Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh ngành điều dưỡng tại bệnh viện đà nẵng
PREMIUM
Số trang
187
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1067

Biện pháp quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh ngành điều dưỡng tại bệnh viện đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU DUNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

CHẤT LƢỢNG THỰC TẬP LÂM SÀNG

CỦA HỌC SINH NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG

TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng, Năm 2013

Công trình được hoàn chỉnh tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH THI TAM THANH

Phản biện 1 : PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 2 : TS. TRẦN VĂN HIẾU

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày

15 tháng 11 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức

nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn

vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người

thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.

Trong lĩnh vực CSSK, hệ thống ĐD đã được kiện toàn đồng bộ từ

trung ương đến tuyến cơ sở, công tác quản lý điều hành và công tác

chăm sóc toàn diện (CSTD) được phát triển và mở rộng, vị trí của ĐD

được nâng cao, có nhiều chuyển biến về chất lượng CSTD, mạng lưới

đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được nâng cấp, mở rộng và phát

triển.

Thực tập lâm sàng ở các bệnh viện là phần không thể thiếu trong

chương trình đào tạo học sinh ngành điều dưỡng (HSĐD), nó chiếm

hơn phân nửa số tiết và học phần trong chương trình. Thực tập lâm

sàng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng,

thái độ của người Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp và hành nghề.

Số lượng HSĐD đến thực tập ở bệnh viện Đà Nẵng (BVĐN) rất

đông, từ nhiều nguồn trường khác nhau. Trong khi đó, vẫn còn nhiều

khó khăn trong việc triển khai thực tập lâm sàng (TTLS) cho HS.

Những yếu tố trên chi phối chất lượng TTLS của HSĐD.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài: “Biện

pháp quản lý chất lượng t tập lâm sàng của họ sin ngàn điều

dưỡng tại bệnh viện Đà Nẵng” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao

chất lượng TTLS của HSĐD tại BVĐN.

3. Đối tƣợng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý

chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD tại Bệnh viện Đà Nẵng; Đối

2

tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của

HSĐD tại Bệnh viện Đà Nẵng.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý

luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp thống kê

toán học để xử lý số liệu.

5. Giả thuyết khoa học: Nếu đề xuất được một số giải pháp có cơ

sở khoa học, có tính khả thi và áp dụng được trong thực tiễn thì sẽ

nâng cao được chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD tại Bệnh viện

Đà Nẵng.

6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu (6 trang) kết luận (2

trang), luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản

lý chất lượng thực tập lâm sàng của Học sinh ngành điều dưỡng;

Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học

sinh ngành điều dưỡng tại BVĐN; Chương 3: Biện pháp quản lý chất

lượng thực tập lâm sàng của Học sinh ngành điều dưỡng tại BVĐN

7. Tổng quan tài liệu

Hiện nay chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu về quản lý chất lượng

TTLS tại Đà Nẵng. Tuy nhiên có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến

sĩ chúng tôi tham khảo gồm đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu

quả quản lý công tác thực hành, thực tập tốt nghiệp của học sinh Điều

dưỡng trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn”, luận văn

Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục khóa XVIII của tác giả Phan

Kế Thuận (2012) [25] và đề tài “Quản lý chất lượng dạy học lâm sàng

cho Điều dưỡng viên trình độ đại học tại các trường Đại học Y Việt

Nam”, luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Nguyễn Văn Khải

(2012) [15].

Luận văn có 16 bảng, 1 biểu đồ, 2 hình vẽ và 1 sơ đồ.

Luận văn tham khảo trên 29 tài liệu (27 tiếng Việt, 2 tiếng Anh)

3

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG

THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƢỠNG

1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Bên cạnh các thành tựu về ĐD đã đạt được, các nghiên cứu trong

nước còn chỉ ra những yếu kém, bất cập mà ngành ĐD cần phải nỗ lực

khắc phục. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Xuân và cộng sự cho thấy

nguồn nhân lực GV trong các trường đào tạo ĐD còn thiếu về số

lượng: số giảng viên chuyên ngành ĐD có trình độ sau đại học là

0,47%, trình độ đại học là 4,1%, trình độ trung học là 22,4%, trong khi

đó số giảng viên là bác sĩ lại chiếm tới 68%. Tỷ lệ GV so với HS-SV

còn bất hợp lý, đa số các trường có tỷ lệ GV / HS-SV là 1/18. Trong số

GV đó, số người chưa được học về nghiệp vụ sư phạm hoặc sư phạm y

học chiếm 16,13%. [15] [27]

Trang thiết bị, phương tiện dạy/học còn quá thiếu: số trường thiếu

tài liệu dạy/học là 50%, trong đó số GV dạy học bằng projector chiếm

13,8%. Thư viện chưa cung cấp đủ sách, tài liệu tham khảo học tập.

