Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THANH TÙNG
BIỆP PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN V NG LI M,
TỈNH V NH LONG
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC S GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng, Năm 2016
Công trình được hoàn chỉnh tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG GIAO
Phản biện 1 : TS. BÙI VIỆT PHÚ
Phản biện 2 : TS. HỒ VĂN LI N
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Trà Vinh vào ngày 22 tháng
10 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập của Việt Nam nói chung, của giáo dục
nước nhà nói riêng, cùng với công nghệ thông tin, ngoại ngữ đặc biệt là
tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, việc đi tắt, đón đầu
để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới đòi hỏi
chúng ta phải thông thạo tiếng Anh. Vì vậy, chất lượng dạy học tiếng
Anh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, trong đó có các trường
trung học cơ sở (THCS) nói riêng không chỉ đơn thuần là sự quan tâm
của ngành giáo dục và đào tạo mà còn của toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời kì đổi
mới của đất nước, Bộ GD & ĐT đã quy định tiếng Anh là môn học bắt
buộc trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long,
trong thời gian qua, nhìn chung, chất lượng dạy học môn tiếng Anh đã
đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế
nhất định. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng vừa nêu là
do những bất cập trong quản lý chất lượng (QLCL) dạy học môn tiếng
Anh. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý chất lượng dạy học
môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là
có tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý
chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện
Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QLCL dạy học môn tiếng Anh ở
trường THCS và đánh giá thực trạng QLCL dạy học môn tiếng Anh ở các
trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, đề xuất các biện pháp
2
QLCL dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học
cơ sở .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các
trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng
Anh ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long một cách
khoa học, đồng bộ, phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của nhà
trường thì chất lượng dạy học môn tiếng Anh sẽ được đảm bảo và nâng
cao, đáp ứng chuẩn kĩ năng, kiến thức của môn học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy học môn
tiếng Anh ở trường trung học cơ sở.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLCL dạy học môn
tiếng Anh ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp QLCL dạy học môn tiếng Anh ở các
trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng QLCL dạy học môn tiếng Anh
ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 -
2016.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy học môn tiếng
Anh ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh
ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở
các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. TỔNG QUAN NGHI N CỨU LI N QUAN Đ N ĐỀ TÀI
Ở nước ngoài, về mặt lý luận, đã có nhiều tác giả đề cập tới khái
niệm chất lượng, chất lượng dạy học, quản lý chất lượng; trong số đó có
thể kể đến những tác phẩm như: “Quality Assurance in Teaching at
James Cook University of North Queensland” của Annesley F. King H.
and Harte J (1994); “Quality assurance for university teaching: Issues
and approaches” của Ellis R(1993); “Quality Management in
Universities” của Warren Piper D. (1993);…
Ở Việt Nam, đến nay đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất
lượng dạy học nói riêng như: “Giáo dục học - một vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Hà Thế Ngữ (2001); “Những vấn đề cơ bản giáo
dục học hiện đại” của tác giả Thái Duy Tuyên (1999); “Hoạt động dạy
học ở trường THCS” của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo và Hà Thị Đức,
4
(2000); “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” của Nguyễn
Đức Chính (2002); “Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học” của
Nguyễn Quang Giao (2015);…
Trong chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý giáo
dục, đã có nhiều luận văn cao học nghiên cứu về vấn đề chất lượng dạy
học, QLCL dạy học ở các cấp học như: “Biện pháp QLCL dạy học ở
trường trung học cơ sở Long An, tỉnh Vĩnh Long” của Phạm Hữu Thế
(2013); “Biện pháp QLCL dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung
học cơ sở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” của Lê Tấn Đức (2013),...
