Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ TÂM
BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN Ở
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG
|
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ TÂM
BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN Ở
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.TRỊNH NGỌC THẠCH
THÁI NGUYÊN – 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Khoa sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Các Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, quản lý và giúp đỡ lớp học
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
- TS. Trịnh Ngọc Thạch - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo ân cần, hướng dẫn tác giả hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này.
- Lãnh đạo, cán bộ PGD, BGH, giáo viên các trường TH Tuần Châu, TH
Đại Yên, TH Hà Khẩu, TH Việt Hưng - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng
Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong việc cung cấp số liệu
và tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu luận văn.
- Các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã quan tâm, chia sẻ động viên,
khích lệ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng trong học tập đặc biệt trong qua
trình thực hiện luận văn, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót.
Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các Qúy thầy, cô
giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Tâm
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................ iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................ iv
Danh mục các bảng ............................................................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CHỦ
NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ............................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................5
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài.....................................................................6
1.2.1. Quản lý nhà trường ................................................................................. 6
1.2.2 Năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học........................................ 6
1.2.3.Bồi dưỡng................................................................................................ 7
1.3. GVCN lớp và công tác GVCN lớp ở trường tiểu học.......................................9
1.3.1. Vị trí, vai trò của GVCN lớp ở trường tiểu học ....................................... 9
1.3.2. Chức năng của GVCN lớp ở trường tiểu học........................................ 10
1.3.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học .................... 14
1.3.4. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học ........ 14
1.3.4.1. Nghiên cứu nắm đặc điểm học sinh và gia đình học sinh.....................14
1.3.4.2. Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp .............................................................. 17
1.3.4.3. Phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội để quản lý, giáo dục HS. 20
1.3.4.4. Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết vững mạnh...................................21
1.3.4.5. Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh lớp chủ nhiệm .. 25
1.3.5. Phương pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở trường tiểu học ......... 27
1.4. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho GVTH.......28
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ........................................................... 28
iv
1.4.2. Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng............................................ 29
1.4.3. Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng............................ 29
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ................................................... 32
1.5. Vai trò của trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo trong tổ chức bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm....................................................34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở
THÀNH PHỐ HẠ LONG.............................................................. 36
2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tp Hạ Long..................36
2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.......................................................................................36
2.1.2. Giới thiệu khái quát về 4 trường Tiểu học ở TP Hạ Long..................... 38
2.1.3. Về chất lượng giáo dục- đào: ................................................................ 43
2.2. Thực trạng công tác GVCN lớp ở trường tiểu học thành phố Hạ Long..........45
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp ở
trường TH Thành phố Hạ Long............................................................. 45
2.2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học TP Hạ Long...... 46
2.2.2.1. Thực trạng về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học TP Hạ Long............................................48
2.2.2.2. Thực trạng về thực hiện các nhiệm vụ công tác của giáo viên chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học TP Hạ Long............................................49
2.2.2.3. Thực trạng về sử dụng các phương pháp giáo dục của giáo viên chủ
nhiệm lớp ở ở trường Tiểu học TP Hạ Long........................................50
2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học ở thành
phố Hạ Long .....................................................................................................51
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch:......................................................... 54
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch:................................... 54
v
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp
cho giáo viên tiểu học ở thành phố Hạ Long......................................... 55
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp
cho giáo viên tiểu học ở thành phố Hạ Long...........................................57
2.3.5. Những khó khăn của PGD và nhà trường trong việc bồi dưỡng năng lực
chủ nhiệm lớp cho GVCN lớp ở trường TH thành phố Hạ Long............59
2.4. Tồn tại, thiếu sót trong công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ
nhiệm lớp cho giáo viên ở trường tiểu học thành phố Hạ Long .....................62
Kết luận chương 2.....................................................................................................63
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG..... 64
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................64
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ........................................................... 64
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo........................................................... 64
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và hướng đích..................................................... 64
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường ...... 64
3.1.5. Phát huy được vai trò quản lý của nhà trường, vai trò chủ đạo của GVCN lớp..64
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học ở
thành phố Hạ Long..........................................................................................65
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác GVCN lớp................ 65