Đại đa số các trường chưa có phòng thực tập tiền lâm sàng, mà chủ yếu

là phòng thực tập ở các môn học. Ở nước ta tỷ lệ BS/ĐD còn quá cao

so với các nước trong khu vực và trên Thế giới: Tại Australia là 1/3.17,

Singapore là 1/3.0, Philippines là 1/3.4, Lào là 1/4.5 và ở VN là 1/1.4

[18] [27].

Tỷ lệ ĐD / 10.000 dân lại rất thấp so với nhu cầu CS sức khỏe và

thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, trong khu vực:

Malaysia (2001) là 10.31, Singapore (2001) là 41.11, Philippines

(2000) là 44.28, Thái Lan (2000) là 16.26... ở VN là 5.95 [18].

Cơ cấu trình độ ĐD đã có những thay đổi giữa trung học và sơ học.

Theo thống kê của Vụ điều trị và Hội ĐD: ĐD trung cấp tăng từ

4

25.26% năm 1990 lên 71.05% năm 2003. Từ năm 1993 đến nay đã đào

tạo ĐD từ trình độ cao đẳng và đại học, thống kê năm 2003 cho thấy

ĐD có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 3.26%. Đội ngũ cán bộ ĐD

trưởng chủ yếu có trình độ trung cấp chiếm 70%.

Mặc dầu tại Đà Nẵng, chúng tôi chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu về

vấn đề này nhưng qua nghiên cứu tài liệu và những công trình trong

nước, chúng tôi nhận thấy vai trò vị trí ĐD đang được nhìn nhận, cố

gắng hoàn thiện năng lực ĐD, chú trọng đến chất lượng đào tạo ĐD.

Trong phần này chúng tôi đã trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu

vấn đề trên thế giới, trong nước và tại thành phố Đà Nẵng. Từ đó cho

thấy vấn đề nghiên cứu hiện nay là hết sức cần thiết và có thể áp dụng

tại BVĐN.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1.2.1. Học sinh trung cấp chuyên nghiệp và HSĐD

Học sinh: Hoc sinh là người học kiến thức phổ thông, kiến thức nghề

nghiệp, kiến thức xã hội. Trình độ từ trung học trở xuống. Trong hệ thống

giáo dục học; Điều dưỡng: Điều dưỡng là một nghề nghiệp trong hệ

thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng thể

chất của con người, dự phòng bệnh và sang thương, xoa dịu nỗi đau của

người bệnh qua chẩn đoán và điều trị, tăng cường chăm sóc các cá nhân,

gia đình, cộng đồng và xã hội; Họ sin ngàn điều dưỡng: còn gọi là

học sinh điều dưỡng (HSĐD), là người học các kiến thức chăm sóc người

bệnh bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh

nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận

động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh

các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

5

1.2.2. Thực tập, thực tập lâm sàng của học sinh ngành điều

dƣỡng

T tập: là quá trình đem áp dụng vào thực tế những kiến thức

chuyên môn được học; T tập lâm sàng ủa ọ sin ngàn điều

dưỡng: là quá trình tập làm trong thực tế để áp dụng các kiến thức chuyên

môn đã học, nâng cao nghiệp vụ nghề bao gồm các nhóm kỹ năng điều

dưỡng như: Nhóm kỹ năng điều dưỡng cơ bản; Nhóm kỹ năng điều dưỡng

phức tạp của lĩnh vực chuyên khoa; Nhóm kỹ năng lập kế hoạch chăm

sóc; Nhóm kỹ năng giao tiếp và hợp tác;Nhóm kỹ năng quản lý và giám

sát; Nhóm kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe; Đây là bước vừa

chuẩn bị cho HS thi tốt nghiệp đạt kết quả tốt; vừa giúp HS tự tin ngay

trong những ngày đầu nhận công tác.

