991, Bộ GD& ĐT đã có chương trình trồng cây hỗ trợ
phát triển GDMT và BVMT (1991- 1995). Trong “kế hoạch hành động
quốc gia về MT và phát triển bền vững của Việt Nam, giai đoạn 1996-
2000”, GDMT được ghi nhận như một bộ phận cấu thành kế hoạch
hành động. Từ năm 1995, dự án GDMT trong nhà trường phổ thông
Việt Nam (VIE 95/041 và VIE 98/018) của Bộ GD&ĐT do UNDP tài
trợ nhằm vào các mục tiêu cơ bản: Hỗ trợ xây dựng một chính sách và
chiến lược quốc gia về GDMT ở Việt Nam. Tăng cường năng lực cho
GV trong việc truyền đạt những nội dung và phương pháp GDMT của
Bộ GD&ĐT.
Xây dựng hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp tiểu học,
trung học. Ở trường đại học, GDMT đã được coi như một nội dung
quan trọng trong các giáo trình và MT đã được sắp xếp thành một học
phần trong các khoa Sinh, Địa ở các trường Đại học sư phạm.
Thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay, các
Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo đưa nội dung
GDMT vào chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học.
Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về GDMT
của một số tác giả. Tuy vậy, vấn đề quản lý công tác GDMT ở trường
THCS chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống; đặc biệt là
ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Tuy nhiên, có thể
hiểu khái quát, quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức
của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức
năng quản lý và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục (QLGD)
Về khái niệm QLGD, ít nhất có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô
và cấp vi mô
* Đối với cấp vĩ mô
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của
hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ
thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều
kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến
động.
* Đối với cấp vi mô
Quản lý giáo dục là những tác động của chủ thể quản lý vào quá
trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ của
các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là QLGD ở tầm vi mô. Nhà trường là tổ
chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo. Nó chịu
sự quản lý trực tiếp của các cấp QLGD, đồng thời nhà trường cũng là
một hệ thống độc lập, tự quản. Việc quản lý nhà trường phải nhằm mục
đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường.
1.2.4. Môi trường và giáo dục môi trường
1.2.4.1. Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau; bao quanh con người; có ảnh hưởng
tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
(Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường, 1993)
1.2.4.2. Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là một quá trình nâng cao nhận thức,
phương pháp, kỹ năng, tình cảm và đạo đức của con người về môi
trường.
1.3. Những vấn đề cơ bản của công tác GDMT cho học sinh THCS
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS
1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa, nội dung GDMT
1.3.2.1. Mục tiêu GDMT
Giúp HS hiểu biết và đánh giá đúng đắn những vấn đề MT của
thế giới, đất nước và địa phương. Từ đó, HS có được những giá trị và
cảm xúc, mối quan tâm đến vấn đề MT của thế giới, đất nước và địa
phương; có thái độ ứng xử đúng đắn với các vấn đề MT và hình thành
kỹ năng phát hiện vấn đề MT và ứng xử tích cực với các vấn đề MT nảy
sinh; có hành động cụ thể BVMT; tuyên truyền, vận động BVMT trong
gia đình, nhà trường và cộng đồng.
1.3.2.2. Ý nghĩa của công tác GDMT trong trường học
Giáo dục môi trường cho đối tượng HS phổ thông sẽ tạo nên
một lực lượng hùng hậu tham gia BVMT và tuyên truyền BVMT. Đồng
thời, mỗi nhà trường phổ thông sẽ là một trung tâm văn hóa, giáo dục;
một trung tâm GDMT, BVMT.
1.3.2.3. Nội dung GDMT ở trường THCS
Khái niệm về MT, các thành phần của MT, ô nhiễm MT, tài
nguyên thiên nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, khái niệm
hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất, MT và sự phát triển
bền vững; chất lượng cuộc sống; mối quan hệ giữa dân số - MT và chất
lượng cuộc sống; luật BVMT, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về BVMT; ý thức trách nhiệm thực hiện Luật BVMT, thực hiện
các chính sách dân số.
1.3.3. Các hình thức tổ chức GDMT ở trường THCS
Ở trường THCS, GDMT được tổ chức dưới hai hình thức cơ
bản: Hoạt động giáo dục chính khóa (trên lớp) và hoạt động giáo dục
không chính khóa (ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp).
1.3.3.1. Tổ chức hoạt động giáo dục chính khóa
1.3.3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp
(NGLL)
1.3.4. Tính tất yếu phải đưa GDMT vào nhà trường THCS
1.3.4.1. Tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam hiện nay
1.3.4.2. Vai trò của môi trường khu vực miền núi
1.3.4.3. Những vấn đề đặt ra cho GDMT ở khu vực miền núi
1.3.4.4. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT về công
tác GDMT
1.4. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý GDMT của Hiệu
trưởng trường THCS DTNT
1.4.1. Trường PTDTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.4.1.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống trường PTDTNT
1.4.1.2. Mục đích mở trường và mục tiêu đào tạo của trường
PTDTNT
1.4.1.3. Chức năng của trường PTDTNT
1.4.1.4. Nhiệm vụ của trường PTDTNT trong hệ thống giáo dục
quốc dân
1.4.2. Nội dung công tác quản lý GDMT của Hiệu trưởng trường
THCS
Công tác quản lý của HT được thể hiện ở các chức năng quản
lý cơ bản, đó là các chức năng: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động,
chỉ đạo hoạt động và kiểm tra đánh giá.