Nhìn chung, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về chất lượng, chất lượng dạy học, quản lý chất lượng dạy học,
quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh. Song chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập cụ thể đến việc quản lý chất lượng dạy học môn tiếng
Anh ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Chất lƣợng, chất lƣợng dạy học, chất lƣợng dạy học môn
tiếng Anh
a. Chất lượng
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng, nhưng tựu trung
lại chất lượng là sự phù hợp mục tiêu là khái niệm được nhiều nhà quản
lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục chấp nhận.
b. Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học là sự phù hợp với mục tiêu dạy học. chất lượng
dạy học ở trường THCS là sự phù hợp với mục tiêu dạy học THCS.
c. Chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Chất lượng dạy học môn tiếng Anh là sự phù hợp với mục tiêu dạy
học môn tiếng Anh, trong đó chất lượng dạy học môn tiếng Anh THCS
là nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết
tiếng Anh giúp cho người học ở trình độ cơ bản (A2) phát triển năng lực
5
sử dụng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi chất lượng sử dụng tiếng
Anh của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.2.2. Quản lý chất lƣợng, quản lý chất lƣợng dạy học môn tiếng
Anh
a. Quản lý chất lượng
Là quản lý theo hướng chuẩn hóa, duy trì cho sự vật ở trạng thái ổn
định và phát triển, tựu trung bao gồm 3 hoạt động được tiến hành đồng
thời, liên tục, bao gồm: Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực, đánh giá
thực trạng đối chiếu với chuẩn, cải tiến thực trạng theo chuẩn.
b. Quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Là quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo hướng chuẩn hóa,
duy trì cho quá trình dạy học môn tiếng Anh ở trạng thái ổn định và
phát triển, tựu trung bao gồm 3 hoạt động được tiến hành đồng thời, liên
tục, bao gồm: Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực dạy học môn tiếng
Anh; Đánh giá thực trạng dạy học môn tiếng Anh đối chiếu với chuẩn;
Cải tiến thực trạng dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn. QLCL dạy học
môn tiếng Anh được thực hiện thông qua qui trình dạy học, bao gồm 3
giai đoạn là: Chuẩn bị; thực thi và đánh giá cải tiến, trong đó đầu ra giai
đoạn trước là đầu vào của giai đoạn kế tiếp và tác động với nhau.
1.3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3.1. Các cấp độ quản lý chất lƣợng
1.3.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lƣợng
1.3.3. Lợi ích của việc áp dụng QLCL ở trƣờng trung học cơ sở
1.4. ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.4.1. Vai trò của môn tiếng Anh ở trƣờng THCS hiện nay
1.4.2. Đặc điểm dạy học môn tiếng Anh ở trƣờng THCS
1.5. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
6
1.5.1. Mục tiêu QLCL dạy môn tiếng Anh ở trƣờng THCS
1.5.2. Nội dung QLCL dạy môn tiếng Anh ở trƣờng THCS
a. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và
học sinh về chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để nâng cao nhận
thức cho CBQL, GV, HS về chất lượng dạy học môn tiếng Anh như: Tổ
chức các cuộc hội thảo về chất lượng dạy học, các buổi nói chuyện
chuyên đề với sự tham gia và tư vấn của các chuyên gia về lĩnh vực
QLCL giáo dục để các CBQL, GV và HS có thể nói trao đổi trực tiếp.
b. Xây dựng qui trình dạy học
Nhà trường ban hành các văn bản hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị
trực thuộc trong trường tiến hành xây dựng các qui trình đối với công
việc được giao trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Để các qui
trình được vận hành thành công đòi hỏi các qui trình phải được xây
dựng theo mô hình IPO (Đầu vào - quá trình - đầu ra) trong đó đầu ra
của qui trình này là đầu vào của qui trình kế tiếp. Đồng thời các qui
trình dạy học còn được xây dựng trên chu trình PDCA (Plan - Do -
Check - Act).
c. Xây dựng tiêu chí đánh giá qui trình dạy học
Nhà trường xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể nhằm giúp các
thành viên trong trường thông qua việc thực hiện qui trình dạy học với
các chuẩn mực đã được xác lập sẽ dễ dàng phát hiện được lỗi xảy ra
trong quá trình thực hiện nhằm có biện pháp điều chỉnh, đồng thời giúp
cho các thành viên trong trường và phụ huynh HS nhận biết quá trình
thực hiện cũng như mức độ đạt được của các qui trình.