1.2.3. Chất lƣợng và chất lƣợng thực tập lâm sàng của học sinh

ngành điều dƣỡng

ất lượng: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của

một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của

khách hàng và các bên có liên quan", “Chất lượng là sự phù hợp với

mục tiêu”; ất lượng t tập lâm sàng ủa ọ sin ngàn điều

dưỡng: Chất lượng thực tập lâm lâm sàng là việc đảm bảo tổ chức cho

HS học thực hành, thực tập tại BV nhằm đạt được mục tiêu đặt ra cho

từng đợt thực tập, cụ thể là sau đợt thực tập học sinh phải nắm được

kiến thức, thực hiện được thành thạo các quy trình thực hành theo chỉ

tiêu thực tập đề ra.

1.2.4. Quản lý chất lƣợng và quản lý chất lƣợng thực tập lâm

sàng của HSĐD

Quản lý, Quản lý ất lượng: được tiến hành thông qua việc thực

hiện 4 chức năng cơ bản của ĐBCL bao gồm: Xác lập chuẩn; Xây

dựng các quy trình; Xác định các tiêu chí đánh giá; Vận hành, đo

6

lường, đánh giá, thu thập và xử lí số liệu; Quản lý ất luợng t tập

lâm sàng ủa ọ sin ngàn điều dưỡng: bao gồm: Quản lý mục

tiêu, nội dung, chỉ tiêu thực hành tay nghề; Quản lý kế hoạch tiếp nhận

và phân bố HS đến khoa phòng thực tập; Quản lý hoạt động dạy và

thực tập tại khoa phòng được phân bổ; Quản lý việc tổ chức giờ học lý

thuyết lâm sàng; Quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh. Quản lý điều

kiện (hồ sơ, dụng cụ, thiết bị, môi trường thực tập) cho học sinh đến

thực tập; Quản lý việc chấp hành nội qui thực tập tại Bệnh viện; Quản

lý mối quan hệ giữa trường và Bệnh viện; Quản lý mối quan hệ hợp tác

giữa GV với phòng Điều dưỡng, giữa GV với Điều dưỡng tại khoa

trong việc xây dựng nội dung thực tập, chỉ tiêu tay nghề, hướng dẫn và

đánh giá học sinh.

1.3. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA

HỌC SINH ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN

1.3.1. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng thực tập lâm sàng

của học sinh Điều dƣỡng: Việc nâng cao chất lượng thực tập lâm

sàng của học sinh Điều dưỡng có ý nghĩa quan trọng để tạo nên những

tố chất cho người ĐD tương lai.

1.3.2. Nội dung quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều

dƣỡng

Quản lý kế hoạch xây dựng và cụ thể hóa mục tiêu TTLS: Nhà

trường dựa vào mục tiêu đã được xây dựng để xây dựng các chuẩn

mực chất lượng cần đạt được. Các chuẩn mực chất lượng đồng thời thể

hiện những yêu cầu, hay kì vọng mà Nhà trường phải phấn đấu.

Quản lý chương trình, nội dung TTLS: là trên cơ sở chương trình

đào tạo kết hợp thực tế tại cơ sở thực tập để hoàn thành nội dung thực

tập, được chi tiết hoá bằng các chỉ tiêu tay nghề.

7

Quản lý việc tổ chức dạy và học TTLS: bao gồm quản lý việc chấp

hành nội qui thực tập tại Bệnh viện của HS: giờ giấc, đồng phục,

những qui định mà HSĐD không được làm (phụ lục 7).

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng TTLS: việc kiểm tra

đánh giá phải được cụ thể hoá dựa trên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá

thực hành tay nghề của HS (phụ lục 6).

Quản lý công tác phối hợp trường- viện trong đào tạo TTLS: là

quản lý các điều kiện nhằm tạo sự thuận lợi nhất trong diều kiện có thể

cho HS thực tập lâm sàng đạt được mục tiêu.

Quản lý các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình TTLS: phương tiện

và môi trường BV góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chất lượng

thực tập lâm sàng của HSĐD.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Hoạt động thực tập của học sinh giữ một vai trò quan trọng

trong công tác đào tạo ngành điều dưỡng. Để nâng cao chất lượng của

công tác thực tập cần quan tâm đúng mức đến công tác quản lý.

