Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước dưới đất đảm bảo cấp cho sinh hoạt
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
256.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1843

Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước dưới đất đảm bảo cấp cho sinh hoạt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước dưới đãt

đảm bảo cấp cho sinh hoạt

o ThS. THANH TÂM

Cục Quản lý Tài nguyên nước

NƯỚC dưới đất là nguồn tài nguyên tái tạo có vai trò rất quan trọng trong

đời sống. Để khai thác có hiệu quả bền vững tài nguyên nước, đặc biệt đảm

bảo chat lượng nguồn nước, đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống, sinh

hoạt để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc lựa chọn nguồn nước khai thác phải

đưa vấn để chất lượng nguồn nước lên hàng đầu. Do đó, trong việc xem xét lựa

chọn nguồn nước mặt hay nước dưới đất phải xem xét hết các ưu điểm, nhược

diem cua từng nguồn nưởc và các biện pháp khắc phục các nhược điểm, cần

hết sức quan tâm tới sử dụng kết hợp cả hai nguồn trong hệ thống cấp nước,

đặc biệt trong các vùng nguồn nước mặt dễ bị nhiễm mặn và ô nhiễm.

Nguồn nước dưới đất (NDĐ)

thường có chất lượng ổn định,

ít bị tác động bởi các tác nhân

gây ô nhiễm từ trên mặt đất và

được xem là nguồn tài nguyên

quý giá, cần được bảo vệ, sử

dụng tiết kiệm và để dự phòng,

chỉ sử dụng cho sinh hoạt hoặc

các mục đích mang lại giá trị

kinh tế cao (cấp nước cho sản

xuất của các khu, cụm công

nghiệp; cấp nước phục vụ mục

đích kinh doanh, dịch vụ). Theo

kết quả điều tra, đánh giá, nước

ta có tiềm năng khá lớn về nguồn

NDĐ, với tổng trữ lượng nước

ngọt khoảng 189,3 triệu m3/ngày

đêm, trong đó trữ lượng có thể

khai thác khoảng 61,2 triệu

m3/ngày đêm. Tuy nhiên, NDĐ

phân bố không đều, chỉ có thể

tập trung khai thác chủ yếu

tại Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng

bằng Nam Bộ và khu vực

Tây Nguyên.

Hiện nay, tổng lưu lượng khai

thác NDĐ trên cả nước khoảng

10,5 triệu m3/ngày đêm, chiếm

khoảng 17,2% trữ lượng có thể

khai thác, trong đó chủ yếu cấp

nước sinh hoạt tại các đô thị, sinh

hoạt nông thôn và cấp nước cho

sản xuất trong các khu, cụm

công nghiệp,... ngoài ra, một số

vùng còn khai thác để tưới cà

phê, cây công nghiệp (Tây

Nguyên) hoặc nuôi trồng thủy

sản, nuôi tôm trên cát (một số

tỉnh ven biển miền Trung, bán

đảo Cà Mau,...).

Xét về tổng thể, việc khai

thác NDĐ ở nước ta đang bị mất

cân bằng do việc quá tập trung

khai thác tại các khu vực đô thị.

Theo số liệu quan trắc từ năm

1990 đến nay, nguồn NDĐ ở

nước ta đang bị suy thoái cả về

số lượng và chất lượng: Mực

NDĐ bị hạ thấp sâu, liên tục theo

thời gian tại Đồng bằng Bắc Bộ,

Đồng bằng Nam Bộ và Tây

Nguyên, đặc biệt là tại một sô' đô

th! (TP Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,

các thành phố: Cà Mau, Sóc

Trăng, Buôn Mê Thuật,...) tập

trung khai thác nguồn NDĐ. Việc

khai thác nước tập trung quy mô

lớn ngoài việc dẫn đến hạ thấp

mực nước sâu còn là nguyên

nhân gây ra tình trạng xâm nhập

mặn, ô nhiễm nguồn nước (vùng

Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL), vùng ven biển miền

Trung) và có thể là nguyên nhân

gây ra tình trạng sụt lún bề mặt

đất (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,

vùng ĐBSCL).

Trước khi có Nhà máy nước

mặt sông Đà, gần 100% lượng

nước (628.400 m3/ngày đêm)

cấp cho TP. Hà Nội được lấy từ

nguồn NDĐ và kể từ năm 2010

trở về trước khoảng 32,4% lượng

nước (khoảng 694.800 m3/ngày

đêm) cấp cho TP. Hồ Chí Minh

được lấy từ nguồn NDĐ. Tuy

nhiên, với lượng khai thác NDĐ

lớn, bố trí các bãi giếng khai

thác chưa thật hợp lý đã gây

hạ thấp mực nước quá mức trong

một số tầng chứa nước, ở một

số khu vực. Do vậy, TP. Hà Nội,

TP. Hồ Chí Minh đã và đang dần

điều chỉnh việc cấp nước, trong

đó dần thay thế các công trình

khai thác NDĐ bằng các công

trình khai thác nguồn nước mặt

để cấp nước đô thị, một số công

trình khai thác NDĐ được điều

chỉnh giảm lưu lượng hoặc chuyển

Tài nguyên và Môi trường 25

Kỳ 2-Tháng 2/2021

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!