Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò chơi vận động.
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1934

Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò chơi vận động.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

----------------

TRẦN THỊ QUỲNH LAN

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG

THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI

TRONG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công

trình nào khác.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

Tác giả

Trần Thị Quỳnh Lan

LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của

cô Th.S Phan Thị Nga – người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành

luận văn này.

Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: các

thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục mầm non – Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu. Ban giám hiệu, tập thể các cô giáo cùng các cháu lớp

mẫu giáo nhỡ trường mầm non 19/5 – Đà Nẵng; trường mầm non

29/3 – Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em tiến hành nghiên

cứu và thực nghiệm để hoàn thành luận văn của mình.

Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các anh, chị đồng nghiệp và

bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian vừa

qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2015

Tác giả

Trần Thị Quỳnh Lan

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3

3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 3

3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3

6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài ...................................... 3

6.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo

4-5 tuổi trong trò chơi vận động ở một số trường mầm non tại Đà Nẵng ............... 3

6.3. Đề xuất biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò

chơi vận động và thực nghiệm sư phạm .................................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3

7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận ............................................................. 3

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................... 3

7.2.1. Phương pháp quan sát ................................................................................ 3

7.2.2. Phương pháp đàm thoại .............................................................................. 4

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket .............................................................. 4

7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................... 4

7.2.5. Phương pháp thống kê toán học ................................................................. 4

8. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 4

9. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 4

PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................................ 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG ............... 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ..................................................... 6

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước ..................................................... 10

1.2. Các khái niệm công cụ .................................................................................... 14

1.2.1. Khái niệm kích thích ................................................................................. 14

1.2.2. Khái niệm hứng thú .................................................................................. 14

1.2.3. Khái niệm kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò chơi

vận động ............................................................................................................. 20

1.2.4. Khái niệm trò chơi vận động .................................................................... 20

1.2.5. Khái niệm biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

trong trò chơi vận động ...................................................................................... 20

1.3. Những vấn đề lý luận liên quan đến việc kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo

4-5 tuổi trong trò chơi vận động ............................................................................ 21

1.3.1. Các vấn đề về hứng thú của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ................................ 21

1.3.2 Trò chơi vận động đối với việc kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 – 5

tuổi ...................................................................................................................... 35

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG

THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Ở

MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON ........................................................................... 43

2.1. Khái quát về quá trình điều tra thực trạng ...................................................... 43

2.1.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 43

2.1.2. Nội dung điều tra ...................................................................................... 43

2.1.3. Đối tượng điều tra .................................................................................... 43

2.1.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 43

2.1.5. Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 4-5

tuổi ...................................................................................................................... 44

2.2. Kết quả điều tra ............................................................................................... 45

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc kích thích hứng thú cho trẻ

mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi vận động ...................................................... 45

2.2.2 Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khi tham gia trò

chơi vận động ..................................................................................................... 54

2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên .................................................................... 57

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................. 57

2.3.2. Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 57

Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ CHO TRẺ

MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀ THỰC

NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................................. 59

3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

trong trò chơi vận động .......................................................................................... 59

3.1.1. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non .................................................. 59

3.1.2. Căn cứ vào quan điểm giáo dục mầm non ............................................... 60

3.1.3. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ................................................. 62

3.1.4. Căn cứ vào đặc thù của trò chơi vận động .............................................. 63

3.1.5. Căn cứ vào thực trạng sử dụng biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ

mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò chơi vận động ........................................................ 64

3.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

trong trò chơi vận động .......................................................................................... 64

3.3. Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò chơi vận

động ....................................................................................................................... 64

3.3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn trò chơi vận động mới lạ, hấp dẫn, phù

hợp với khả năng của trẻ .................................................................................... 64

3.3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường chơi mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia

vào trò chơi vận động ......................................................................................... 65

3.3.3. Biện pháp 3: Đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú và hấp dẫn trẻ ....... 66

3.3.4. Biện pháp 4: Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, hợp tác giữa trẻ với

trẻ và giữa trẻ với giáo viên trong quá trình tham gia vào trò chơi vận động .. 67

3.4. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................... 68

3.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm ............................................................. 68

a. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 69

b. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 69

c. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ................................................ 70

d. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................. 71

e. Quy trình thực nghiệm .................................................................................... 71

f. Cách đánh giá kết quả ..................................................................................... 71

g. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................... 72

3.4.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 73

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ............................................ 87

1. Kết luận .............................................................................................................. 87

2. Một số kiến nghị sư phạm ................................................................................. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Giáo dục mầm non : GDMN

2. Trò chơi vận động : TCVĐ

3. Giáo viên : GV

4. Trò chơi : TC

5. Trường mầm non : TMN

6. Mẫu giáo : MG

7. Tính tích cực vận động : TTCVĐ

8. Đối chứng : ĐC

9. Thực nghiệm : TN

10. Trước thực nghiệm : TTN

11. Sau thực nghiệm : STN

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả nhận thức của GV về vai trò của hứng thú trong TCVĐ .... 45

