Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp kích thích hứng thú của trẻ 24- 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật tại trường mầm non
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------
BẢN TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ CỦA TRẺ
24 - 36 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
TẠI TRƢỜNG MẦM NON
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. BÙI VIỆT PHÚ
Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ PHƢƠNG THẢO
Lớp : 15SMN
Đà Nẵng, 2019
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định,
tạo nên những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình
tâm lý. Bước sang tuổi ấu nhi, dưới ảnh hưởng của hoạt
động với đồ vật, ở trẻ đã xuất hiện những biến đổi về chất
quan trọng, gây nên những nét tâm lý mới quyết định đến
sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ ấu
nhi, đồng thời tạo tiền đề cho hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo.
Trẻ mầm non nói chung và trẻ giai đoạn từ 24 – 36
tháng tuổi nói riêng được coi là giai đoạn quyết định cho
cả đời người. Thông qua hoạt động với đồ vật, ngôn ngữ
của trẻ phát triển mạnh cùng với những dạng hành động tri
giác và những dạng hoạt động tư duy mới đang được hình
thành. Trẻ bắt đầu ý thức mình là một con người riêng
biệt, khác với mọi người xung quanh. Đây là bước ngoặt
quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Nếu được
giáo dục đúng đắn, kịp thời sẽ tạo động lực cho sự phát
triển tâm lý ở giai đoạn tiếp theo.
Trong hoạt động, hứng thú chính là cơ sở, điều kiện
để chủ thể nỗ lực khám phá, tích cực tìm tòi, bộc lộ và phát
triển những năng lực vốn có của mình. Hứng thú giúp chủ
thể có được khát vọng hoạt động, làm nảy sinh những xúc
cảm tích cực, tăng khả năng chú ý và sức làm việc. Dù có
gặp phải những khó khăn song nếu có hứng thú, con người
vẫn kiên trì và đạt hiệu quả cao.
Vì thế, việc hình thành và phát triển hứng thú cho
trẻ trong hoạt động với đồ vật là một nhiệm vụ vô cùng
cần thiết. Bởi trong suốt thời kỳ này, đứa trẻ luôn hướng
vào thế giới đồ vật, luôn luôn tìm hiểu, khám phá khi gặp
2
bất kỳ đồ vật nào xung quanh. Đó là những hành vi tích
cực giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ.
Tuy nhiên, do khả năng chú ý của trẻ còn kém, hay
bị xao lãng, mất tập trung bởi các tác động bên ngoài nên
hứng thú của trẻ thường không kéo dài. Hiện nay, ở trường
mầm non các giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của
việc tạo hứng thú cho trẻ. Thế nhưng thực tế nó vẫn chưa
đạt được hiệu quả nhất định. Họ đã biết cách để tạo được
hứng thú cho trẻ nhưng họ chưa biết cách nghĩ ra những
tình huống mới, hấp dẫn trẻ mà thường đi theo hướng
khác.
Cho đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn
chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài
“Biện pháp kích thích hứng thú của trẻ 24- 36 tháng tuổi
trong hoạt động với đồ vật tại trường mầm non” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất 1 số biện pháp
kích thích, nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
trong hoạt động với đồ vật, góp phần nâng cao chất lượng
tổ chức hoạt động đó ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24 –
36 tháng tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
trong hoạt động với đồ vật.
4. Giả thuyết khoa học
Đề tài đã đề xuất được 1 số biện pháp. Nếu trong
quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật mà giáo viên biết
3
vận dụng những biện pháp này thì sẽ nâng cao được hứng
thú của trẻ trong hoạt động này ở trường mầm non Hoa
Ban nói riêng cũng như các trường mầm non nói chung.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi về không gian
Trường mầm non Hoa Ban, Thành phố Đà Nẵng
5.2. Phạm vi về thời gian
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019
5.3. Phạm vi về độ tuổi
Trẻ 24-36 tháng tuổi
5.4. Phạm vi về nội dung
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi
chỉ nghiên cứu một số biện pháp kích thích nâng cao hứng
thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ
vật ở trường mầm non Hoa Ban thuộc quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của biện pháp kích thích
nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt
động với đồ vật ở trường mầm non.
