Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo vệ hình ảnh cá nhân trên các trang mạng xã hội theo pháp luật dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC TUẤN
BẢO VỆ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BẢO VỆ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: Ts. NGUYỄN HỒ BÍCH HẰNG
Học viên: TRẦN NGỌC TUẤN
Lớp: Cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự, khóa 23.
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM Đ OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Hồ Bích Hằng. Những thông tin, tài liệu trong Luận
văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng có nguồn
gốc rõ ràng. Không sao chép của bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2019
Người viết
Trần Ngọc Tuấn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự
BTP Bộ Tư pháp
BTTH Bồi thường thiệt hại
COPPA Đạo Luật Bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em tại
Hoa Kỳ
GDPR Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung các nước thuộc Liên minh
Châu Âu
HĐTP Hội đồng thẩm phán
NetzDG Luật cải tiến chấp pháp tại các trang mạng xã hội của
Cộng hòa Liên bang Đức.
NXB Nhà xuất bản
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TT Thông tư
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ HÌNH ẢNH CÁ
NHÂN TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI............................................ 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trang mạng xã hội..........................................8
1.1.1. Khái niệm trang mạng xã hội..................................................................8
1.1.2. Đặc điểm trang mạng xã hội.................................................................11
1.2. Khái niệm, đặc điểm hình ảnh cá nhân trên các trang mạng xã hội ......14
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền nhân thân của cá nhân ..........................14
1.2.2. Khái quát chung về quyền nhân thân gắn liền với hình ảnh của cá nhân
........................................................................................................................19
1.2.3. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và các quyền liên quan .....................23
1.3. Bảo vệ hình ảnh cá nhân trên các trang mạng xã hội..............................27
1.3.1. Tự bảo vệ hình ảnh cá nhân..................................................................28
1.3.2. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền.......................29
1.3.3. Phương thức bảo vệ thông qua chủ sở hữu trang mạng xã hội.............31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 34
CHƯƠNG 2. CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..
........................................................................................................................ 35
2.1. Hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội khi không có sự
đồng ý của chủ thể hình ảnh và kiến nghị hoàn thiện ....................................36
2.1.1. Hành vi sử dụng hình ảnh không được sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh
........................................................................................................................36
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh .40
2.2. Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân nhân nhằm mục đích thương mại và
kiến nghị hoàn thiện..........................................................................................42
2.2.1. Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích thương mại ...........42
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục
đích thương mại..............................................................................................47
2.3. Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân không nhằm mục đích thương mại ..47
2.3.1. Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân xâm liên quan đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín và kiến nghị hoàn thiện ..............................................................47
2.3.2. Hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại đến đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của chủ thể hình ảnh và kiến
nghị hoàn thiện ...............................................................................................56
2.4. Đối với phương thức bảo vệ thông qua chủ sở hữu trang mạng xã hội .60
2.4.1. Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước ...................................................60
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện phương thức bảo vệ thông qua chủ sở hữu trang
mạng xã hội ....................................................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 72
KẾT LUẬN ................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau, mạng xã hội
ngày càng đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Theo Báo cáo tổng quan thị
trường di động Việt Nam đầu năm 2017 do công ty Appota công bố thì Việt Nam
đứng thứ 16 trong 20 quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 49
triệu người, số lượng thuê bao di động đạt 131,9 triệu; 38 triệu người dùng mạng xã
hội, trong đó có 94% sử dụng mobile để vào mạng xã hội hàng ngày1
.
Bên cạnh những tính năng vượt trội đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống hiện
đại như: trò chuyện, email, xem phim, ảnh, điện thoại Internet, nhật ký cá nhân, trao
đổi, tìm kiếm thông tin…nhưng mạng xã hội cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu
cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng, cá nhân, thậm
chí cả an ninh quốc gia chẳng hạn với các thông điệp gây chia rẽ, xuyên tạc, tin tức
giả. Đó là những khó khăn, thách thức to lớn mà nhà nước đang phải đối mặt trong
quá trình xây dựng và phát triển hệ thống Internet.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
16/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng (sau đây gọi là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP) thì: “Mạng xã hội (social
network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch
vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao
gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat)
trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.