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch GDMT trong nhà trường
1.4.2.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác GDMT
1.4.2.3. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung GDMT
1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động GDMT
Tóm lại, quản lý công tác GDMT ở trường THCS chính là quản
lý một quá trình giáo dục mang tính bộ phận trong quá trình sư phạm
tổng thể của nhà trường, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con
người toàn diện, đặc biệt ở các trường PTDTNT còn là mục tiêu tạo
nguồn cán bộ cho các vùng dân tộc, miền núi. Vì vậy, việc quản lý
GDMT của HT ở trường PTDTNT được hiểu là: người HT thực hiện
các chức năng quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để đạt
được những mục tiêu cụ thể đề ra cho công tác GDMT ở trường THCS.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động quản lý GDMT của HT là quá trình tác động có tổ
chức, có hướng đích của HT đến cách thức hoạt động của GV và HS,
nhằm đạt được mục tiêu cụ thể về GDMT trong trường THCS. Đây là
hoạt động quản lý bao gồm bốn chức năng: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra và kích thích động viên, tạo động lực của công tác
GDMT. Trong đó, hai chức năng rất quan trọng của HT đối với công
tác quản lý GDMT là kế hoạch hóa và kiểm tra, đánh giá.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở CÁC
TRƯỜNG THCS DTNT TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH), giáo dục- đào tạo
tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự
nhiên 5.152,67 km2
. Địa hình Quảng Ngãi đa dạng. Miền núi chiếm
khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khí hậu có 2 mùa: mùa đông và
mùa hè. Dân số Quảng Ngãi có khoảng 1.219.286 người. Mật độ dân số
237 người/km2
.
2.1.1.2. Đặc điểm về KT-XH
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân hàng năm giai
đoạn 2006-2010 đạt 18,52%. GDP bình quân đầu người đạt 1.200 USD
năm 2010. Lĩnh vực văn hoá – xã hội có những bước tiến đáng kể, cơ sở
vật chất của ngành Y tế, Giáo dục từng bước được tăng cường.
* Thực trạng tài nguyên và môi trường miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Vùng trung du miền núi Quảng Ngãi chiếm 2/3 diện tích tự
nhiên. Diện tích rừng 296.086,91 ha và có nhiều loài động, thực vật
sinh sống. Rừng ở các huyện miền núi Quảng Ngãi có vai trò cực kỳ
quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển của tỉnh. Ngoài
rừng, miền núi Quảng Ngãi còn có nguồn tài nguyên khoáng sản khá
phong phú.Tình trạng khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản và ô nhiễm
MT ở một số vùng ở miền núi Quảng Ngãi đang diễn ra phức tạp và đã
có những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển KT-XH của tỉnh
2.1.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng
Ngãi
2.1.2.1. Về qui mô phát triển giáo dục
Quy mô phát triển trường, lớp đang được điều chỉnh ngày càng
đồng bộ, hợp lý với tình hình phát triển KT-XH, nhu cầu học tập của
từng địa phương. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường ngày càng cao. Công
tác đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc
gia là nhiệm vụ được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Đến hết năm
2010, tỉnh Quảng Ngãi có 20/240 trường mẫu giáo, mầm non, tỷ lệ
9,34%; 115/240 trường tiểu học, tỷ lệ 47,92%; 82/203 trường trung học
cơ sở và trung học phổ thông, tỷ lệ 40,39% (trong đó: 69/165 trường
THCS và 13/38 trường THPT) đạt chuẩn quốc gia.
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển trường PTDTNT Quảng
Ngãi
Tháng 7 năm 1987, ba trường PTDTNT huyện được thành lập.
Đó là trường PTDTNT huyện Trà Bồng, PTDTNT huyện Sơn Hà và
PTDTNT huyện Ba Tơ. Đến năm 1992, trường PTDTNT huyện Minh
Long ra đời, tháng 7 năm 1995 trường PTDTNT huyện Sơn Tây và
tháng 8 năm 2004, trường PTDTNT huyện Tây Trà ra đời, đánh dấu
mạng lưới trường PTDTNT đã mặt ở tất cả các huyện miền núi của tỉnh
Quảng Ngãi. Các trường PTDTNT huyện đào tạo cấp THCS. Tháng 7
năm 1990 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra Quyết định thành lập
trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi, đóng tại thị xã Quảng Ngãi.
Trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi đào tạo cấp THPT. Từ ngày
được thành lập đến nay, hệ thống trường PT DTNT ngày càng được
củng cố và phát triển.