d. Áp dụng qui trình dạy học
Áp dụng và vận hành qui trình là công việc thiết thực, quan trọng
đối với QLCL, bởi lẽ các qui trình không được vận hành thì không có
bất kỳ ý nghĩa gì trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học
7
của nhà trường. Các qui trình đều có cơ chế vận hành và qui trình dạy
học sau khi xây dựng phải vận hành được trong môi trường cụ thể. Bên
cạnh đó, vận hành qui trình dạy học phải được thực hiện một cách đồng
bộ, trong đó các phần tử có liên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau
một cách có qui luật để tạo thành một thể thống nhất.
e. Kiểm tra - đánh giá việc thực hiện qui trình dạy học
Khi qui trình dạy học đã được vận hành, nhà trường cần tổ chức
theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của qui trình làm cơ sở
cho việc điều chỉnh nếu có lỗi xuất hiện trong quá trình vận hành cũng
như cải tiến qui trình dạy học với phương châm hướng đến thỏa mãn
nhu cầu của người học.
f. Hoàn thiện qui trình dạy học
Điều chỉnh, hoàn thiện qui trình dạy học là những hoạt động nhằm
tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và nâng cao chất
lượng dạy học của nhà trường. Trên cơ sở kết quả kiểm tra - đánh giá
qui trình dạy học, nhà trường xây dựng kế hoạch điều chỉnh và cải tiến,
tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện qui trình dạy học nhằm khắc phục
những sai sót trong qui trình để qui trình dạy học được hoàn thiện tối
ưu, phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
QLCL dạy học là mô hình quản lý theo các chuẩn mực được xác
định từ trước thông qua việc thực hiện nghiêm túc các qui trình đã được
xây dựng, đồng thời tiến hành đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn
làm cơ sở cho cải tiến thực trạng theo chuẩn. Đây là vấn đề mang tính
cần thiết và cấp bách đối với QLCL dạy học nói chung và QLCL dạy
học môn tiếng Anh nói riêng ở các trường THCS. QLCL dạy học môn
tiếng Anh của nhà trường vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện quan trọng
nhất để tạo ra những bước đột phá nâng cao chất lượng dạy học môn
tiếng Anh trong nhà trường.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
V NG LI M, TỈNH V NH LONG
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC -
ĐÀO TẠO HUYỆN V NG LI M, TỈNH V NH LONG
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long
2.1.2. Tình hình GD - ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
2.1.3. Tình hình giáo dục THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh
Long
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát
2.2.4. Tổ chức khảo sát
2.2.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
ANH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN V NG LI M, TỈNH
V NH LONG
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV dạy môn tiếng Anh, HS về tầm
quan trọng của chất lƣợng dạy học môn tiếng Anh
Hầu hết CBQL, GV dạy môn tiếng Anh và HS đều có nhận thức
tích cực về chất lượng dạy học môn tiếng Anh, theo kết quả khảo sát có
đến 67,7% CBQL, GV dạy tiếng Anh đều cho rằng chất lượng dạy học
rất quan trọng; 19,4% cho là quan trọng. Ðối với SV có 38,3% cho rằng
rất quan trọng; 29,3% cho là quan trọng. Tuy nhiên, một số CBQL, GV
dạy môn tiếng Anh và HS vẫn chưa thật sự nhận thức được tầm quan
9
trọng của chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay, có đến 3,2% ý
kiến ý kiến của CBQL, GV dạy môn tiếng Anh và 8,3% ý kiến của HS
cho rằng chất lượng dạy học là không quan trọng. Hơn nữa, còn có
1,4% ý kiến của HS không nhận thức được tầm quan trọng của chất
lượng dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS.