3.2.1.1. Biện pháp 1........................................................................................ 65
3.2.1.2. Biện pháp 2........................................................................................ 66
3.2.2. Nhóm biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho đội
ngũ giáo viên ........................................................................................ 67
3.2.2.1. Biện pháp 1........................................................................................ 67
3.2.2.2. Biện pháp 2........................................................................................ 68
3.2.2.3. Biện pháp 3........................................................................................ 69
3.2.2.4. Biện pháp 4........................................................................................ 71
vi
3.2.3. Nhóm biện pháp bổ trợ ......................................................................... 73
3.2.3.1. Biện pháp 1........................................................................................ 73
3.2.3.3. Biện pháp 2........................................................................................ 75
3.2.3.4. Biện pháp 3........................................................................................ 77
3.2.3.5. Biện pháp 4........................................................................................ 81
3.2.3.6. Biện pháp 5........................................................................................ 84
3.2.3.7. Biện pháp 6........................................................................................ 85
3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................ 86
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lý công
tác GVCN lớp ở trường TH thành phố Hạ Long ............................................86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
PHỤ LỤC...................................................................................................... 97
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Xin đọc là
BGH : Ban giám hiệu
BD : Bồi dưỡng
CSVC : Cơ sở vật
GD& ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GVCNL : Giáo viên chủ nhiệm lớp
HS : Học sinh
PGD : Phòng giáo dục
QLGD : Quản lí giáo dục
TH : Tiểu học
TNTP : Thiếu niên tiền phong
TNCS : Thanh niên cộng sản
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm
lớp ở trường TH.....................................................................................45
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng nội dung công tác của GVCNL ................47
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng kết quả đạt được GVCNL ..........49
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng kết quả đạt được GVCNL..........49
Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục học sinh của GVCN ...50
Bảng 2.6. Thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên...............52
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch chủ nhiệm
lớp của GVCNL.....................................................................................54
Bảng 2.8. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch chủ nhiệm.................55
Bảng 2.9. Các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm cho giáo
viên ở trường TH thành phố Hạ Long ...................................................56
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra đánh giá công tác của GVCNL...........................58
Bảng 2.11. Thực trạng về khó khăn PGD và nhà trường trong viẹc bồi dưỡng năng
lực chủ nhiệm lớpcho giáo viên chủ nhiệm..........................................60
Bảng 3.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhân thức về công tác GVCN lớp...............87
Bảng 3.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN lớp................87
Bảng 3.3. Nhóm biện pháp bổ trợ ..........................................................................88
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục - Đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển KTXH nhằm đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và tác động mạnh mẽ của quá
trình toàn cầu hoá, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những điều
kiện cần thiết và cơ hội thuận lợi cho nước ta phát triển. Báo cáo chính trị tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nêu “GD-ĐT cùng với khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”.
Người CBQL giáo dục phải có trách nhiệm nâng cao phẩm chất đạo đức
và năng lực quản lý cho cá nhân mình, cho đội ngũ giáo viên và đặc biệt là cho
đội ngũ GVCN lớp vì GVCN lớp là người có trách nhiệm lớn trong việc rèn
luyện nhân cách của HS. Trong điều 31, mục 2, điểm a Luật Giáo dục năm
2005 quy định nhiệm vụ của GVCN “Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về
mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến
bộ của cả lớp”[ ].
Trong nhà trường TH, đội ngũ GVCN lớp đóng một vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục. GVCN lớp là lực lượng trực tiếp triển khai những
mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của nhà trường đến từng HS, là người chịu trách nhiệm
đánh giá HS. Có thể nói, đội ngũ GVCN lớp là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng đến
từng HS để kịp thời uốn nắn những sai trái, vi phạm đạo đức của HS. Ngày nay, do
cơ chế thị trường, có nhiều GVCN lớp thiếu quan tâm công tác quản lý lớp, theo dõi
đánh giá HS một cách cảm tính, không tìm hiểu và nắm vững HS về học tập cũng
như hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của HS, tình cảm giữa GVCN lớp
với HS không gắn bó. GVCN lớp không nghiêm khắc như người cha, không
dịu hiền như người mẹ, không chia xẻ với HS như người anh, người chị, không
có các biện pháp tích cực phòng chống các tệ nạn XH, lối sống buông thả, đua
2
đòi của HS. Điều này một phần là do năng lực quản lý giáo dục học sinh của
GVCN còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVCN hiện nay cũng còn những
bất cập, hạn chế, nhiều GVCN lớp chưa có kinh nghiệm, chưa gắn bó với lớp,
một số còn vi phạm đạo đức của nhà giáo... Chính những điều này làm cho hiệu
quả của công tác chủ nhiệm lớp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới
và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm kinh
tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Học sinh là con em cán bộ công chức, viên
chức, là con em thợ mỏ và có một phần không nhỏ là con em những người lao
động chân tay, nghèo khó. Với đặc điểm học sinh TH, đang ở lứa tuổi có sự
phát triển mạnh về tâm lý, sinh lý. Ở lứa tuổi này các em gặp rất nhiều khó
khăn trong học tập cũng như trong đời sống tình cảm. Các em rất cần có sự
giáo dục, giúp đỡ của cha mẹ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì
vậy trog các nhà trường TH, cần bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVCN lớp, để
giúp họ nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, làm tốt công tác giáo
dục học sinh, góp phần phát triển toàn diện nhân cách HS.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp bồi dƣỡng
năng lực chủ nhiệm lớp cho GV ở các trƣờng tiểu học thành phố Hạ Long
tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ
GVCN lớp và công tác bồi dưỡng GVCN lớp ở các trường TH thành phố Hạ
Long, luận văn đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp
cho GVCN lớp góp phần phát triển đội ngũ nói chung và phát triển đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường Tiểu học thành phố Hạ Long.