- Điều tra thực trạng biện pháp kích thích nâng cao
hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ
vật ở trường mầm non Hoa Ban thuộc quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp kích
thích nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong
hoạt động với đồ vật ở trường mầm non.
4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát
những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể hóa
lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp theo dõi,
ghi chép, chụp ảnh, quay băng hình những biểu hiện hứng
thú của trẻ cũng như biện pháp tổ chức hoạt động với đồ
vật của giáo viên ở trường mầm non Hoa Ban. Cụ thể:
- Tiến hành dự giờ tổ chức hoạt động tự do với đồ
vật của giáo viên ở một số lớp nhà trẻ tại trường.
- Ghi chép, chụp ảnh và quay băng hình các biểu
hiện hứng thú của trẻ và các biện pháp mà giáo viên đã sử
dụng.
- Xử lý các thông tin thu được.
7.2.2. Phương pháp điều tra viết
Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên mầm non
nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong phụ lục.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với trẻ, với phụ huynh và giáo viên mầm
non để tìm hiểu, làm sáng tỏ các thông tin liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm
chứng hiệu quả của các biện pháp đề xuất và đối chiếu với
giả thuyết khoa học đề xuất.
5
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm MS Excel để xử lý các số liệu đã
thu thập được.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài
liệu tham khảo, phần phụ lục, nội dung chính của đề tài
gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ 24 –
36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm
non
Chƣơng 2: Thực trạng hứng thú của trẻ 24 – 36
tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm non
Hoa Ban quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Biện pháp kích thích hứng thú của trẻ
24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường
mầm non
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ CỦA TRẺ 24-36
THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1944 tác giả A.F.Bêliep tiến hành thành công
luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của
luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú
trong tâm lý học.
Ovide Decroly (1871 – 1932) - bác sĩ và nhà tâm lý
người Bỉ khi nghiên cứu về khả năng tập đọc và tập làm
tính của trẻ đã xây dựng học thuyết về những trung tâm
hứng thú và về lao động tích cực.
Năm 1955, A.P.Ackhadop có công trình nghiên
cứu về sự phụ thuộc của tri thức học viên với hứng thú
học tập. Kết quả cho thấy tri thức của học viên có mối
quan hệ khăng khít với hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu
biết nhất định về môn học được xem là một tiền đề cho sự
hình thành hứng thú đối với môn học.
Năm 1979, nhà tâm lý học Pháp J.B.Dupont có tác
phẩm “Tâm lý học hứng thú”. Trong đó, tác giả thể hiện
hướng nghiên cứu hứng thú như một khuynh hướng, một
nguyện vọng, một xu hướng.
I.K. Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú
cùng với lứa tuổi”. Từ những năm 1931, ông đã đưa ra
quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng
bảng câu hỏi.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
7
Tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu
về hứng thú cụ thể như sau:
Năm 1972, tác giả Nguyễn Hải Khoát có công trình
nghiên cứu “Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh”.
Năm năm sau, Phạm Huy Thụ trong Luận văn “Hiện trạng
hứng thú học tập các môn học của học sinh cấp 2 một số
trường tiên tiến” đã điều tra hứng thú học tập các môn của
3 trường tiên tiến và đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm
nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
Ngoài những công trình nghiên cứu về hứng thú
của học sinh hay hứng thú của người lớn trong công việc
thì còn có những công trình nghiên cứu về hứng thú của
trẻ em như :
Có khá nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hứng
thú của trẻ mầm non. Cụ thể: năm 1998, Đặng Thị Sáu
với đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú đối với trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi. Tác giả Đỗ Thị
Mỹ Đình đã từng nghiên cứu “Một số thủ thuật kích thích
hứng thú học tập của trẻ đối với loại tiết học làm quen với
thực vật ở lớp mẫu giáo lớn”. Hoàng Thị Hoài với nghiên
cứu “Tìm hiểu một vài thủ thuật nhằm kích thích hứng thú
học tập của trẻ 5 – 6 tuổi trong tiết học làm quen với môi
trường xung quanh”.
