Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Biện pháp khẩn cấp tạm thời - phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ HỒNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Lê Hồng Sơn
Lớp: Cao học Luật, An Giang khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Biện pháp khẩn
cấp tạm thời - Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” là công trình nghiên cứu
do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Văn Tiến.
Các thông tin, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Hồng Sơn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 BLDS Bộ luật Dân sự năm 2015
2 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
3 BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUYỀN YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN
CẤP TẠM THỜI LÀ PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ..
.................................................................................................................................6
1.1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ .................................................................................6
1.2. Căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ .............................................................................................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................24
CHƯƠNG 2. THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP
KHẨN CẤP TẠM THỜI LÀ PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ
NGHĨA VỤ ...........................................................................................................25
2.1. Xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ ......................................................................................25
2.2. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ....................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................44
KẾT LUẬN...........................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những quy định pháp lý có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự, đương sự có
yêu cầu Tòa án phải ban hành quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn
cấp tạm thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự nhằm bảo vệ chứng cứ
hoặc để bảo đảm thi hành án. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật
Tố tụng dân năm 2015, trong đó có biện pháp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ” quy định tại khoản 11 Điều 114 BLTTDS, được quy định cụ thể tại Điều 126 của
BLTTDS, được áp dụng nhiều trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự. Việc áp dụng
quy định này đã đảm bảo có hiệu quả trong thời gian Tòa án giải quyết vụ án như kịp
thời giữ được tài sản để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, đảm bảo cho việc
giải quyết vụ án, đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, qua thời gian công tác thực tiễn tại
Tòa án nhân dân, tác giả nhận thấy việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ trong giải quyết vụ án dân sự có những vướng mắc do quy định
của pháp luật không phù hợp thực tiễn hoặc pháp luật chưa quy định. Cụ thể:
Thứ nhất, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ không cung cấp đầy đủ về nguồn gốc tài sản của
người có nghĩa vụ.
Thứ hai, về ủy quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ.
Thứ ba, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong trường hợp người có
nghĩa vụ bị tuyên bố người vắng mặt tại nơi cư trú.
Thứ tư, về yêu cầu, kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thứ năm, về cùng một tài sản nhưng có nhiều đương sự cùng yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Thứ sáu, về xác định giá trị tài sản phong tỏa.
Thứ bảy, về yêu cầu sửa đồi, bổ sung đơn yêu cầu, chứng cứ chứng minh cho
việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ.
2
Thứ tám, về phong tỏa tài sản có giá trị cao hơn nghĩa vụ của người bị áp
dụng BPKCTT và các bất cập khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ, tác giả lựa chọn đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ có nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể ra như sau:
- Trường Đại học Luật TPHCM (2017), “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt
Nam”, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam. Trong giáo trình này đã có sự phân
tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến áp dụng BPKCTT là “Phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ”. Tuy nhiên, do giáo trình nghiên cứu về lý luận nên về bất cập
và thực tiễn chưa được đề cập.
- Trường Đại học Luật TPHCM, (2016, Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên),
NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Trong công trình này, các tác giả đã phân
tích về các điểm mới của BLTTDS năm 2015. Đây là nguồn nhận thức quan trọng
để tác giả triển khai đề tài.
- Đỗ Thị Thúy, “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định của
BLTTDS năm 2015”, tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. Bài viết này là một sự ghi
nhận trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn và chỉ ra những vướng mắc đối với một
số loại tài sản là nhà đất, tài sản chung không phân chia, có lẽ đây là bài viết mang
tính chất định hướng tham khảo sâu hơn về quy định đối với BPKCTT “Phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ”. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ
dừng lại ở phân tích vướng mắc đối tài sản chung mà chưa có sự phân tích chi tiết
từng nội dung của vấn đề này.
- Nguyễn Thành Duy, “Một số vấn đề về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự
trên thực tiễn”, bài đăng trên cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao. Bài
viết này nghiên cứu các trường hợp thay đổi, hủy bỏ áp dụng biện pháp phong tỏa,
khoản tiền nộp đảm bảo, giải quyết khiếu nại. Đây là cơ sở tham khảo định hướng
cho việc nghiên cứu toàn diện hơn về biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ trong BLTTDS.
3
- Ngọc Trâm “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc thực hiện biện
pháp bảo đảm tại phiên tòa trong tố tụng dân sự” của tác giả Ngọc Trâm, bài đăng
trên tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. Bài viết tập trung phân tích vướng mắc về việc
thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết
định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng
cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào
phòng nghị án.
Nhìn chung, các nguồn tư liệu nghiên cứu ở những vấn đề, khía cạnh pháp lý
khác nhau cho từng nội dung liên quan đến biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ là một vấn đề cần thiết được nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình trên hiện
chỉ nghiên cứu dưới dạng ghi nhận những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật
cho từng lĩnh vực. Đồng thời, do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu lực
pháp luật nhưng đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu từng quy định cụ thể về biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và thực tế vấn đề này hiện nay chưa
được nghiên cứu một cách chuyên sâu dưới dạng đề tài Luận văn Thạc sĩ. Do đó, trên
cơ sở sử dụng những kiến thức từ lý luận và thực tiễn thông qua các nguồn tài liệu
được nêu, người viết sẽ đúc kết một số kiến thức nhất định về đề tài, đồng thời vận
dụng khả năng nghiên cứu của bản thân đi vào phân tích chuyên sâu về biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Qua đó, người viết đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật về BPKCTT là phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, thực tiễn áp dụng quy định này, công trình chỉ ra
những bất cập của luật, vướng mắc khi áp dụng về phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ nhằm đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Phân tích quy định của pháp luật về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