Mạng xã hội ở Việt Nam có thể phân thành hai loại, thứ nhất là mạng xã hội
mà hệ thống máy chủ được đặt ở ngoài biên giới quốc gia, chủ yếu là các trang
mạng xã hội mà do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp. Thứ hai là mạng xã hội
mà hệ thống máy chủ đặt trong nước do doanh nghiệp trong nước cung cấp.
Những hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với người dùng là người Việt
Nam trên các trang mạng xã hội chủ yếu tồn tại trên các trang mạng xã hội do
doanh nghiệp nước ngoài cung cấp là vấn đề cấp bách mà hệ thống văn bản quy
1 AAM (2017), Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam, (xem tại https://news.appota.com/appotamobile-market-report/) (Truy cập ngày 25/4/2018).
2
phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng
vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải quyết triệt để, không theo kịp sự phát triển như vũ
bão và phức tạp của những hoạt động của người dùng trên mạng xã hội hiện nay.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Bảo vệ hình ảnh cá nhân trên các trang
mạng xã hội theo pháp luật dân sự Việt Nam” để nghiên cứu và đưa ra những
đóng góp, kiến nghị và làm rõ thực trạng phương pháp bảo vệ quyền nhân thân trên
các trang mạng xã hội trong xu thế phát triển hội nhập ở Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên, trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu giải quyết quy định về quyền nhân thân
cụ thể là quyền về hình ảnh của cá nhân cũng như những hệ quả về danh dự, nhân
phẩm, uy tín và đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình do hành vi xâm
phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh gây ra. Đây là nhóm quyền nhân thân bị
ảnh hưởng trực tiếp trên các trang mạng xã hội hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền nhân thân là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu luật học
quan tâm và thảo luận ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhóm các luận án, luận văn:
Trần Thị Thu Hằng (2014), Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội. Công trình nghiên
cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu quyền cá nhân đối với hình ảnh, đưa ra các khái
niệm về nhân thân, quyền nhân thân, hình ảnh và mối liên hệ giữa quyền hình ảnh với
các quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các biện pháp bảo vệ quyền
nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu dừng lại ở việc đề
cập đến quyền hình ảnh của cá nhân và các biện pháp bảo vệ nhưng chưa đề cập đến
hành vi xâm phạm quyền nhân thân trên các trang mạng xã hội.
Phùng Bích Ngọc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân
thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Công trình nghiên cứu này, tác giả tập
trung nghiên cứu quyền cá nhân đối với hình ảnh, đưa ra các khái niệm về quyền
nhân thân, đặc điểm pháp lý của quyền nhân thân đối với hình ảnh và so sánh quyền
nhân thân đối với hình ảnh với một số quyền nhân thân khác. Tuy nhiên, tác giả chỉ
đề cập đến thực trạng bảo vệ và kiến nghị quyền nhân thân đối với hình ảnh trong
một số trường hợp cụ thể như quyền đăng hình ảnh của báo chí, người của công
3
chúng, người nghi can, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa đề cập đến việc
bảo vệ hình ảnh cá nhân trên các trang mạng xã hội hiện nay.
Nguyễn Thị Ánh Châu (2006), Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bằng
biện pháp dân sự, Khóa luận cử nhân luật, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả đã khái quát toàn bộ các quyền nhân thân (cơ sở hình ảnh, phân loại và nội
dung các quyền nhân thân của cá nhân) và các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân
thân. Tác giả có đề cập hành vi xâm phạm quyền nhân thân trên mạng Internet như
phát tán hình ảnh cá nhân nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại việc đưa ra vài trường hợp minh họa, chưa đưa
ra các biện pháp hoặc đề xuất giải quyết cụ thể cũng như những vấn đề xâm phạm
quyền nhân thân trên mạng xã hội hiện nay.
Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí:
Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận Khoa học
Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB
Công an nhân dân. Trong sách bình luận này, nhóm tác giả phân tích và bình luận
từng Điều luật tương ứng trong BLDS 2015 về nhóm quyền nhân thân. Tác giả có đề
cập đến việc phát triển của các mạng xã hội, các báo điện tử thì quyền của cá nhân
đối với hình ảnh đang bị xâm phạm nghiêm trọng và vấn đề bảo vệ hình ảnh của cá
nhân trong bối cảnh hiện nay phải được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, tác giả
chưa đi sâu phân tích cụ thể thực trạng này mà chỉ dừng lại ở mức đề cập hành vi vi
phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh này ngày càng diễn ra phổ biến.
Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ
luật Dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Trong sách
chuyên khảo này, các tác giả đã khái quát và làm nổi bật những quy định mới của
BLDS 2015 so với BLDS 2005, trong đó nổi bật là tác giả đã phân tích những quy
định chung về quyền nhân thân, đặc biệt là quyền đối với hình ảnh, tác giả đã đề
cập đến bối cảnh quyền của cá nhân đối với hình ảnh hiện đang bị vi phạm tràn lan
do sự phát triển của các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích việc bảo vệ hình ảnh cá nhân trên các trang mạng
xã hội hiện nay.
Đỗ Văn Đại (2016), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản
án và bình luận bản án, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Trong sách
4
chuyên khảo này, tác giả phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường: hành vi
trái pháp luật, thiệt hại, quan hệ nhân quả, yếu tố lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong từng trường hợp cụ thể cùng với đó là bình luận các bản án liên quan. Tuy
nhiên, tác giả chưa đi sâu vấn đề vi phạm hình ảnh cá nhân trên các trạng xã hội
hiện nay.
Hoàng Minh Hội (2016), Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân -
thực trạng và một số kiến nghị, Nghiên cứu lập pháp, số 05, T3/2016. Bài viết phân
tích một số lý luận, thực tiễn và kiến nghị một số giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền
tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù bài viết này không đề
cập trực tiếp việc giải quyết các vấn đề xâm phạm hình ảnh cá nhân trên các trang
mạng xã hội hiện nay nhưng tác giả đã phân tích sự cần thiết hoàn thiện Luật tiếp
cận thông tin để trình Quốc hội thông qua luật, làm cơ sở pháp lý cho các vấn đề
tiếp cận thông tin trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Ngô Huy Cương (2015), Tính hệ thống của các quy định về quyền nhân thân
trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Nghiên cứu lập pháp, số 19, T10/2015. Tác
giả tập trung bàn về cấu trúc của quyền nhân thân và so sánh việc xác định quyền
nhân thân và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự đối với quyền nhân thân tại các
giáo trình của các các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Ngoài ra, điểm nổi bật của bài
viết này chính là tác giả đặt ra câu hỏi: quyền nhân thân có bản chất của quyền con
người hay không khi nghiên cứu quyền nhân thân. Nhưng tác giả chỉ mới so sánh
cấu trúc lập pháp, chưa đi sâu giải quyết từng vấn đề cụ thể về việc xâm phạm
quyền nhân thân hiện nay.
Trần Thái Dương – Trần Thị Thanh Mai (2015), Quyền nhân thân, quyền tài
sản nhìn từ mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự với các luật chuyên ngành, Hiến pháp
và Luật nhân quyền quốc tế, Nghiên cứu lập pháp, số 14, T7/2015. Nhóm tác giả
phân tích và đánh giá trong cấu trúc lập pháp của quyền nhân thân trong Bộ luật dân
sự, cũng như sự tương quan với các ngành luật khác. Điểm nổi bật là nhóm tác giả
đưa ra một quan điểm mới về nội dung quyền nhân thân. Tuy nhiên, đề tài này chưa
nghiên cứu đến quyền nhân thân đối với hình ảnh, đặc biệt là trên các trang mạng xã
hội hiện nay.
Phùng Trung Tập (2014), Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân
thân, Tạp chí Luật học, số 2/2014. Bài viết phân tích các quy định về bồi thường