Năm 2004, TS Hoàng Thị Oanh đã khảo sát mức
độ hứng thú của trẻ đối với từng loại trò chơi (vận động,
học tập, …) trong đề tài “Tìm hiểu thực trạng hứng thú
với hoạt động chơi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn”. Tạ Thị
Huyền với đề tài “Một số biện pháp nâng cao hứng thú
cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình”.
Năm 2007, Trần Thị Hồng Minh với đề tài “Nghiên
cứu hứng thú của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với môi trường xung quanh”.
8
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Khái niệm hứng thú
Có rất nhiều cách định nghĩa hứng thú theo các
khuynh hướng khác nhau. Cho đến nay khó có thể có một
khái niệm duy nhất, chung về hứng thú.
Qua tìm hiểu và dựa trên một số quan niệm trên về
hứng thú, tôi sử dụng định nghĩa của nhóm tác giả Nguyễn
Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang về hứng
thú như sau: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân
đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc
sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động”.
1.2.2. Kích thích
Theo từ điển bách khoa toàn thư, kích thích là sự
nâng cao mức năng lượng so với một trạng thái năng
lượng cơ bản tùy ý. Trong vật lý có một định nghĩa kỹ
thuật cụ thể cho mức năng lượng mà thường được gắn với
một nguyên tử được nâng lên trạng thái kích thích. Hiểu
một cách khoa học, kích thích là tác động vào giác quan
hoặc hệ thần kinh có tác dụng thúc đẩy, làm cho hoạt động
mạnh hơn.
1.2.3. Hoạt động với đồ vật
Hoạt động với đồ vật là hoạt động của trẻ với thế
giới đồ vật xung quanh nhằm tìm hiểu, khám phá những
đặc tính của đồ vật và các chức năng cũng như công dụng
của chúng đồng thời cùng một lúc trẻ nắm được phương
thức sử dụng đồ vật theo kiểu Người.
1.2.4. Kích thích hứng thú của trẻ trong hoạt động với
đồ vật
Dựa vào các khái niệm trên, ta có thể rút ra rằng
kích thích hứng thú của trẻ trong hoạt động với đồ vật là tác
9
động vào giác quan hoặc hệ thần kinh để thúc đẩy, làm cho
quá trình hoạt động với đồ vật của trẻ diễn ra hiệu quả hơn.
1.3. Lý luận về hứng thú của trẻ mầm non
1.3.1. Ý nghĩa của hứng thú đối với con người
Hứng thú có ý nghĩa quan trọng đối với con người
nói chung và đối với trẻ em nói riêng. Nó làm nảy sinh
khát vọng được hoạt động. Đồng thời, nó là động lực thúc
đẩy con người say mê hoạt động, hoạt động một cách sáng
tạo, làm tăng sức lực làm việc và hiệu quả của hoạt động.
Hứng thú có vai trò thúc đẩy, nâng cao quá trình
nhận thức của con người. A.P.Uxôva đã nhấn mạnh vai trò
của hứng thú trong quá trình dạy học như sau: trẻ chỉ có
thể nhận thức được một cách có hệ thống các kiến thức,
kỹ năng khi mà giờ học làm cho các em hứng thú và gây
ra xúc cảm tích cực.
Đối với trẻ mầm non, hứng thú giúp các em tham
gia hoạt động cách tự giác, tích cực và thoải mái hơn. Nhờ
có hứng thú các em còn phát huy được tính sáng tạo của
mình trong quá trình tìm hiểu khám phá, tham gia các hoạt
động.
Ngoài ra, hứng thú còn giúp cho việc tự giáo dục
trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với trẻ
mầm non, thông qua việc hình thành và phát triển hứng
thú cho trẻ, trẻ sẽ được tự mình trải nghiệm, thực hành,
khám phá thế giới đồ vật xung quanh. Qua đó, nhân cách
trẻ dần dần được hình thành, làm nền tảng cho sự phát
triển toàn diện của trẻ.
