Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng đối với tổ trưởng chuyên môn tại trường trung học phổ thông lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với Tổ
trưởng chuyên môn tại trường Trung học phổ
thông Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội
Measures of Principals in directing professional group leaders at Ly Thuong Kiet High School,
Long Bien, Ha Noi
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 110 tr. +
Giang Thị Thu Hà
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn của Hiệu
trưởng trong trường trung học phổ thông (THPT). Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác
quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với Tổ trưởng chuyên môn trong hoạt động tổ chuyên
môn tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo
của Hiệu trưởng đối với Tổ trưởng chuyên môn để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên
môn tại Trường THPT Lý Thường Kiêt, Long Biên, Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo dục trung học; Hiệu trưởng; Biện pháp chỉ đạo; Tổ
trưởng chuyên môn
Content.
1. Lý do chọn đề tài
- Khách quan: Hoạt động của tổ CM ở trường THPT có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy và GD của nhà trường. Tổ CM là đầu mối QL mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung
dựa vào đó để QL nhà trường nhất là hoạt động GD, dạy học và hoạt động sư phạm của GV.
- Chủ quan: Qua nhiều năm công tác ở trường THPT, từ một GV trở thành một TTCM, bản thân tôi
thấy rõ: QL, chỉ đạo có hiệu quả các nội dung hoạt động của tổ CM là một trong những công tác trọng tâm và
thường xuyên của Hiệu trưởng để thực hiện nhiệm vụ QL, nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp chỉ đạo của Hiệu trƣởng đối
với Tổ trƣởng chuyên môn tại trƣờng Trung học phổ thông Lý Thƣờng Kiệt, Long Biên, Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng tìm ra được các biện pháp chỉ
đạo hữu hiệu của Hiệu trưởng trường THPT đối với đội ngũ TTCM trong hoạt động tổ CM ở một nhà
trường phổ thông.
2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động của đôị ngũTTCM tại trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với TTCM tại THPT Lý Thường Kiêt, Long Biên, Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát là Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng CM, giáo viên đang công tác
và học tập tại trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng trong thời gian 3 năm học trở lại đây.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được biện pháp chỉ đạo phù hợp thì sẽ nâng cao được hiệu quả công tác QLhoạt động tổCM và
góp phần nâng cao thêm chất lượng GD của trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL, chỉ đạo Tổ trưởng CM của Hiệu trưởng trong trường THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác QL, chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với Tổ trưởng CM trong
hoạt động tổ CM tại trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với Tổ trưởng CM để nâng cao hiệu quả hoạt
động CM tại trường THPT Lý Thường Kiêt, Long Biên, Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng
giáo dục.
- Khảo sá
t tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và khái quát các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
* Nhóm phương pháp toán thống kê:
8. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đề tài là cơ hội để tìm hiểu thực trạng QL hoạt động tổ CM của trường THPT Lý
Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội và đề xuất biện pháp tăng cường chỉ đạo hoạt động tổ CM phù hợp với
bối cảnh hiện nay của Trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.