Việc tổ chức và quản lý chất lượng hoạt động TTLS là hết

sức cần thiết và cực kỳ quan trọng, nó quyết định chất lượng đào tạo

của nhà trường nói chung và đào tạo ngành điều dưỡng nói riêng

Do đó việc xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ

chức dạy học, kiểm tra đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác

quản lý chất lượng hoạt động thực hành, TTLS trong đào tạo ngành

điều dưỡng là cơ sở để khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp

cho các chương sau.

8

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THỰC TẬP

LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG

TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục đích khảo sát: Tìm hiểu đánh giá thực trạng chất lượng

TTLS của HSĐD tại BV ĐN. Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

đến chất lượng TTLS, đồng thời tìm hiểu đánh giá thực trạng quản lý

chất lượng TTLS của HSĐD.

2.1.2. Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng chất lượng mục tiêu

TTLS của HSĐD; Khảo sát thực trạng chất lượng nội dung chương

trình TTLS của HSĐD; Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động dạy và

học TTLS của HSĐD tại BVĐN; Khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh

giá chất lượng TTLS của HSĐD tại BVĐN; Khảo sát các điều kiện ảnh

hưởng đến quá trình TTLS của HSĐD.

2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát: Phỏng vấn, quan sát trực tiếp hoạt

động giảng dạy của các GV hướng dẫn của trường, quan sát các hoạt

động học TTLS của các HSĐD đang thực tập tại BVĐN; Điều tra bằng

phiếu thông qua các phiếu điều tra được xây dựng (Phụ lục 1,2,3)

2.1.3. Đối tƣợng khảo sát: 20 cán bộ quản lý của các trường; 30

Giáo viên, cán bộ của các trường quản lý hướng dẫn học sinh TTLS tại

BVĐN; 35 Cán bộ quản lý, giảng viên của bệnh viện tham gia hướng

dẫn TTLS; 300 HSĐD đang đi TTLS tại BVĐN.

2.1.4. Tiến hành khảo sát: Phát phiếu khảo sát đến các đối tượng

khảo sát; Thu thập các phiếu khảo sát và xử lý kết quả.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

2.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển của bệnh viện

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện

9

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện

Thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của Bộ Y Tế quy định.

2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của ệnh viện t ong vai t là cơ sở

thực tập của các t ƣờng Y dƣợc

Ngoài chức năng khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở thực hành

của học sinh sinh viên ngành Y, Dược, Điều dưỡng của trường Đại học

Y Dược Huế, trường Đại học KTYT TW 2, trường Đại học Duy Tân,

trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng, Khoa Y Dược trường Đại

học Đà Nẵng, trường Đại học Đông Á.

2.2.5. Đội ngũ cán ộ, giáo viên hƣớng dẫn lâm sàng của các

t ƣờng tại BVĐN, đội ngũ Bác sĩ, Điều dƣỡng và đội ngũ giáo viên

kiêm nhiệm của BVĐN

Đội ngũ Bs, ĐD đông về số lượng và đa dạng về trình độ, có thể đủ

trình độ và năng lực giảng dạy TTLS cho HSĐD đến thực tập tại BV.

2.2.6. Quy mô chất lƣợng chăm sóc, điều trị ngƣời bệnh của

bệnh viện: Tổng số giường bệnh: 1010 giường, thực kê: 1590 giường;

Tỷ lệ ĐD, KTV/giường bệnh: 0,24; tỷ lệ người bệnh CS cấp 1/ tổng số:

11,39%; Chất lượng chăm sóc: đạt 44/50 điểm theo Bộ Y Tế quy định

2.2.7. Cơ sở vật chất của bệnh viện: có thể đáp ứng cho nhu cầu

điều trị, chăm sóc và thực tập của HSSV các trường.

2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THỰC TẬP LÂM SÀNG

CỦA HỌC SINH NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ

NẴNG

2.3.1. Thực trạng xây dựng mục tiêu - nội dung đào tạo học sinh

điều dƣỡng: Hàng năm trên cơ sở chương trình khung và chỉ tiêu được

giao, mục tiêu đào tạo đối với các ngành nghề và thực trạng của các

trường (đội ngũ GV, cơ sở vật chất, kết quả hoạt động sư phạm của

10

năm học trước)..., Ban quản lý đào tạo của bệnh viện cùng với khoa

Điều dưỡng của trường xây dựng kế hoạch TTLS cụ thể

2.3.2. Thực trạng chất lƣợng thực tập lâm sàng: Kết quả học

thực tập lâm sàng mà học sinh đạt được trong 3 năm gần đây cho thấy

tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi năm sau tăng hơn năm trước (1,8%, 1,9%,

3,5%) đồng thời kết quả học sinh yếu giảm dần (2,4%, 1,6%, 1,4%).

