Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biến đổi phong tục tang ma của người Việt xưa và nay - Trường Đại học Văn hóa - Môn Phong tục tập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường: Đại học văn hóa Hà Nội
Môn: Phong tục tập quán
Đề bài: Trình bày những biến đổi phong tục tang ma của người Việt hiện nay
qua đó đề xuất kiến nghị, giải pháp đối với phong tục này.
1. Biến đổi về hình thức mai táng từ địa táng sang hỏa táng
Trước đây, địa táng là hình thức phổ biến, nhất là vùng đồng bằng, đô thị lớn.
Những năm gần đây mật độ dân số tăng, quỹ đất ngày càng thu hẹp, tình trạng
các nghĩa trang quá tải đã và đang diễn ra làm cho môi trường đất, nước ở khu
vực gần nghĩa địa bị ô nhiễm nặng là nỗi ám ảnh, tác động xấu đến sức khỏe
của người dân sinh sống trong khu vực.
Nếu như trước kia tục hỏa táng thường thịnh hành ở người Thái đen, người
Khơme thì những năm gần đây, hỏa táng đã trở nên phổ biến hơn, nhất là ở
vùng đô thị lớn và có xu hướng phát triển nhanh trong những năm sắp tới do
sức ép đất đai dùng để chôn cất đang cạn kiệt và cũng do sự chuyển biến về
nhận thức của người dân theo lối sống thời hiện đại. Đây là hình thức an táng
tiết kiệm chi phí, tiết kiệm đất chôn cất, giản tiện hơn về thủ tục, dễ thăm viếng,
chăm sóc và thân thiện với môi trường. Cùng với việc đề xuất thực hiện những
hình thức mai táng văn minh và hợp với môi trường, việc quy hoạch đất đai cho
nghĩa trang cùng là chủ đề hết sức phức tạp được nhiều tham luận và ý kiến phát
biểu đề cập. Các nghĩa trang liệt sĩ ngoài việc là nơi yên nghỉ và của các liệt sĩ
cũng nên được mở rộng công năng như một địa điểm giáo dục truyền thống lịch
sử và tri ân các thế hệ cha ông. Thậm chí hiện nay, nhà nước đã có những văn
bản pháp luật quy định về dịch vụ hỏa táng, đặc biệt nghị định 23/2016/NĐ -
CP của chính phủ còn "khuyến khích hỗ trợ hỏa táng". Điều này chứng tỏ hình
thức mai táng này ngày càng trở nên phổ biến hiện nay.
2. Biến đổi trong xây dựng nghĩa trang
Nếu như trước đây, tang ma người ta thường sử dụng hình thức táng một lần sau
đó cải táng lại vào 3- 5 năm sau sau gọi là “bốc mộ”, khi mà phần thịt đã phân
hủy, chỉ còn lại phần xương. Sau đó người ta sẽ đào sâu chôn chặt phần xương
đó, người Việt rất chú trọng xây dựng lăng mộ cho gia đình, dòng họ, người
thân, họ gọi là nghĩa trang truyền thống. Nơi xây dựng các nghĩa trang thường
là khu đất cuối hoặc đầu mỗi làng, tách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Ngày nay
do điều kiện kinh tế tốt hơn nên mọi người có nhiều điều kiện thể hiện tâm
1