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú của trẻ trong TCVĐ

................................................................................................................................... 46

Bảng 2.3: Kết quả hiểu biết của GV về biểu hiện hứng thú của trẻ trong TCVĐ

................................................................................................................................... 47

Bảng 2.4: Kết quả hiểu biết của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú của

trẻ trong TCVĐ ....................................................................................................... 48

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về những vấn đề mà GV quan tâm khi tổ chức

TCVĐ để kích thích hứng thú cho trẻ MG 4-5 tuổi ............................................. 49

Bảng 2.6: Kết quả những biện pháp GV sử dụng để kích thích hứng thú cho trẻ

trong TCVĐ ............................................................................................................. 51

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 - 5 tuổi

khi tham gia TCVĐ ................................................................................................. 54

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 - 5 tuổi

trong TCVĐ qua từng tiêu chí ............................................................................... 55

Bảng 3.1: Kết quả mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 – 5 tuổi trong

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN ........................................... 73

Bảng 3.2: Kết quả biểu hiện xúc cảm của trẻ MG 4-5 tuổi trong TCVĐ ở 2

nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN .............................................................. 74

Bảng 3.3: Kết quả thái độ của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia TCVĐ ở 2 nhóm

ĐC và TN trước khi tiến hành TN ......................................................................... 75

Bảng 3.4: Kết quả tính tích cực hoạt động của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN ........................................... 76

Bảng 3.5: Kết quả mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 – 5 tuổi trong

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN ............................................... 78

Bảng 3.6: Kết quả biểu hiện xúc cảm của trẻ MG 4-5 tuổi trong TCVĐ ở 2

nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN .................................................................. 79

Bảng 3.7: Kết quả thái độ của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia TCVĐ ở 2 nhóm

ĐC và TN sau khi tiến hành TN ............................................................................ 80

Bảng 3.8: Kết quả tính tích cực hoạt động của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN ............................................... 81

Bảng 3.9: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC ......................................... 82

Bảng 3.10: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN .................................... 83

Bảng 3.11: Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ................ 84

Bảng 3.12: Kiểm định kết quả TN nhóm TN trước TN và sau TN ................. 84

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kết quả nhận thức của GV về vai trò của hứng thú trong TCVĐ

.................................................................................................................................. 46

Biểu đồ 2.2: Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú của trẻ trong

TCVĐ....................................................................................................................... 47

Biểu đồ 2.3: Kết quả hiểu biết của GV về biểu hiện hứng thú của trẻ trong

TCVĐ....................................................................................................................... 48

Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh hiểu biết GV về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú

của trẻ trong TCVĐ ............................................................................................... 49

Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về những vấn đề mà GV quan tâm khi tổ chức

TCVĐ để kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ................................ 50

Biểu đồ 2.6: Kết quả những biện pháp GV sử dụng để kích thích hứng thú cho

trẻ trong TCVĐ ....................................................................................................... 52

Biểu đồ 2.7: Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 - 5 tuổi

khi tham gia TCVĐ ................................................................................................. 54

Biểu đồ 2.8: Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4-5 tuổi

trong TCVĐ qua từng tiêu chí ............................................................................... 56

Biểu đồ 3.1: Kết quả mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 – 5 tuổi trong

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN ........................................... 73

Biểu đồ 3.2: Kết quả biểu hiện xúc cảm của trẻ MG 4-5 tuổi trong TCVĐ ở 2

nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN .............................................................. 75

Biểu đồ 3.3: Kết quả thái độ của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia TCVĐ ở 2 nhóm

ĐC và TN trước khi tiến hành TN ......................................................................... 76

Biểu đồ 3.4: Kết quả tính tích cực hoạt động của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN ........................................... 77

Biểu đồ 3.5: Kết quả mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ MG 4 – 5 tuổi trong

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN ............................................... 78

Biểu đồ 3.6: Kết quả biểu hiện xúc cảm của trẻ MG 4-5 tuổi trong TCVĐ ở 2

nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN .................................................................. 79

Biểu đồ 3.7: Kết quả thái độ của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia TCVĐ ở 2 nhóm

ĐC và TN sau khi tiến hành TN ............................................................................ 80

Biểu đồ 3.8: Kết quả tính tích cực hoạt động của trẻ MG 4-5 tuổi khi tham gia

TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành TN ............................................... 81

Biểu đồ 3.9: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC .................................... 82

Biểu đồ 3.10: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN ................................ 83

1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Kêu gọi thiếu nhi – Hồ Chí Minh)

Ở câu thơ trên, Bác Hồ đã diễn tả rất đúng trạng thái lứa tuổi tâm sinh lý trẻ

em: giai đoạn mới bắt đầu, hồn nhiên, trong sáng và thể hiện thái độ trân trọng,

nâng niu, quý mến trẻ em của Bác Hồ. Từ xa xưa, Bác Hồ đã đề cao vai trò quan

trọng của trẻ em: “Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi.” (Gửi các cháu

miền Nam). Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc

bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng một người mà của

toàn xã hội và của cả nhân loại.