2.3.3. Đánh giá thực trạng chung

Nhìn chung, trên 80% ý kiến của các GV hướng dẫn TTLS đánh giá

cao về công tác đào tạo hiện nay của các cơ sở đào tạo là đảm bảo kiến

thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và đặc biệt là có thái độ nghề

nghiệp và thích ứng. Tuy nhiên vấn đề đào tạo thái độ nghề nghiệp là

vấn đề khó, đòi hỏi nhà trường và bệnh viện phải có nhiều hình thức

phù hợp, đa dạng hơn nữa để đáp ứng công tác đào tạo hiện nay. Qua

khảo sát vẫn còn 19,5% ý kiến cho rằng việc đào tạo thái độ nghề

nghiệp và hội nhập với môi trường TTLS hiện nay chưa phù hợp.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THỰC TẬP LÂM

SÀNG CỦA HỌC SINH NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH

VIỆN ĐÀ NẴNG

2.4.1. Quản lý kế hoạch xây dựng và cụ thể hóa mục tiêu TTLS

Kết quả bảng 2.8 cho thấy công tác quản lý mục tiêu chung và mục tiêu

cụ thể TTLS của HSĐD của các Trường xây dựng từ mức độ trung bình

trở lên cao: 87,8%. Việc xây dựng mục tiêu định hướng chủ yếu vào việc

đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học của người

học, của xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế được đánh giá cao nhất

(37,6% tốt) rồi đến tiêu chí mục tiêu được xác định rõ ràng cụ thể, được

cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai (30,6%). Đối với tiêu

chí 5,6 là mục tiêu được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo hướng nâng cao

chất lượng, phù hợp với các giai đoạn phát triển của trường và định kỳ

11

đánh giá kết quả đào tạo so với mục tiêu chưa được đánh giá cao, mức độ

đánh giá yếu chiếm tỷ lệ cao nhất (24,7%, 11,8%)

2.4.2. Quản lý chƣơng t ình, nội dung thực tập lâm sàng

Kết quả bảng 2.9 cho thấy 88,3% ý kiến cho rằng đã có thực hiện quản

lý nội dung, chương trình đào tạo TTLS từ mức độ trung bình trở lên,

trong đó có nhiều ý kiến đánh giá thực hiện tốt 28,3%. Về hiệu quả công

tác này số ý kiến đánh giá mức độ trung bình là cao nhất 58,3%. Không có

ý kiến nào đánh giá hiệu quả quản lý nội dung, chương trình TTLS ở mức

độ yếu. Phân tích sâu hơn cho thấy tỷ lệ ý kiến đánh giá hiệu quả của công

tác này ở CB, GV của bệnh viện cao hơn ở CB, GV của trường. (Mức độ

thực hiện tốt 36,7%/ 20% và hiệu quả tốt 13,3%/ 10%).

2.4.3. Quản lý việc tổ chức dạy và học thực hành lâm sàng

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các nội dung của quy trình Điều

dưỡng tại Bệnh viện Đà Nẵng (n=65)