1.3.2. Cấu trúc của hứng thú
Tôi cho rằng, hứng thú là sự kết hợp của ba thành
tố: xúc cảm, nhận thức và hoạt động. Trước hết, hứng thú
là thái độ, tình cảm đặc biệt của chủ thể dành cho đối
tượng. Cũng giống như M.G.Marozova tôi cho rằng, xúc
10
cảm với đối tượng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất
trong cấu trúc của hứng thú. Đó là sự thích thú với đối
tượng và làm nảy sinh ham muốn được hoạt động chiếm
lĩnh đối tượng. Đó là thái độ, cái nhìn đầu tiên của chủ thể
với đối tượng. Tuy nhiên, những cảm xúc đó phải là “cảm
xúc tích cực, bền vững của cá nhân với đối tượng mới có
thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được, một mặt
của hứng thú” [1,227].
Bất kỳ hứng thú nào cũng đều bao hàm khía cạnh
nhận thức. Không có nhận thức thì không có hứng thú.
Khi bản thân trẻ thích thú với một đối tượng, chúng sẽ
mong muốn được tìm hiểu,khám phá và tìm cách để được
hoạt động với đối tượng đó. Càng nhận thức sâu sắc, tỉ mỉ
về đối tượng và được trực tiếp trải nghiệm bao nhiêu thì
hứng thú càng bền vững bấy nhiêu.
1.3.3. Phân loại hứng thú
Có rất nhiều cách phân loại hứng thú theo các chiều
hướng khác nhau:
Từ điển tâm lý phân chia hứng thú thành 2 loại là
hứng thú trực tiếp – hứng thú do tính chất lôi cuốn của đối
tượng tạo nên và hứng thú gián tiếp đối với đối tượng và
công cụ để đạt được mục đích hoạt động.
Chúng ta cũng có thể phân loại theo các mức độ
của hứng thú:
Nếu xét theo bề rộng chúng ta có thẻ chia làm
hai loại: hứng thú rộng – là hứng thú đối với nhiều lĩnh
vực khác nhau nhưng không sâu; hứng thú hẹp – là hứng
thú đi sâu vào một hoặc một vài lĩnh vực nhất định.
Xét độ sâu của hứng thú, cũng có 2 loại: hứng thú sâu
– là hứng thú đối với bản chất, các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng và được biểu hiện ở sự chủ động, tích cực
trong hoạt động; hứng thú nông – là hứng thú không đi sâu
11
vào cái bản chất của các đối tượng, biểu hiện ở sự không tích
cực, không sáng tạo, hoạt động mang tính chất đơn điệu.
Ngoài ra chúng ta còn có thể phân loại hứng thú
theo độ bền vững thành 2 loại là hứng thú bền vững – là
loại hứng thú tồn tại trong thời gian dài và không bị phụ
thuộc vào các điều kiện khách quan và loại hứng thú
không bền vững – là loại hứng thú tồn tại trong thời gian
ngắn và chịu sự chi phối của các tác động bên ngoài. Hay
theo mức độ hiệu lực, là hứng thú tích cực – là hứng thú
gây ra một phản ứng tích cực nào đó dẫn đến hành động
chiếm lĩnh đối tượng và hứng thú thụ động – là hứng thú
có tính chiêm ngưỡng, dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn
(thể thao, âm nhạc…).
1.3.4. Đặc điểm hứng thú của trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Các nghiên cứu đã cho thấy, hứng thú của trẻ 24 –
36 tháng tuổi có một số những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hứng thú của trẻ mầm non nói chung và
của trẻ ấu nhi nói riêng xuất hiện nhanh chóng và cũng
không kéo dài lâu. Trẻ dễ bị phân tán, dao động, sự di
chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác không
rõ nguyên nhân. Trẻ chưa điều khiển được chú ý của
mình. Tính không chủ định cao nếu đồ vật thiếu hấp dẫn
và các kích thích tác động không đủ mới lạ và đủ mạnh.
Trẻ chưa có khả năng di chuyển chú ý theo ý muốn và
chưa làm chủ được chú ý của mình.
Do đó, hứng thú của trẻ trong độ tuổi này thường
không kéo dài, trẻ dễ bị phân tán và mất tập trung nếu xuất
hiện các kích thích phản diện – các kích thích gây mất
hứng thú ở trẻ trong hoạt động.
Thứ hai, tính hấp dẫn bên ngoài của đối tượng (màu
sắc, hình dáng, chất liệu, âm thanh, chuyển động…) là yếu
tố gây nên hứng thú ban đầu cho trẻ.