GDMN là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí

quan trọng. GDMN có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho

việc hình thành nhân cách con người. Con người đó phải là con người có sức khỏe,

con người công nghệ, con người tri thức là mô hình nhân cách con người Việt Nam

mà giáo dục phải đào tạo ra. Như vậy, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những

yêu cầu mới của xã hội phải rèn luyện con người có phẩm chất, năng lực, vừa

“hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn. GDMN là bậc thang đầu tiên, làm

nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời với mục tiêu: “Giúp trẻ em

phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của

nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [15, 1]. Trong quá trình phát triển

trí tuệ cho trẻ, việc kích thích hứng thú cho trẻ rất quan trọng.

Hứng thú là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ tích cực nhận

thức. Hứng thú tạo điều kiện cho trẻ tích cực, nỗ lực khám phá, bộc lộ hết những

năng lực vốn có của mình. Hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và

đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực (hài lòng, phấn khởi, yêu

thích,…), nâng cao sức tập trung chú ý và khả năng làm việc. Khi được làm việc

phù hợp với hứng thú, dù phải vượt khó khăn, con người vẫn cảm thấy thoải mái và

2

đạt hiệu quả cao. Hứng thú được ví như bàn tay của người nghệ sĩ có khả năng gõ

vào những phím đàn năng lực vốn có của con người để tạo ra những âm thanh tuyệt

diệu của hiệu quả hoạt động nhận thức của con người. Đúng vậy, trong bất cứ một

công việc gì nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt

động, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động có sáng tạo. Ngược lại, nếu

hứng thú không được thỏa mãn sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Hứng thú làm nảy sinh

khát vọng hành động, hứng thú sâu sắc tạo ra nhu cầu gay gắt của cá nhân, cá nhân

thấy cần phải hành động để thỏa mãn hứng thú. Như Usinxki đã nói: “Một sự học

tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả và chỉ tiến hành bằng sức mạnh cưỡng bức thì

sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của người học. Nó sẽ làm cho óc sáng tạo của

người học thêm mai một, nó sẽ làm cho người ta thờ ơ với hoạt động này”. [17, 5]

TCVĐ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. TCVĐ tác động

lên nhiều nhóm cơ, làm tăng cường quá trình trao đổi chất, hình thành các thói quen

vận động cho trẻ. Đồng thời, TCVĐ còn làm thõa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ,

đem lại sự vui sướng, hứng khởi cho trẻ khi tham gia vào TC. Từ đó, giúp trẻ hứng

thú, tích cực tham gia vào các hoạt động tiếp theo. [22, 16]

TCVĐ là hoạt động cần thiết hằng ngày đối với trẻ em, thường được kết hợp

trong tiết học nhằm lấy lại hứng thú cho trẻ tiếp tục tích cực tham gia vào hoạt động

để tiết học đạt hiệu quả cao hơn. TCVĐ có thể dùng để tổ chức, nghỉ ngơi tích cực

sau tiết học, giúp cho cơ thể năng động lên trong các hoạt động của trẻ như: đón trẻ,

hoạt động học, đi dạo, vui chơi, hoạt động buổi chiều, giờ trả trẻ. Vì thế, TCVĐ

chiếm vị trí quan trọng đối với việc kích thích hứng thú cho trẻ. [30, 17]

Thực tế ở nhiều TMN hiện nay, GV thường xuyên tổ chức TCVĐ cho trẻ

nhưng đa số chưa chú trọng đến hình thức, phương pháp và khâu tổ chức nên hiệu

quả mà trẻ đạt được chưa cao.

Là GV mầm non, chúng tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp kích thích hứng

thú cho trẻ trong TCVĐ một cách có hiệu quả nhất. Với những nguyên nhân trên,

chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu

giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi vận động”.

3

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và xây dựng biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ MG 4 - 5 tuổi

trong TCVĐ, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động đó ở TMN.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức TCVĐ cho trẻ MG 4 - 5 tuổi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ MG 4 - 5 tuổi trong TCVĐ.

4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ MG 4 - 5 tuổi trong TCVĐ

ở một số TMN trên thành phố Đà Nẵng.

5. Giả thuyết khoa học

Mức độ hứng thú của trẻ 4 - 5 tuổi trong TCVĐ ở TMN hiện nay còn hạn

chế do nhiều nguyên nhân. Nếu GV sử dụng các biện pháp hợp lý, khoa học nhằm

khơi gợi sự tự giác, tích cực và nỗ lực giải quyết nhiệm vụ của trẻ 4 – 5 tuổi khi

tham gia vào TCVĐ thì sẽ kích thích hứng thú của trẻ.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

6.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ

mẫu giáo 4-5 tuổi trong trò chơi vận động ở một số trường mầm non tại Đà

Nẵng

6.3. Đề xuất biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

trong trò chơi vận động và thực nghiệm sư phạm

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận

Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa

những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!