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt T.bình Yếu

SL % SL % SL %

1

Giao tiếp, khai thác thông tin

và nhận định vấn đề cần chăm

sóc trên người bệnh

16 24,6 41 63,1 8 12,3

2

Chẩn đoán điều dưỡng đối với

các vấn đề cần chăm sóc 12 18,5 48 73,8 5 7,7

3

Lập kế hoạch chăm sóc điều

dưỡng phù hợp với chẩn đoán

điều dưỡng

15 23,1 47 72,3 3 4,6

4

Thực hiện các kỹ thuật chăm

sóc người bệnh dựa trên kế

hoạch điều dưỡng

19 29,2 46 70,8 0 0

5

Đánh giá việc thực hiện quy

trình điều dưỡng

16 24,6 47 72,3 2 3,1

Chung 16 24 46 70,5 3 5,5

12

Quản lý công tác hướng dẫn TTLS: Kết quả bảng 2.11 cho thấy

hoạt động quản lý việc tổ chức hoạt động dạy và học nhìn chung đã

thực hiện tốt (100%) và có hiệu quả từ mức trung bình trở lên là 95,5%

trong đó rất tốt và tốt chiếm 35%. Phân tích sâu hơn cho thấy ý kiến

đánh giá của GV ở trường có tỷ lệ thực hiện thường xuyên và hiệu quả

thực hiện từ tốt đến rất tốt cao hơn so với GV của bệnh viện

(43,3%/34,3% và 50%/40%). Điều đó một lần nữa cho thấy GV của

Nhà trường đã quản lý theo dõi giờ giấc, nề nếp của học sinh và chấm

báo cáo thực tập của học sinh rất thường xuyên.

2.4.4. Quản lý công tác kiểm t a, đánh giá chất lƣợng thực tập

lâm sàng của học sinh ngành điều dƣỡng

Nhìn chung kết quả cho thấy mức độ phù hợp và rất phù hợp của

các tiêu chí đánh giá HS trong quá trình TTLS ở 3 đối tường khảo sát

đếu rất cao (tiêu chí 1 là Đạt được các mục tiêu đề ra trong đợt TTLS:

95,1%; tiêu chí 2 là Thực hiện thành thạo tất cả các quy trình chăm

sóc NB: 89,6%; tiêu chí 3 là Thích nghi và đáp ứng được tất cả các yêu

cầu chăm sóc người bệnh từ phía BV: 95,2%). Tuy nhiên phân tích sâu

hơn các tiêu chí trên từng đối dượng khảo sát cho thấy có sự khác biệt

ở từng mức độ cho từng tiêu chí đối với từng đối tượng khảo sát, cụ thể

đối với tiêu chí 2: 16,7% GV của trường đánh giá chưa phù hợp trong

khi ở đối tượng là HS chỉ có 3%; Hay ở tiêu chí 3 có 63,3% ý kiến của

GV nhà trường đánh giá rất phù hợp còn HS chỉ có 23,7%.

Kết quả bảng 2.13 cho thấy đa số ý kiến (92,5%) cho rằng cần thiết

phải có sự phối hợp giữa trường và bệnh viện trong hoạt động đánh

giá, kiểm tra, cụ thể GV của bệnh viện đánh giá trực tiếp quá trình

TTLS, GV của trường ngoài việc đánh giá trực tiếp còn phải đánh giá

thông qua báo cáo hoạt động TTLS của HS .

13

2.4.5. Quản lý công tác phối hợp t ƣờng viện t ong đào tạo thực

tập lâm sàng

Nhìn chung phần lớn ý kiến khảo sát đánh giá việc quản lý xây

dựng quy trình kết hợp trường – viện là phù hợp 87,6%. Bên cạnh đó

vẫn còn trên 20% số ý kiến đánh giá một số bước của quy trình là chưa

phù hợp. Do đó nhà trường cần phối hợp với bệnh viện chặt chẽ hơn

nữa nhằm xây dựng các bước của quy trình kết hợp trường- viện hoàn

chỉnh hơn.

2.4.6. Quản lý các điều kiện ảnh hƣởng đến quá trình thực tập

lâm sàng: Đội ngũ giáo viên: Số lượng; Chất lượng; Quản lý thực tập

lâm sàng; Bản thân học sinh và số lượng học sinh TTLS tại mỗi khoa;

Phương tiện dạy học và cơ sở vật.

2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG

THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH NGÀNH ĐIỀU

DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Đánh giá: điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức theo bảng

phân tích SWOT (trang 14)

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng quản lý chất lượng TTLS của HSĐD tại

BVĐN, căn cứ bảng phân tích SWOT, để khắc phục được những mặt

tồn tại, phát huy được những mặt tích cực nhằm tăng cường nhiệm vụ

đào tạo cán bộ y tế của BVĐN, sản phẩm đào tạo ra đáp ứng được nhu

cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân địa phương và cả nước,... điều

quan trọng trước tiên của luận văn là cần phải đề ra biện pháp quản lý

chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD một cách khoa học, phù hợp

và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với Bệnh viện

thực hành cũng như cơ sở đào tạo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!