12
Trẻ ấu nhi thường hứng thú bởi quá trình hoạt động
với đồ vật. Trẻ thường hứng thú với một đối tượng nào đó
khi đối tượng đó gây kích thích mạnh, gây sự ngạc nhiên.
Hứng thú của trẻ ấu nhi còn phụ thuộc vào đặc
điểm khí chất của từng trẻ. Khí chất là cách thức đặc trưng
mà trẻ nhận thức thế giới xung quanh và tồn tại trong thế
giới đó. Nó có cơ sở sinh lý là các kiểu hình thần kinh,
quy định nhịp độ, tốc độ của các hoạt động tâm lý. Khí
chất chính là nguyên nhân gây ra sự khác biệt rõ rệt trong
những đặc điểm bên ngoài của hành vi con người.
Hứng thú của trẻ nhỏ còn phụ thuộc vào thái độ,
cách hướng dẫn, gợi ý của người lớn. Lúc này, người lớn
đóng vai trò là người tổ chức mối quan hệ giữa trẻ với thế
giới đồ vật như đưa đồ chơi đến cho trẻ, chỉ cho trẻ những
điểm thú vị mà đồ vật đó mang lại, hướng dẫn trẻ cách
chơi…
1.4. Lý luận về hoạt động với đồ vật của trẻ 24 – 36
tháng tuổi
1.4.1.Ý nghĩa của hoạt động với đồ vật đối với sự
phát triển của trẻ
Hoạt động với đồ vật đóng vai trò là hoạt động chủ
đạo của trẻ ấu nhi. Hoạt động với đồ vật chi phối toàn bộ
đời sống của trẻ, gây ra những biến đổi về chất, tạo nên
những nét tâm lý mới có ảnh hưởng quyết định đến sự
hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ ấu nhi.
Hoạt động với đồ vật còn được sử dụng là phương tiện
giáo dục và phát triển trẻ lứa tuổi ấu nhi. Hoạt động với đồ
vật giúp phát triển nhận thức cho trẻ ấu nhi. Hoạt động với
đồ vật còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Thông qua hoạt động này, ngôn ngữ của trẻ phát triển rất
nhanh theo 2 hướng: nghe hiểu lời nói và hình thành ngôn
ngữ (nói) tích cực của trẻ. Ngoài ra, hoạt động với đồ vật
13
còn giúp trẻ biết cách bảo quản, giữ gìn các đồ vật, nắm
được các quy tắc ứng xử với đồ vật trong cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày.
1.4.2. Quá trình trẻ hoạt động với đồ vật
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Đ.B.Elcônhin, hoạt
động với đồ vật của trẻ trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Trẻ thực hiện hoạt động với đồ
vật cùng người lớn
Giai đoạn thứ hai, trẻ tự thực hiện những công
đoạn còn lại của hành động và kết thúc hành động, khi trẻ
đã nắm được kỹ năng hành động với đồ vật.
Giai đoạn thứ ba, trẻ tự thực hiện hành động theo
sự hướng dẫn của người lớn. Lúc này trẻ tự ngồi vào bàn
ăn, người lớn làm mẫu các thao tác hành động, còn trẻ tự
thực hiện các thao tác hành động theo mẫu.
Giai đoạn thứ tư, khi trẻ tự thực hiện toàn bộ các
thao tác hành động một mình, người lớn chỉ dẫn cho trẻ
từng bước của hành động.
1.4.3. Nội dung hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36
tháng tuổi ở trường mầm non
Đối với trẻ ấu nhi, nội dung hoạt động với đồ vật
được tiến hành theo các chủ đề gần gũi như chủ đề bản
thân, gia đình, thế giới thực vật, thế giới động vật, nghề
nghiệp… Một số nội dung hoạt động với đồ vật chủ yếu
của trẻ ấu nhi bao gồm:
+ Trò chơi thao tác với đồ vật, đồ chơi bao gồm
một số nội dung như:
Xếp hình:
Nhận biết, phân biệt: Hình dạng: tròn, vuông;
màu sắc: xanh, đỏ, vàng; kích thước: to, nhỏ.
Xâu hạt: xâu hạt thành chuỗi; xâu hạt thành
chuỗi theo mẫu