2.3.2. Th c trạng giảng dạy môn tiếng Anh của giáo viên các
trƣờng THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Hầu hết các CBQL, GV dạy môn tiếng Anh và HS đều đánh giá
trong quá trình giảng dạy, phần lớn các GV dạy môn tiếng Anh đã đảm
bảo kế hoạch giảng dạy theo lịch trình, nội dung này được CBQL, GV
dạy tiếng Anh, HS đánh giá cao tương đương nhau (4,35 đối với CBQL,
GV dạy tiếng Anh và 4,40 đối với HS). Tuy nhiên, việc tổ chức hình
thức làm việc nhóm cho HS; Sử dụng các phương pháp giảng dạy theo
hướng phát huy tính tích cực tự học của HS; Tổ chức và quản lý lớp
một cách khoa học, tạo được môi trường học tập tích cực của GV dạy
môn tiếng Anh chỉ được đánh giá ở mức trung bình (Điểm TBC từ 3,20
đến 3,36).
2.3.3. Th c trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh
các trƣờng THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Các CBQL, GV dạy môn tiếng Anh và HS được hỏi ý kiến về hoạt
động học tập tiếng Anh của HS đều đánh giá ở mức độ khá tốt (điểm
TBC là từ 3,30) và tất cả các ý kiến đánh giá của HS ở hoạt động này
đều cao hơn CBQL, GV dạy môn tiếng Anh. Hầu hết các nội dung khảo
sát đều được HS đánh giá ở mức khá tốt với điểm TBC từ 3,45 trở lên.
Tuy nhiên, thời gian HS tự học ở nhà không nhiều vì HS chưa xác định
được động cơ học tập rõ ràng, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng
của môn tiếng Anh.
2.3.4. Đánh giá th c trạng chất lƣợng dạy học môn tiếng Anh ở
các trƣờng THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
10
Hầu hết CBQL, GV và HS đều đánh giá chất lượng dạy học môn
tiếng Anh ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ở
mức độ khá và tốt. Có 83,9% CBQL, GV đều đánh giá từ loại khá và
tốt, 74,3% ý kiến của HS đánh giá cùng mức độ đó. Có 8,1 % ý kiến
của CBQL, GV đánh giá chất lượng dạy học của trường ở mức độ rất
tốt, còn với HS t lệ này là 8%. Bên cạnh đó, có 8% ý kiến của CBQL,
GV và 17,7 % HS được hỏi ý kiến cho rằng chất lượng dạy học môn
tiếng Anh ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long chỉ ở
mức độ trung bình và yếu.
2.4. THỰC TRẠNG QLCL DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC
TRƢỜNG THCS HUYỆN V NG LI M, TỈNH V NH LONG
2.4.1. Th c trạng công tác tổ chức nâng cao nhận thức cho
CBQL, GV, HS về chất lƣợng dạy học môn tiếng Anh
Phần lớn CBQL, GV dạy môn tiếng Anh và HS đều cho rằng công
tác tổ chức nâng cao nhận thức về chất lượng dạy học tiếng Anh trong
nhà trường chỉ ở mức độ khá với 72,6% đối với CBQL, GV và 65,4%
đối với SV. Bên cạnh đó, các ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình
chiếm t lệ tương đối cao với 16,1% cho CBQL, GV dạy môn tiếng
Anh và 24% cho HS. Ngoài ra còn có 1 ý kiến của HS đánh giá ở mức
độ yếu, chiếm t lệ 0,3%.
2.4.2. Th c trạng th c hiện các nội dung QLCL dạy học môn
tiếng Anh ở các trƣờng THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV dạy môn tiếng Anh đánh
giá thực trạng thực hiện các nội dung QLCL dạy học môn tiếng Anh ở
các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy các
trường THCS hầu như chưa triển khai các nội dung QLCL dạy học môn
tiếng Anh với kết quả đánh giá trên 72.6% ý kiến khảo sát.