2.2. Thực trạng công tác GDMT ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng
Ngãi
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý GDMT hiện nay ở các
trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 13
CBQL, gồm các HT và Phó Hiệu trưởng, 105 giáo viên và 300 học sinh.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về công tác
GDMT ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi
Qua kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.2 cho thấy có 100%
CBQL, 95.2% GV và 88.3% HS cho rằng công tác GDMT trong trường
THCS DTNT là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn 4.8% GV
và 11.7% HS cho rằng công tác GDMT trong nhà trường là không cần
thiết.
Bảng 2.2. Khảo sát về mức độ cần thiết của công tác GDMT
Đối tượng khảo sát CBQL GV HS
SL % SL % SL %
Mức độ cần thiết
Rất cần thiết 10 76.9 81 77.1 170 56.7
Cần thiết 3 23.1 19 18.1 95 31.7
Không cần thiết lắm 5 4.8 35 11.7
Không cần thiết
2.2.2. Thực trạng về quá trình tổ chức thực hiện công tác GDMT ở
các trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi
Hình thức tổ chức GDMT phổ biến ở trường THCS hiện nay là
GDMT chính khóa và GDMT không chính khóa (ngoại khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp).
2.2.2.1. Các hình thức tổ chức chính khóa
2.2.2.2. Các hình thức tổ chức không chính khóa
2.2.3. Thực trạng về đội ngũ GV giảng dạy GDMT
Khảo sát về tình hình đội ngũ GV ở 6 trường THCS DTNT tỉnh
Quảng Ngãi, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả GV đều tốt nghiệp Cao
đẳng sư phạm, một số GV đã có trình độ đại học, dạy đúng môn đào
tạo. Ở các trường THCS, phần lớn GV dạy hai môn và hầu hết các GV
đầu tư thời gian, công sức cho môn thứ nhất, môn thứ hai ít được quan
tâm.
2.2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học GDMT
Hiện nay, các trường THCS DTNT tỉnh Quảng Ngãi đã dùng
phòng học để lồng ghép dạy GDMT, phương pháp hoạt động nhóm gặp
khó khăn. Hầu như các trường không có nhà tập đa năng Vì vậy, các
hoạt động ngoại khóa bị động, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời
tiết. Về phương tiện dạy học, chỉ dừng lại ở việc nhận tài liệu hướng
dẫn từ dự án, các chương trình tập huấn triển khai của Bộ GD&ĐT,
hướng dẫn của Sở GD&ĐT để triển khai; HT chưa cung cấp đủ tài liệu,
đồ dùng dạy học, phim, ảnh, tư liệu cho GDMT.
2.3. Thực trạng về quản lý của HT đối với công tác GDMT ở các
trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Thực trạng về quản lý công tác GDMT chính khóa
2.3.1.1. Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học
2.3.1.2. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV về giảng dạy GDMT
2.3.1.3. Quản lý sinh hoạt chuyên môn
2.3.2. Thực trạng về quản lý công tác GDMT không chính khóa
Công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) để
GDMT và BVMT cho HS được HT các trường thực hiện tương đối tốt.
Tuy nhiên, trường ít tổ chức hoạt động cắm trại, hoạt động tham quan
và chưa thực hiện các báo cáo chuyên đề về MT.
2.3.3.Thực trạng quản lý hoạt động của HS về công tác GDMT
Hiệu trưởng các trường thực hiện khá tốt công tác quản lý các
hoạt động của HS liên quan đến BVMT. Nhưng khâu đánh giá kỹ năng
về BVMT ở các trường chưa được sự quan tâm thường xuyên của HT.
2.3.4. Thực trạng tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác GDMT
2.3.4.1. Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV giảng dạy GDMT
2.3.4.2. Quản lý việc thực hiện các chế định về GDMT
2.3.4.3. Tổ chức quản lý môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, các điều
kiện dạy học về công tác giảng dạy GDMT
2.3.4.4. Thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường
2.3.4.5. Công tác khen thưởng
2.3.5. Kết quả công tác GDMT ở các trường THCS DTNT tỉnh Quảng
Ngãi
Bảng 2.14. Thống kê đánh giá kết quả GDMT
Đối tượng đánh giá Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh
Kết quả đánh giá
SL % SL % SL %
Tốt 5 38.5 25 23.8 50 16.7
Khá 5 38.5 55 52.4 112 37.3
Trung bình 2 15.4 14 13.3 100 33.3
Yếu 1 7.6 11 11.4 38 12.7
Ở các trường THCS DTNT, kết quả đánh giá thực hiện công tác
GDMT như sau: CBQL: tốt, khá (77%), TB (15.4%), yếu (7.6%); GV:
tốt, khá (76.2%), TB (13.3%); yếu (11.4%); HS: tốt, khá (54%), TB
(33.3%), yếu (12.7%)
2.4. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Nhận định, đánh giá chung
2.4.1.1. Về ưu điểm
Đa số các CBQL, GV có ý thức cao về sự cần thiết của công tác
GDMT trong nhà trường, đã thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng
quản lý về GDMT, cụ thể:
- Đã đưa nội dung GDMT tích hợp, lồng ghép vào bài học của các
môn học và tổ chức hoạt động giáo dục không chính khóa.