2.4.3. Th c trạng th c hiện qui trình dạy học môn tiếng Anh ở
các trƣờng THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
11
Qua khảo sát, GV dạy môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện
Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long về cơ bản đã thực hiện tốt các bước trong
qui trình dạy học môn tiếng Anh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung của
qui trình dạy học môn tiếng Anh chưa được GV thực hiện đầy đủ, cụ
thể: GV chưa tiến hành kiểm tra kiến thức nền của HS trước khi bắt đầu
môn học; GV chưa tìm hiểu phong cách học của HS; GV chưa tiến hành
điều tra hứng thú học tập môn học của HS; GV chưa nghiên cứu môi
trường dạy học; GV chưa tiến hành đánh giá kiến thức HS lĩnh hội
trong và sau giờ dạy; GV chưa thu thập thông tin phản hồi từ phía HS
về hoạt động dạy học; GV chưa xây dựng kế hoạch cải tiến; GV chưa
tiến hành cải tiến sau mỗi bài, mỗi học kỳ.
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DẠY
HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN
V NG LI M, TỈNH V NH LONG
2.5.1. Mặt mạnh
Ban giám hiệu nhà trường, CBQL cũng như các GV dạy môn tiếng
Anh luôn nhận thức đúng về tầm quan trọng của tiếng Anh trong nhà
trường.
Đội ngũ GV dạy môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, năng động,
nhiệt tình, có nghiệp vụ sư phạm và thâm niên nghề nghiệp, có tinh thần
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Giáo viên dạy môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long luôn nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính năng động, tích cực học tập của HS.
2.5.2. Hạn chế
Công tác QLCL dạy học môn tiếng Anh chưa kích thích được đội
ngũ GV dạy môn tiếng Anh tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tự
học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ; một số GV trẻ còn thiếu kinh
12
nghiệm giảng dạy cả về lý thuyết lẫn thực hành. Nhà trường chưa có
các giải pháp tích cực nhằm tăng cường hoạt động tự học của HS.
Công tác QLCL hoạt động dạy học chưa đồng bộ, phần lớn còn áp
dụng mô hình quản lý theo chức năng, chưa thật sự áp dụng quản lý
theo cách tiếp cận QLCL.
Các hoạt động thực tế hỗ trợ chuyên môn tiếng Anh chưa được
quan tâm thường xuyên mà chỉ ưu tiên cho các hoạt động phân công
nhiệm vụ, thông báo chương trình, kiểm tra chuyên môn và thi cử là
thường xuyên. Bên cạnh đó, môi trường thực hành tiếng Anh dành cho
HS chưa được nhà trường quan tâm xây dựng, trong chương trình giảng
dạy còn nặng về ngữ pháp, việc thực hành các kỹ năng nghe, nói chưa
được chú trọng.
Trình độ tiếng Anh của HS không đồng đều. Một số bộ phận HS
chưa có ý thức học tập tốt, còn mang tính đối phó, không xác định động
cơ, mục tiêu, phương pháp và lập kế hoạch học tập hiệu quả dẫn đến
chất lượng học tập môn tiếng Anh chưa cao.
2.5.3. Thời cơ
Trong tiến trình hội nhập của đất nước, tiếng Anh là chìa khóa quan
trọng do đó hoạt động dạy học tiếng Anh luôn được quan tâm. Các
trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long luôn nhận được sự
quan tâm của Ủy ban nhân dân Huyện trong việc đổi mới, nâng cao chất
lượng dạy học môn tiếng Anh.
Đội ngũ CBQL các trường THCS được trẻ hoá, bổ sung đủ về số
lượng, có ý thức học tập nâng bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,
năng lực quản lý để điều hành trường ngày càng mở rộng và phát triển.
Phần lớn đội ngũ GV dạy môn tiếng Anh có tinh thần vượt khó, cầu
tiến trong học tập để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, rèn luyện
phẩm chất đạo đức tự hoàn thiện nhân cách nhà giáo, khẳng định vai trò
quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng dạy học.